Khẩu trang bỏ đi đang là vấn nạn ô nhiễm môi trường biển ở Hong Kong
(70)
- Việt Nam cần hành động để ngăn chặn rác thải nhựa thải ra đại dương
- Phù Ninh (Phú Thọ): Hàng trăm người dân ngăn chặn xe chở rác gây ô nhiễm
- “Chúng ta đã trải qua thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt và nay là đồ nhựa, điều đó thực sự đáng sợ”
- Phát hiện tình trạng rác thải nhựa bọc vào đá
- Sửng sốt vì lũ lụt nhưng không có một cọng rác, ít ai biết rằng Nhật Bản là một trong những nơi có lượng rác thải nhựa lớn nhất thế giới
Khẩu trang bỏ đi chất đầy ở khu vực ngoại ô hoặc ở biển, nơi các sinh vật biển có thể nhầm với thức ăn, hoặc bị trôi dạt lên các bãi biển cùng với nhiều loại túi nhựa và các loại rác thải khác.

Các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo khẩu trang thải bỏ đang đặt ra một mối đe dọa lớn đối với sinh vật biển và các động vật hoang dã, khi một lượng lớn khẩu trang đã qua sử dụng đang phủ đầy các bãi biển và đường mòn tự nhiên ở Hong Kong (Trung Quốc).
Nhiều tuần qua, hằng ngày hầu hết trong số 7,4 triệu người ở Hong Kong đều vứt đi những chiếc khẩu trang dùng một lần với hy vọng sẽ tránh bị virus SARS-CoV-2 xâm nhập.
Tuy nhiên một nguy cơ lớn hơn đang hiện hữu khi một lượng lớn khẩu trang thải không được vứt đúng cách, và thay vào đó, chúng được chất đầy ở khu vực ngoại ô hoặc ở biển, nơi các sinh vật biển có thể nhầm với thức ăn, hoặc bị trôi dạt lên các bãi biển cùng với nhiều loại túi nhựa và các loại rác thải khác.
Các nhóm bảo vệ môi trường cho biết khẩu trang sử dụng chống virus SARS-CoV-2 đang đặt ra vấn đề về môi trường, đồng thời làm dấy lên mối lo ngại về sự lây lan của các mầm bệnh.
Nhà sáng lập nhóm môi trường Oceans Asia, Gary Stokes cho biết trong 6-8 tuần qua, người dân đã sử dụng số lượng khổng lồ khẩu trang các loại và hiện đang chứng kiến hậu quả của việc này đối với môi trường.
Viện dẫn ví dụ tại đảo Soko không có người ở và khá biệt lập ở phía Nam sân bay quốc tế Hong Kong, ông Stokes cho biết đã phát hiện 70 chiếc khẩu trang bị vứt bỏ trên 100m đường bờ biển và khi ông trở lại đây một tuần sau đó, đã có thêm 30 chiếc.
Các bãi biển khác quanh thành phố cũng trong tình trạng tương tự.
Đặc khu hành chính Hong Kong đông dân cư nhiều năm nay đã vất vả đối mặt với tình trạng rác thải nhựa.
Thói quen ăn tại nhà hàng, dùng đồ ăn nhanh và đồ mang đi đã càng làm gia tăng lượng rác thải nhựa dùng một lần. Các nhóm bảo vệ môi trường đã tổ chức các chiến dịch làm sạch bãi biển để xử lý rác.
Khẩu trang được làm từ polypropylene, một loại nhựa, và sẽ cần nhiều thời gian để tiêu hủy. Mọi người nghĩ rằng đang tự bảo vệ mình, nhưng câu chuyện không chỉ là bạn tự bảo vệ mình mà bạn cần bảo vệ mọi người và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Cần bắt đầu từ những việc đơn giản như vứt khẩu trang đúng cách.
Theo TTXVN/Vietnam+
MỚI ĐĂNG
- Quản lý tốt rủi ro làm nên những thành quả của Home Credit
- CHINA TELECOM, đồng hành, bảo trợ chính cho triển lãm VIETNAM ICTCOMM 2023
- Tập đoàn Điện Quang với hành trình “50 năm – Thắp sáng ước mơ” cùng học sinh nghèo vượt khó
- KPT Group – Ngày Hội “Giải cứu biển không thải nhựa” hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
- ABB giới thiệu giải pháp và dịch vụ Động cơ điện và Biến tần mới nhất tại triển lãm EMA 2023
- Hơn 500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế Ngành Điện, Máy móc thiết bị công nghiệp, Tự động hóa Việt Nam – EMA Việt Nam 2023
- Đoàn đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài trồng cây hưởng ứng Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2023
- Mừng Lễ Phật Đản – Tưng Bừng khai trương Chay Garden Thảo Điền
- Home Credit và ZA Tech bắt tay hợp tác
- TP.HCM: Khánh thành nhà vệ sinh công cộng miễn phí phục vụ dân sinh và khách du lịch theo mô hình xã hội hóa