Chính Phủ Nhật Bản sẽ dừng cấp vốn ODA cho các dự án điện than
(40)
- Trao đổi kinh nghiệm về công nghệ tái chế carbon CCUS giữa Nhật Bản và Việt Nam
- Việt Nam – Miền đất hứa của nhà đầu tư Nhật Bản
- Sửng sốt vì lũ lụt nhưng không có một cọng rác, ít ai biết rằng Nhật Bản là một trong những nơi có lượng rác thải nhựa lớn nhất thế giới
- Ứng dụng MyMizu chống rác nhựa của Nhật Bản
- Sau 20 năm Nhật Bản đưa “đảo rác” trở về vẻ đẹp nguyên bản
Chính phủ Nhật Bản sẽ không cấp vốn viện trợ chính phủ (ODA) cho các dự án phát triển điện than và chuyển sang hỗ trợ chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường.

Chính phủ Nhật Bản sẽ không cấp vốn viện trợ chính phủ (ODA) cho các dự án phát triển điện than và chuyển sang hỗ trợ chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường, góp phần thực hiện mục tiêu cộng đồng quốc tế giảm phụ thuộc vào than đá.
Chính phủ Nhật Bản sẽ chuyển đối nguồn vốn ODA cho các dự án đầu tư kỹ thuật năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và hỗ trợ cho các nỗ lực cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Ngoài ra, chính phủ nước này cũng sẽ cấp vốn ODA, bao gồm cả nguồn vốn vay có tính lãi cho một số rất ít các dự án điện than đáp ứng điều kiện đưa vào sử dụng hệ thống kỹ thuật mới hạn chế lượng C02 xả thải ra môi trường.
Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, việc áp dụng các kỹ thuật kiểm soát CO2 sẽ tốn khoản kinh phí rất lớn, do đó, về mặt thực tế vốn ODA cấp cho các dự án điện than mới hầu như không còn.
Điện than là nguồn năng lượng giá rẻ nên được sử dụng phổ biến tại các nước đang phát triển. Khoảng 5% nguồn vốn vay ODA năm 2018 của Chính phủ Nhật Bản (1.370,5 tỷ yên, tương đương khoảng 13,22 triệu USD) được dành cho các dự án điện than, trong đó các dự án tập trung tại khu vực châu Á như Việt Nam và Bangladesh.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihde đã đặt mục tiêu trung hòa carbon trước năm 2050 và nhiều lần thể hiện quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu này tại các diễn đàn quốc tế.
Trong chiến lược xuất khẩu cơ sở hạ tầng 2025 mới được thông qua tháng 12/2020, Chính phủ Nhật Bản cũng đặt mục tiêu đưa giá trị đơn hàng xuất khẩu cơ sở hạ tầng từ mức 25.000 tỷ yên năm 2018 lên mức 34.000 tỷ yên năm 2025, trong đó ODA sẽ là động lực để Chính phủ Nhật Bản xuất khẩu các kỹ thuật khử carbon tại châu Á và châu Phi.
Theo TTXVN/Vietnam+
MỚI ĐĂNG
- Gian Hàng Xanh HANE – Kết nối doanh nghiệp tham dự Triển lãm Quốc tế Growtech Vietnam 2023
- HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP HCM ĐỒNG HÀNH CŨNG LỮ ĐOÀN 125 TRONG CHUỖI HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN BIỂN, ĐẢO
- Nhãn sinh thái Việt Nam đối với bao bì nhựa thân thiện môi trường
- Giải Báo chí Phát triển Xanh và Tọa đàm về Kinh tế tuần hoàn & Thị trường Tài chính Carbon
- Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm, Máy móc, Thiết bị & Công nghệ Thực phẩm & Đồ uống
- Đại hội Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ III, nhiệm kỳ 2023-2028 thành công tốt đẹp
- Hơn 700 doanh nghiệp tham dự VINAMAC EXPO 2023
- CÁN BỘ, CHIẾN SĨ TRUNG ĐOÀN 251, VÙNG 2 HẢI QUÂN THAM GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGÀY THỨ BẢY ” XANH – SẠCH – ĐẸP”
- Hiệp hội nhựa Việt Nam đại hội nhiệm kỳ VII – Hướng đến sản xuất xanh
- Cửa hàng quần áo 0 đồng – Xu thế mới bảo vệ môi trường