Chất lượng không khí ở Singapore, Kuala Lumpur và Jakarta ô nhiễm bậc nhất thế giới
(53)
- Không khí ô nhiễm góp phần gia tăng bệnh tâm thần?
- TP.HCM bắt đầu thí điểm kiểm tra khí thải xe máy từ 5 năm trở lên
- Cuộc sống trong lành ở thành phố xanh đầu tiên của Việt Nam
- Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày môi trường thế giới năm 2019
- Cần một bộ luật về “không khí sạch”
Chất lượng không khí tại Singapore được đánh giá là có hại cho sức khỏe trong khi bầu không khí tại Kuala Lumpur trở nên tồi tệ nhất thế giới vì cháy rừng Indonesia.
Những đợt gió thổi tro và khói từ Indonesia sang Singapore và Malaysia. Tình trạng người dân đốt rừng lấy đất nông nghiệp đã gây ra nhiều vụ hỏa hoạn ở đất nước vạn đảo, khiến không khí nhiều quốc gia Đông Nam Á bị ảnh hưởng.
Sáng 18/9, ô nhiễm không khí tại Singapore đã tăng lên 107, mức được đánh giá là không có lợi cho sức khỏe bởi Cơ quan Môi trường Quốc gia. Cùng với đó, người dân được khuyến cáo hạn chế ra ngoài lâu hoặc hoạt động mạnh ngoài trời, đặc biệt với những người mắc bệnh phổi hoặc tim mạch mãn tính.
Theo dữ liệu của IQAir AirVisual, Kuala Lumpur và Kuching của Malaysia, Singapore và Jakarta đều là nằm trong nhóm những thành phố có chất lượng không khí tệ nhất thế giới. Chỉ số chất lượng không khí ở thủ đô Malaysia là 195 trong khi ở Singapore là 166, những mức được đánh giá không có lợi cho sức khỏe.
Tro và khói từ các vụ cháy rừng ở Indonesia đã phủ kín một phần Đông Nam Á trong 2 tuần qua, gây ra tình trạng hỗn loạn hàng không cùng với hàng ngàn trường hợp mắc các bệnh hô hấp cấp tính. Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã ra lệnh xử phạt các cá nhân hoặc doanh nghiệp gây ra các vụ cháy. Hỏa hoạn cũng làm sống dậy cơn ác mộng ngủ quên từ năm 2015, khi 2,6 triệu ha đất bị ảnh hưởng bởi cháy rừng, gây thiệt hại 15,7 tỷ USD cho nền kinh tế Indonesia.
Tổng số các điểm nóng cháy rừng ở Indonesia đã giảm xuống còn 2.719 vụ vào hôm nay so với 2.984 vụ hôm qua. Đảo Sumatra chiếm tới 1.425 vụ cháy trong đó có 732 vụ xảy ra ở Kalimantan. Cháy rừng ảnh hưởng đến 328.724 ha đất nông nghiệp và đất rừng trong năm nay ở Indonesia.
Cơ quan khí tượng Indonesia cho biết, nhiều khu vực sẽ có mưa lớn trong 3 ngày tới, điều giúp cháy rừng được hạn chế. Tuy nhiên, thời tiết ẩm ướt xuất hiện ở khu vực phía bắc ASEAN trong khi khô hạn vẫn kéo dài ở các khu vực phía nam. Khu vực Sumatra và Kalimantan có thể sẽ tiếp tục phải chịu cảnh khô hạn.
Chỉ riêng trong ngày 18/9, có 67 chuyến bay từ Samarinda, Sampit và Berau ở Kalimantan, Indonesia đã bị hủy bỏ vì tầm nhìn hạn chế. Khói mù cũng đã khiến bang Selangor của Malaysia ra lệnh đóng cửa 145 trường học, làm ảnh hưởng tới 187.928 học sinh.
Lãnh đạo đảng cầm quyền Malaysia Anwar Ibrahim, người dự kiến sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của đất nước, đã yêu cầu các công ty phải chịu trách nhiệm với những phí tổn mà khói mù gây ra từ hoạt động đốt rừng. Phía Singpore thì cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ Indonesia trong việc dập tắt các đám cháy.
Tổng thống Joko Widodo thì ra lệnh cho cơ quan khắc phục thiên tai của nước này mở rộng khu vực làm mưa nhân tạo để chống cháy. Cùng với đó, 5.600 binh sĩ và lính cứu hỏa cũng được bổ sung vào các lực lượng đang chiến đấu với cháy rừng.
Theo CafeF
MỚI ĐĂNG
- Gian Hàng Xanh HANE – Kết nối doanh nghiệp tham dự Triển lãm Quốc tế Growtech Vietnam 2023
- HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP HCM ĐỒNG HÀNH CŨNG LỮ ĐOÀN 125 TRONG CHUỖI HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN BIỂN, ĐẢO
- Nhãn sinh thái Việt Nam đối với bao bì nhựa thân thiện môi trường
- Giải Báo chí Phát triển Xanh và Tọa đàm về Kinh tế tuần hoàn & Thị trường Tài chính Carbon
- Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm, Máy móc, Thiết bị & Công nghệ Thực phẩm & Đồ uống
- Đại hội Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ III, nhiệm kỳ 2023-2028 thành công tốt đẹp
- Hơn 700 doanh nghiệp tham dự VINAMAC EXPO 2023
- CÁN BỘ, CHIẾN SĨ TRUNG ĐOÀN 251, VÙNG 2 HẢI QUÂN THAM GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGÀY THỨ BẢY ” XANH – SẠCH – ĐẸP”
- Hiệp hội nhựa Việt Nam đại hội nhiệm kỳ VII – Hướng đến sản xuất xanh
- Cửa hàng quần áo 0 đồng – Xu thế mới bảo vệ môi trường