spot_img
HomeKhoa học - Công nghệGạch không nung - Vật liệu bền vững cho kiến trúc xanh

Gạch không nung – Vật liệu bền vững cho kiến trúc xanh

Xu hướng công trình kiến trúc xanh đang lan tỏa mạnh trên thế giới và cả ở Việt Nam. Điều này cũng lý giải phần nào cho việc tại sao người ta lại chuộng sử dụng các vật liệu xanh trong xây dựng.

Những vật liệu xanh, trong đó có gạch không nung, vừa góp phần kiến tạo nên những công trình kiến trúc xanh thân thiện với môi trường, lại vừa mang đến những lợi ích thiết thực.

Một kiến trúc xanh bền vững phải được xây dựng từ những vật liệu xanh thân thiện với môi trường. Những vật liệu như gạch không nung góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường trong suốt quá trình chế tạo, xây dựng và sử dụng, trong khi vẫn tạo nên sự thoải mái và tiện nghi nhất định đến người sử dụng. Đây cũng chính là yêu cầu của các nhà thiết kế, kiến trúc sư và thi công khi tiến hành thực hiện những dự án xanh.

Sau đây là một số ưu điểm từ gạch không nung mà bạn có thể tham khảo.

CÁCH ÂM TỐT

Hình dạng gạch không nung xi măng cốt liệu rất đa dạng nhưng đều có nhiều thành vách mỏng và độ rỗng cao. Tường gạch block có khả năng tản âm tự nhiên nhờ vào cấu trúc rỗng và khả năng tiêu âm. Âm thanh dội vào tường sẽ bị bẻ gãy và đổi hướng liên tục làm giảm âm lượng rất nhiều. Với tính năng cách âm này, gạch block rất thích hợp sử dụng xây dựng nhà phố náo nhiệt, căn hộ liền tường.

CÁCH NHIỆT TỐT, GIẢM TIÊU THỤ ĐIỆN

Gạch block có hệ số dẫn nhiệt nhỏ nên cách nhiệt rất tốt và độ rỗng cao. Ngôi nhà của bạn sẽ tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện cho điều hòa vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông.

Khi có cháy, tường xây bằng gạch block có thể chịu nhiệt tới 1.200 độ. Trong suốt 4 giờ đồng hồ tường nhà bạn sẽ được an toàn.

ĐỘ BỀN CAO

Gạch block có ưu điểm nổi trội là độ bền cao. Gạch cốt liệu có kết cấu bê tông có khả năng chịu lực lớn nhất trong các loại vật liệu không nung. Viên gạch xi măng cốt liệu thành phẩm có thể đạt cường độ nén hơn 20 Mpa.

ĐA DẠNG VỀ CHỦNG LOẠI VÀ MẪU MÃ

Gạch không nung có rất nhiều chủng loại như: gạch không nung tự nhiên, gạch papanh, gạch block, gạch bê tông nhẹ hoặc siêu nhẹ… và nhiễu kiểu mẫu như gạch đặc, gạch 2 lỗ – 3 lỗ – 4 lỗ – 6 lỗ dọc kiểu truyền thống, gạch block lỗ rỗng to, gạch lát… kích thước gạch cũng có thể thay đổi theo khuôn hoàn toàn đáp ứng những thiết kế, có thể ứng dụng rộng rãi từ những công trình dân dụng nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng.

Loại gạch không nung cũng làm giảm thời gian thi công đáng kể so với gạch đỏ truyền thống.

TIẾT KIỆM CHI PHÍ

So với gạch đỏ nung cùng kích thước, gạch không nung đang được bán với giá rất phải chăng.

Ví dụ, một viên gạch đỏ 2 lỗ giá thấp nhất cũng là 1.100 đồng tại nhà máy trong khi gạch block giá chỉ 800 đồng/viên. Với một căn nhà 50 m2 (5m x 10m), tường cao 4m xây gạch 8 x 8 x 18 cm cần khoảng: 6.750 viên x (1.100 – 800) = 2.025.000 đồng. Bạn đã tiết kiệm được 2 triệu đồng nếu sử dụng gạch không nung thay cho gạch đỏ.

THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

Đây chính là ưu điểm nổi bật nhất của gạch không nung so với gạch đỏ. Nguyên liệu sản xuất gạch không nung là: đá mạt xi măng và cát, tro bay, xỉ nhiệt điện đều là vật liệu thân thiện với môi trường.

Sản xuất gạch không nung không cần đất sét như là gạch đất nung mặt khác còn giải bài toán phế thải tro bay, xỉ của các lò công nghiệp, nhà máy điện. Công nghệ sản xuất gạch block tạo hình nhờ lực ép thủy lực thay vì nung nhiệt độ cao bằng lò đốt ô nhiễm.

VÀI ĐIỂM TRỪ

Bên cạnh những ưu điểm ở trên thì gạch không nung cũng có một vài nhược điểm, đầu tiên là do chúng sử dụng cát, đá làm nguyên liệu khiến cho nhu cầu khai thác cát, đá tăng cao. Tuy trong quá trình sản xuất và thi công ít ô nhiễm nhưng các nguyên liệu thứ phẩm của nó cũng gây ô nhiễm cao như xi măng, bột nhôm… Cường độ chịu lực của một số loại gạch không nung như gạch papanh và gạch bê tông bọt còn kém.

Nhưng dù thế nào thì những điểm trừ đó vẫn không thể phủ nhận được các ưu điểm to lớn mà gạch không nung mang lại. Các nhà nghiên cứu và các công ty xây dựng đang ra sức tìm hiểu và khắc phục những nhược điểm để sớm đưa gạch không nung trở thành vật liệu xây dựng vừa phổ biến, vừa thân thiện với môi trường.

THANH TỊNH (tổng hợp)

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh tặng Trung đoàn 251 Hải quân 5.000 cây xanh

Ngày 8/12/2024, tại TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (HANE) đã đến thăm, trồng cây và giao lưu tại Trung đoàn 251, Vùng 2...

HANE hướng tới xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp xanh, cộng đồng doanh chủ phát triển bền vững

Ngày 1/12/2024, tại  Vincom Plaza Cộng Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Gian Hàng Xanh ESG phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP. Hồ Chí Minh, Hội...

Giới trẻ hưởng ứng tích cực trao tặng cây xanh góp phần bảo vệ môi trường tại Đêm Chung kết Cảm hứng HOZO 2024...

Tiếp nối sau 2 đêm Bán kết bùng nổ tại Nhà Văn hóa Thanh niên vào tháng 10 vừa qua. HOZO một lần nữa gửi đi những lời kêu gọi chân thành đến tất cả khán giả Thành phố...

Tôn Đông Á đồng hành cùng hành tinh xanh – bước tiến vị môi trường bền vững

Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, Tôn Đông Á đã khẳng định vị thế là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thép lá mạ tại Việt Nam, đồng thời tiên phong thực hiện sứ mệnh...

GROWTECH VIETNAM 2024: CỘT MỐC ẤN TƯỢNG CHO CÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Growtech Vietnam 2024, triển lãm quốc tế hàng đầu về thiết bị và công nghệ nông - lâm - ngư nghiệp, đã khép lại thành công vang dội sau ba ngày sôi động tại Nhà B, Trung tâm Hội...

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 15/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại...
spot_img
spot_img