Ngôi làng nghèo ở Indonesia xem rác thải như kho báu
(62)
- Việt Nam cần hành động để ngăn chặn rác thải nhựa thải ra đại dương
- Bắt quả tang xe tải đổ trộm 20 tấn rác thải công nghiệp
- Châu Âu nhất trí cấm sản phẩm nhựa dùng một lần
- Nhựa Phân Huỷ Sinh học: lời giải cho vấn đề rác thải nhựa của Việt Nam?
- Dự án Think Globally – ACT Locally: Nâng cao nhận thức cho học sinh về bảo vệ môi trường
Nhiều quốc gia trên thế giới đang đau đầu trong việc xử lý rác thải nhựa để tránh gây hại cho môi trường. Thế nhưng, tại một ngôi làng nghèo ở Indonesia, rác là tài nguyên quý giá.
Khuôn mặt phong trần, nụ cười hớn hở, Keman – một người nhặt rác 52 tuổi – hào hứng kể lại cho phóng viên AFP biết công việc này đã giúp anh trả tiền học phí của con cái mình như thế nào.
Nhiều quốc gia đang đau đầu với việc xử lý rác thải nhựa nhằm để không gây hại cho tự nhiên. Nhưng đối với Bangun, một ngôi làng hẻo lánh nằm ở đảo Đông Java (Indonesia) thì những núi rác chất đống chính là nguồn tài nguyên dồi dào để khai thác.
“Tôi có 3 đứa con, tất cả chúng đều học đại học. Việc nhặt rác đã giúp tôi trang trải chi phí cho chúng”, Keman tự hào khoe với AFP.
Siêu lợi nhuận từ rác
Sau khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu rác nước ngoài từ đầu năm 2019, rác thải nhựa lại tăng lên đáng kể ở Bangun, phần lớn đến từ Mỹ, Anh, Bỉ, và Trung Đông.
Nhập khẩu chất thải nhựa ở Indonesia đã tăng vọt trong vài năm qua, từ 10.000 tấn/tháng vào cuối năm 2017 lên 35.000 tấn/tháng vào cuối 2018.
Khoảng 40 chiếc xe tải ồ ạt tiến vào Bangun mỗi ngày để đổ rác cạnh nhà người dân địa phương, hay trên những cánh đồng rộng lớn, nơi chứa đầy những ngọn núi rác đôi khi cao hơn cả mái nhà. Và dân làng Bangun bới rác bằng đôi bàn tay trần, cào và xẻng.
Trong nhiều năm gần đây, gần 70% dân làng Bangun đã không ngại nắng nóng gay gắt, nhúng chân sâu vào các bãi rác để thu gom, phân loại, và bán lại chai, giấy gói, cốc nhựa cho những công ty địa phương.
Bao quanh bởi những núi chất thải, Pumisna dùng đôi bàn tay đầy bụi bẩn để phân loại những mảnh nhôm, chai nhựa. Công việc này đem lại Pumisna vài USD mỗi ngày, nhưng có lúc cô kiếm được những tờ tiền USD, euro, hay bảng Anh nhàu nát bị lẫn vào đống rác.
“Tôi đang kiếm tiền để sắm sửa, mua thức ăn và trả học phí cho con mình”, Pumisna vừa chia sẻ, vừa ngồi dưới hiên nhà dột nát và chia rác vào các thùng container.
Lãnh đạo địa phương, ông Ikhsan, phủ nhận việc ngành công nghiệp rác của ngôi làng đang ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng. Ông chia sẻ rằng những loại rác không thể tái chế sẽ được chuyển đến các xưởng chế biến đậu phụ gần đó để làm chất đốt.
“Những núi rác đem đến lợi nhuận vô cùng lớn cho người dân chúng tôi và giúp thúc đẩy nền kinh tế địa phương”, Ikhsan nhận định.
Mặt trái của “kho báu” rác thải
Ngược lại với bức tranh kinh tế tươi sáng, các nhà hoạt động môi trường đã vẽ ra một viễn cảnh khác. Theo đó, rác nhựa không thể tái chế sẽ được các nhà máy đốt vào ban đêm, thổi làn khói độc đi khắp ngôi làng. Trong khi đó, những mảnh nhựa siêu nhỏ sẽ lẫn vào nguồn nước sinh hoạt của người dân, gây hại đến sức khỏe.
Theo tổ chức Greenpeace, tình hình tại Indonesia đang “tồi tệ hơn” bởi ảnh hưởng xấu của rác thải đến môi trường và sức khỏe người dân.
Indonesia là quốc gia gây ô nhiễm biển lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Nước này đã cam kết sẽ giảm 70% nguồn rác thải đổ ra biển vào năm 2025.
“Điều này sẽ cực kỳ tốn kém cho hệ thống y tế cũng như thế hệ con em chúng ta trong việc khắc phục hậu quả của sự ô nhiễm và phục hồi hệ sinh thái tự nhiên”, nhà hoạt động môi trường danh tiếng Prigi Arisandi nhận định.
“Không chỉ Bangun, hơn 5 ngôi làng khác ở đảo Đông Java đang tham gia vào ngành công nghiệp rác thải”, Arisandi bổ sung.
Chính phủ Indonesia đã tăng cường giám sát chất thải nhập khẩu trong những tháng gần đây để chống lại việc dần trở thành bãi rác quốc tế. Họ đã gửi lại cho Pháp, Australia, Mỹ và Hong Kong những container vi phạm các quy tắc xuất nhập khẩu rác thải sinh hoạt.
Một số địa phương khác của quốc gia này tập trung hơn vào chất thải nhựa. Hành khách có thể sử dụng nhựa có thể tái chế để đổi lấy vé xe bus miễn phí ở Surabaya, thành phố lớn thứ 2 Indonesia. Đảo Bali, điểm nóng du lịch quốc gia, đã ban hành lệnh cấm sử dụng loại nhựa không thể tái chế.
Nhưng quan điểm của dân làng Bangun thì hoàn toàn ngược lại. “Rác là kho báu tại đây”, Keman nói.
Theo Zing
MỚI ĐĂNG
- Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi trường Tp đã đến thăm và tặng quà Lữ đoàn 171 với chủ đề “ Đồng hành cùng Hải quân Nhân dân Việt Nam”.
- Giấy Thiên An Nam tiên phong sản xuất Xanh gắn liền với bảo vệ môi trường
- Diamond Event thực hiện thành công sự kiện với qui mô hơn 320 gian hàng tại Kiên Giang
- Hội nghị phổ biến chính sách giảm thiểu nhựa cho ngành hàng bán lẻ, trung tâm thương mại, siêu thị, hàng không, đồ ăn nhanh và sản xuất bao bì
- Thói quen xanh những cách đơn giản để bảo vệ môi trường hàng ngày
- Gian Hàng Xanh ESG – điểm đến của sản phẩm xanh, du lịch xanh thân thiện môi trường
- ECO Solutions với chiến dịch “Cooking to Green” : Bữa trưa an toàn bổ dưỡng, gắn kết và thân thiện với môi trường
- Khai mạc Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 5 năm 2024
- Alena Energy khởi động Dự án sản xuất thiết bị lưu trữ điện năng lượng xanh
- HANE phát động chương trình “Hành động Xanh” cùng chung tay bảo vệ thiên nhiên và môi trường