Rừng ngập mặn Cần Giờ: Lá phổi xanh Của TP. HCM

10/05/2019 11:21

(2324)


Rừng ngập mặn Cần Giờ (Rừng Sác) là khu rừng được hình thành ở hạ lưu hệ thống song Đồng Nai – Sài Gòn – Vàm Cỏ. Nằm tại cửa ngõ Đông Nam của TP. HCM, Rừng Sác không chỉ là lá phổi xanh của thành phố mà còn là nơi bảo tồn các loại động thực vật rừng trên cạn và thủy sinh.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ THUẬN LỢI

Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 60km.  Phía Bắc giáp Đồng Nai, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp giáp Tiền Giang, Long An và phía Đông giáp Vũng Tàu.

Rừng ngập mặn Cần Giờ có hệ sinh thái động thực vật đa dạng, điển hình là khỉ đuôi dài và nhiều loài chim, cò. Ngày 21/01/2000, khu rừng này đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, thuộc hệ thống những khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Hiện nay, rừng sác đã trở thành một trong những khu du lịch trọng điểm của Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng.

HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Điều kiện môi trường của rừng ngập mặn Cần Giờ vô cùng đặc biệt. Hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái thủy vực, giữa hệ sinh thái nước mặn và nước ngọt. Hiện nay, hệ sinh thái nơi đây rất phong phú và đa dạng với nhiều loại động thực vật trên cạn, dưới nước.

Hệ thực vật trong rừng ngập mặn Cần Giờ phong phú như ô rô, cây lức, cây xu… còn có công dụng làm thuốc chữa trị nhiều loại bệnh. Trong chiến tranh, bộ độ thường dùng những loại cây rừng này để trị bệnh.

Nơi bảo tồn các loại động thực vật quý hiếm

Hệ thực vật có hơn 150 loài thực vật, loài vât đặc trưng là bần trắng, mầm trắng, đước đôi, bần chua, ô rô… Hệ động vật có trên 130 loài khu hệ cá và trên 700 loài hệ động vật thủy sinh không có xương sống. Hệ động động có xương sống có 31 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư và 4 loài động vật có vú. Đặc biệt, có đến 11 loài bò sát nằm trong sách đỏ Việt Nam cần bảo tồn như kỳ đã nước, tắc kè, rắn hổ chúa, cá sấu hoa cà, răn gấm… Bên cạnh đó là gần 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ thuộc khu hệ chim, bao gồm: 79 loài chim không phải chim nước và 51 loài chim nước.

LÁ PHỔI XANH CỦA THÀNH PHỐ

Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành “lá phổi” đồng thời là “quả thận” có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng nguồn sông Ðồng Nai – Sài Gòn đổ ra biển Ðông.

Khu rừng đóng vai trò làm sạch không khí, nước thải từ thành phố, khu sản xuất công nghiệp. Đồng thời trả lại môi trường trong lành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho TP.HCM và các tỉnh lân cận. Rừng ngập mặn còn giúp hạn chế các thiệt hại do bão lũ. Đây cũng là cư trú, sinh trưởng và cung cấp nguồn thức ăn cho các loài động thực vật.

Rừng ngập mặn Cần Giờ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu, đồng thời giảm đến 50% năng lượng tác động từ sóng biển, ngăn chặn nước biển dâng cao giúp bảo vệ cơ sở hạ tầng và người dân ở ven biển, giảm độ cao của sóng biển khi đi qua rừng ngập mặn Cần Giờ. Nhờ vậy mà bờ đầm, vùng đất văn bờ không bị xâm lấn, xói lở.

Lá phổi xanh của TP.HCM

DU LỊCH SINH THÁI PHÁT TRIỂN

Hiện nay, rừng ngập mặn Cần Giờ được TP.HCM quy hoạch, phát triển thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách ở Việt Nam. Năm 2000, thành lập khu du lịch sinh thái Vàn Sát nằm trong vùng lõi của rừng ngập mặn Cần Giờ. Đến tháng 02/2003, khu du lịch Vàm Sát đã được công nhận là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thể giới.

Hiện nay về khu vực phía Nam của rừng ngập mặn Cần Giờ được được xây dụng một khu sinh thái để trở thành khu du lịch hiện đại ở nước ta. Nhờ vậy góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân.

PHAN HỒNG

Đọc thêm

lên đầu trang