Sau 20 năm Nhật Bản đưa “đảo rác” trở về vẻ đẹp nguyên bản
(66)
- Tận dụng nguồn tài nguyên rác thải kinh nghiệm từ các nước phát triển
- Inochi mang góc Nhật đến không gian nhà Việt
- Sửng sốt vì lũ lụt nhưng không có một cọng rác, ít ai biết rằng Nhật Bản là một trong những nơi có lượng rác thải nhựa lớn nhất thế giới
- Chính Phủ Nhật Bản sẽ dừng cấp vốn ODA cho các dự án điện than
- Việt Nam – Miền đất hứa của nhà đầu tư Nhật Bản
Sau 20 năm đạt được thỏa thuận về vụ xả rác bất hợp pháp lớn nhất Nhật Bản, người dân trên đảo Teshima – từng bị coi là “đảo rác” – đang từng ngày khôi phục và đưa đảo trở về nguyên trạng.
Theo báo Nhật Bản Mainichi, ngày 6/6 đánh dấu mốc 20 năm kể từ khi cư dân đảo Teshima ngoài khơi tỉnh Kagawa đạt được thỏa thuận với giới chức tỉnh về vụ xả thải gần 913.000 tấn chất thải công nghiệp.
Ở phía Tây hòn đảo nơi xảy ra ô nhiễm, một vùng đất rộng 285.000 m2 chất đầy bui bẩn, rác thải. Lượng chất thải hóa học độc hại và benzen phát hiện tại mạch nước ngầm khu vực vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Chính quyền tỉnh Kagawa dự kiến đưa lượng chất thải hóa học xuống ở dưới mức tiêu chuẩn và đến tháng 3/2023 sẽ hoàn thành việc gỡ bỏ các bức chắn ngăn dòng nước ô nhiễm ra biển.
Trước đó, vào đầu những năm 1980, một lượng lớn rác thải công nghiệp độc hại gồm chất thải rắn từ những phương tiện bỏ đi, dầu thải, bùn thải đã được chính quyền địa phương cho phép các nhà thầu mang đến đảo Teshima vất.
Hòn đảo sau đó được người dân đặt cho tên gọi “đảo rác”. Cư dân trên đảo liên tục khẳng định hành động của các nhà thầu xử lý rác thải là vi phạm pháp luật, song giới chức địa phương không có bất kỳ động thái nào giải quyết vấn đề. Việc xả thải bất hợp pháp vẫn tiếp diễn cho đến khi Sở Cảnh sát tỉnh Hyogo cáo buộc hành vi của các nhà thầu vào năm 1990.
Năm 1993, cư dân trên đảo Teshima gửi đơn kiện chống lại chính quyền tỉnh Kagawa và các ban ngành liên quan vì thiếu trách nhiệm trong việc giám sát việc xả thải của nhà thầu. Vụ kiện được dàn xếp vào năm 2000. Chính quyền địa phương lên tiếng xin lỗi và cam kết sẽ dọn sách chất thải công nghiệp đã vất ra đảo. Trong 16 năm xử lý, khoảng 913 tấn rác thải đã được dọn đi.
Cũng trong khoảng thời gian đó, người dân trên đảo Teshima tìm cách tái sử dụng vùng đất được dọn sạch để thúc đẩy sự hồi sinh cho khu vực. Do tỷ lệ sinh thấp và tình trạng già hóa, dân số trên đảo trong 20 năm qua đã giảm đi một nửa, từ 1.400 xuống còn 782 người tính đến ngày 1/5 năm nay. Tuy nhiên, người dân trên đảo quyết tâm lấy lại vẻ đẹp nguyên bản cho hòn đảo mặc dù biết việc này cần rất nhiều thời gian. Họ mong muốn bãi biển đẹp với bờ cát trắng trải dài và rặng thông xanh mướt không có sự can thiệp của con người sẽ xuất hiện trở lại trên đảo Teshima.
Chia sẻ với báo Mainichi, ông Shozo Aki (69 tuổi) một cư dân sống trên đảo bình luận: “Người dân ở đây đứng lên đấu tranh chỉ với một hy vọng đơn thuần đem lại vẻ đẹp về cho đảo. Tôi muốn nhìn thấy diện mạo mới của đảo sẽ trở thành niềm tự hào cho thế hệ tương lai. Rất cần thời gian và công sức để khôi phục một vùng đất bị tàn phá và ô nhiễm. Tôi rất mong chính phủ coi đây là một bài học để không có vùng đất nào giống như Teshima trong tương lai”.
Theo Báo Tin Tức
MỚI ĐĂNG
- Diamond Event thực hiện thành công sự kiện với qui mô hơn 320 gian hàng tại Kiên Giang
- Hội nghị phổ biến chính sách giảm thiểu nhựa cho ngành hàng bán lẻ, trung tâm thương mại, siêu thị, hàng không, đồ ăn nhanh và sản xuất bao bì
- Thói quen xanh những cách đơn giản để bảo vệ môi trường hàng ngày
- Gian Hàng Xanh ESG – điểm đến của sản phẩm xanh, du lịch xanh thân thiện môi trường
- ECO Solutions với chiến dịch “Cooking to Green” : Bữa trưa an toàn bổ dưỡng, gắn kết và thân thiện với môi trường
- Khai mạc Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 5 năm 2024
- Alena Energy khởi động Dự án sản xuất thiết bị lưu trữ điện năng lượng xanh
- HANE phát động chương trình “Hành động Xanh” cùng chung tay bảo vệ thiên nhiên và môi trường
- HANE trao tặng Vùng 2 Hải quân 100 ngàn cây thực hiện chương trình “Một triệu cây vì biển, đảo Tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”
- Giải bóng đá thiện nguyện hướng về miền Bắc thân yêu: “Một trái tim – Triệu yêu thương”