Cá là một trong những thực phẩm luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Bởi vì các thành phần dinh dưỡng trong cá mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khiến bạn không thể ngờ.
CÁ – MỘT THỰC PHẨM LÀNH MẠNH
Cá giàu các chất dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu như protein, vitamin D, phốt pho, canxi… và các khoáng chất như sắt, kẽm, iốt, magie, kali…
Ngoài ra, cá còn chứa nguồn axit béo omega-3 giàu có. Loại axit béo này giúp cơ thể duy trì trạng thái cân đối và cải thiện chức năng nhận thức.
Kết hợp cá trong chế độ ăn uống hằng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mác bệnh tim mạch, ngăn ngừa, giảm lượng cholesterol trong cơ thể và nâng cao thị lực. Loại thủy sản này giàu a-xít béo omega-3 giúp giảm viêm, bảo vệ tim và tránh bệnh mãn tính. Và đặc biệt tốt cho mắt và não.
Ăn cá còn cải thiện hiệu quả các triệu chứng trầm cảm, khiến tinh thần khỏe mạnh hơn. Cá là thực phẩm cần thiết giúp não hoạt động bình thường, do đó có tác dụng trong việc đẩy lùi bệnh Alzheimer. Ăn cá thường xuyên còn giúp trẻ em tăng trí thông minh.
Hàm lượng vitamin D cao trong cá hiệu quả trong việc ăn kiêng. Vitamin D còn cần thiết cho sự hấp thụ canxi cho cơ thể, giúp chắc khỏe xương và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Người đang bị viêm khớp mãn tính nên ăn cá thường xuyên có thể giúp làm giảm chứng sưng và đau.
Một nghiên cứu đã chứng minh, hàm lượng vitamin D cao trong cá còn giúp ích cho hệ miễn dịch và chuyển hóa glucose. Cho nên, ăn cá béo hằng ngày còn giúp ngăn ngừa các bệnh tự miễn dịch như bệnh tiểu đường loại 1.
Ngoài ra, ăn cá thường xuyên còn có thể ngăn ngừa các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ.
CÁCH SƠ CHẾ CÁ AN TOÀN
Có nhiều cách chế biến cá thành những món ăn ngon đa dạng và hấp dẫn, từ nướng bằng lò, nướng vỉ, áp chảo, chiên giòn đến súp cá, cá đóng hộp, chần cá…
Tuy nhiên, làm sạch cá là khuân vô cùng quan trọng. Để làm sạch cá cần rửa nhớt trên thân cá, đánh sạch vảy và cắt vây thật kỹ. Nếu cá không có vảy cần cắt bỏ phần mỡ trên da cá, vì đây là phần tập trung nhiều chất ô nhiễm nhất trên mình chúng.
Cá thuộc loại thức ăn chóng hỏng do thịt cá chứa hàm lượng nước cao. Ngoài ra, thịt cá có cấu trúc vi mô không chặt chẽ nên dễ bị ươn, thối và nhiễm vi khuẩn có hại cho nên cần bảo quản cá bằng cách ướp lạnh khi vẫn còn tươi chắc chắn thành phần các chất dinh dưỡng vẫn được giữ lại.
Hãy lưu ý, sau khi chế biến cá cần chú ý rửa tay thật kỹ, dụng cụ dao thớt, bát đĩa, thìa, đũa… cẩn thận để tránh bị nhiễm các vi khuẩn, ký sinh trùng (sán lá) và một số loại virus nguy hiểm.
Cần tránh chế biến cá theo cách nướng ăn liền, nhúng lẩu, ăn sống vì trong cá chứa những loại vi khuẩn và độc tố gây hại cho sức khỏe con người.
Để hạn chế sự độc hại từ cá khô cần đun sôi chúng khoảng 10 đến 15 phút, vớt ra để ráo. Sau đó mới chế biến thành các món ăn.
MẸO ĂN CÁ NGON TUYỆT HẢO
Nên ăn cùng với những gia vị mang tính nhiệt như gừng, tỏi, dấm, ớt… sẽ trung hòa tính hàn trong cá, hạn chế bụng nhiễm lạnh dẫn đến đau bụng và tiêu chảy. Tỏi sống và dấm chua còn có tác dụng diệt khuẩn rất tốt nên chúng sẽ diệt trừ những vi khuẩn còn sót lại trong cá.
Bạn không nên nấu chung cá với các loại rau củ giàu Nitrat (NO3) như củ dền, cà rốt, khoai tây, cải xoắn, cải bó xôi, cải bắp, su hào, xà lách, bầu, bí… vì chất này sẽ phản ứng với các chất trong cá. Nếu hấp thụ vào cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Cá trích, cá hồi, cá hồi cầu vồng, cá thu, cá mòi, cá cơm, cá bơn, cá ngừ… là những loại cá giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và được khuyến khích nên sử dụng thường xuyên. Ngược lại, bạn không nên ăn nhiều những loại cá như cá da trơn, cá thu, cá rô phi Tilaphia, cá chình, cá đổng quéo (cá đầu vuông), cá Seabass, cá đô la bạc (Silver Dollar Fish)… vì trong thịt của chúng chứa nhiều chất độc hại, hấp thụ nhiều sẽ không tốt cho cơ thể con người.
ANH DƯƠNG