spot_img
HomeTài nguyên - Môi trườngBảo vệ môi trườngTận dụng nguồn tài nguyên rác thải kinh nghiệm từ các nước phát triển

Tận dụng nguồn tài nguyên rác thải kinh nghiệm từ các nước phát triển

Rác được xem là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường đô thị. Nhiều người có quan niệm rằng môi trường chỉ sạch khi không còn rác, vì vậy mà họ luôn tìm cách loại bỏ rác khỏi cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bằng những cách như là chôn hoặc đốt. Quan điểm sai lầm này đã vô tình khiến cho chúng ta lãng phí một nguồn tài nguyên quan trọng.

Nếu biết tận dụng tiềm lực từ những nguồn tài nguyên rác, chúng ta có thể thu được rất nhiều lợi ích, tạo ra những sản phẩm và nguồn năng lượng tiện dụng. Đó là chưa kể, việc này còn giúp tiết kiệm được một khoảng chi phí rất lớn. Hiện tại đã có một số quốc gia đã thành công trong việc này.

BRAZIL: LỢI NHUẬN TỪ RÁC THẢI ĐIỆN TỬ

Theo số liệu từ môi trường Liên Hiệp Quốc, Brazil là nước có số lượng rác thải điện tử nhiều nhất trong khối các thị trường mới nổi. Rác thải điện tử thường là tivi, máy chơi game, máy vi tính và điện thoại di động…

Việc tái chế rác điện tử đã mang lại nguồn lợi lớn cho các công ty tại Brazil 

Không nhìn rác thải là đồ bỏ đi, nhiều công ty có tầm nhìn đã nảy ra ý định thu gom và tái chế những sản phẩm này, vừa có lợi nhuận, vừa bảo vệ môi trường. Sau khi gom hết những sản phẩm, họ sẽ tiến hành phân loại, chia thành bốn nhóm: nhựa, kim loại, bảng mạch và một số vật liệu có chứa axit nguy hiểm. Kim loại thì dễ hơn trong việc tái chế thành phẩm hoặc làm nguyên liệu thô, bảng mạch thì có thể sửa chữa, tân trang và xuất khẩu sang Nhật. Loại nào chứa chất hóa học hoặc axit nguy hiểm thì phải tìm cách xử lý đảm bảo không làm hại cho môi trường.

Những nhà máy này đã tạo được công việc làm cho nhiều người dân địa phương, giúp họ cải thiện cuộc sống.

THỤY ĐIỂN: RÁC LÀ NGUỒN SƯỞI ẤM

Là một đất nước lạnh giá nên biện pháp tái chế rác ưa thích của người Thụy Điển là đốt. Đốt để sản xuất nhiệt điện, đốt để cấp nhiệt cho hệ thống sưởi ấm. Thậm chí, điện sinh hoạt của họ cũng từ các nhà máy nhiệt điện đốt rác mà ra.

Lượng rác nhập khẩu từ châu Âu của Thụy Điển 

Từ nhiều năm nay, đất nước Bắc Âu này đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tái chế, tái sử dụng rác thải với tỉ lệ cao. Có tới 96% rác sẽ được tái chế, chỉ 4% được đem chôn lấp. Tính theo đầu người, trung bình mỗi năm một người Thụy Điển chỉ chôn lấp khoảng 7 kg rác, trong khi con số này ở Anh là 260 kg.

Khi không còn đủ rác để sưởi ấm, Thụy Điển đã thương lượng để nhập khẩu rác từ các nước khác. Hằng năm, hơn 30 lò đốt đặt trên lãnh thổ Thụy Điển tiêu thụ tới 5,5 triệu tấn rác, chất thải, trong đó 20%, tương đương khoảng một triệu tấn, phải nhập khẩu từ Na Uy, Anh hoặc Italy.

Không dừng lại ở việc “làm sạch hộ nhà hàng xóm”, Thụy Điển đang nhắm tới một nguồn rác giá rẻ khác – rác trên các đại dương.

ẤN ĐỘ: LÀM XI MĂNG TỪ RÁC

Ở Ấn Độ hàng năm thải bỏ đi gần 6,4 triệu tấn rác thải nguy hại, trong đó 3,09 triệu tấn có thể tái chế được, 0,41 triệu tấn có thể thiêu hủy và 2,73 triệu tấn sẽ phải đổ ra bãi chứa rác thải. Hầu hết rác thải có các đặc tính phù hợp cho việc tận dụng chúng làm nguyên liệu nguồn, hoặc cho việc khôi phục năng lượng hoặc các nguyên liệu như kim loại hoặc sử dụng chúng trong ngành xây dựng, chế tạo các sản phẩm cấp thấp hoặc cho khôi phục lại chính sản phẩm đó, mà sau khi sử lý có thể được sử dụng như là một nguyên liệu nguồn. Do vậy, một ý tưởng mới hình thành để sử lý rác thải nguy hại làm nguyên liệu nguồn thay vì là nguyên liệu khó thải bỏ.

Việc sử dụng các nhiên liệu thay thế hoặc các nhiên liệu tái chế từ rác thải (Refuse derived fuels – RDF) là một việc làm thông thường trong ngành công nghiệp xi măng Ấn Độ.

NHỮNG NHÀ MÁY “BIẾN RÁC THÀNH ĐIỆN” TẠI SINGAPORE

Một nhà máy điện từ rác thải ở Singapore 

Được xem là một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới về không gian xanh, Singapore chỉ chôn 2% lượng rác thải rắn còn 38% được đốt để tạo ra điện và 60% lượng rác thải còn lại được tái chế.

Singapore cũng đã dùng cách thiêu rác, nhờ đó giảm được lượng rác đổ vào các bãi chôn và cùng lúc có thể tạo ra điện năng để sử dụng. Hiện tại, 4 nhà máy điện từ rác thải của Singapore đáp ứng gần 3% nhu cầu điện năng của cả nước. Tỉ lệ tái chế rác hiện ở mức cao là 60%.

Cơ quan môi trường quốc gia Singapore cho biết Singapore đang có kế hoạch xây dựng nhà máy thứ 5 biến rác thải thành điện, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2019.

NHỮNG CÁCH TÁI CHẾ ĐỘC ĐÁO TỪ NHẬT BẢN

20,8% tổng lượng rác thải hằng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế, đặc biệt là các chai nhựa tổng hợp Polyethylene Terephthalate (PET). PET là vật liệu phổ biến để sản xuất chai đựng nước uống trong các máy bán hàng tự động và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nước Nhật. Nhiều công ty Nhật Bản đang tăng cường sử dụng nhựa từ chai PET cũ để sản xuất mới. Chai lọ PET chưa trải qua quá trình lọc có thể được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa.

Kansai là một trong hai sân bay quốc tế được xây dựng trên đảo nhân tạo từ rác 

Ngoài ra, Nhật Bản cũng ứng dụng công nghệ lấp biển bằng đá nặng, xi măng, bụi và rác để tạo thêm đất mới. Cả hai sân bay quốc tế là Chubu Centrair và Kansai đều xây trên những hòn đảo nhân tạo được bồi lấp từ rác. Tại Tokyo, chính quyền thành phố đã cải tạo 249 km2 đất dọc vịnh Tokyo từ các bãi rác.

Kinh nghiệm xử lý rác thải từ các nước nêu trên chính là bài học quý giá cho Việt Nam. Trên thực tế, chúng ta đang sở hữu một nguồn tài nguyên rác dồi dào, song chưa thể tận dụng được bởi nhiều lý do. Vì vậy, bên cạnh việc xem xét và học hỏi kinh nghiệm của các nước, phải có một chiến lược cụ thể và lâu dài. Mỗi người dân nên được trang bị đầy đủ các kiến thức về phân loại rác thải. Ngoài ra, cần khuyến khích việc đề xuất các ý tưởng cho việc xử lý, sử dụng và tái chế rác thải. Khi tận dụng tốt nguồn tài nguyên rác, chúng ta không chỉ giải quyết hiệu quả vấn đề về môi trường mà còn có cơ hội để tiến xa hơn trên con đường phát triển.

THANH TỊNH (Tổng hợp)

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Ra mắt Vườn ươm “Vì biển đảo Tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh” tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An...

Chiều 22/1/2025, tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (GDQPAN) đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện chương trình “Một triệu...

Trường Giang Phát: Thương hiệu Thực Phẩm Sạch Bát Giới thành quả từ sự nỗ lực

Công ty Trường Giang Phát thành lập năm 2009 tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai do ông Vũ Văn Tư làm chủ. Ngay từ những ngày đầu thành lập ông Vũ Văn Tư- khi đó còn rất...

Ngày Yêu Môi Trường tại Bãi Biển Hạ Thanh, Xã Tam Thanh, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam

Ngày 14/1/2025, chương trình “Ngày Yêu Môi Trường” đã diễn ra sôi động tại bãi biển Hạ Thanh, xã Tam Thanh, với sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Echogreen và Ủy Ban Nhân Dân xã Tam Thanh....

Chương trình “Một triệu cây vì biển đảo Tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh” lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường...

Sáng ngày 13/1, tại Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (Quận 4, TP.HCM), Trung Tâm Ngoại Ngữ Liên Lục Địa (I-CLC) phối hợp cùng Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM (HANE) đã giới thiệu chương trình...

EchoGreen công bố đại sứ của dự án “Túi Lưới Yêu Môi Trường”

Ngày 14/01/2025, Sáng 14/1/2025, tại Công ty TNHH Echogreen - một doanh nghiệp xã hội là đối tác chiến lược của Công ty CP Công nghệ số cộng hưởng Echotech, Hoa khôi Hoàng Hà đã thực hiện lễ ký...

Giảm chi phí tiền điện cho doanh nghiệp với giải pháp điện năng lượng mặt trời áp mái từ Alena Energy

Theo dự thảo mới đây từ Bộ Công Thương, dự báo giá bán lẻ điện sinh hoạt tăng dự kiến cao nhất lên gần 3.800 đồng một kWh. Do đó việc sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời...
spot_img
spot_img