Tọa đàm “Ô nhiễm bụi mịn: mặt tối của hoạt động con người”
(202)
- Thủ phạm chính gây ô nhiễm không khí ở TP.HCM
- 600.000 m3 nước thải xả ra các dòng sông ở Hà Nội mỗi ngày
- Hà Nội: Thường trực Thành ủy chỉ đạo xử lý dứt điểm tồn tại ở bãi rác Sóc Sơn
- Khách hàng lắp điện mặt trời Bigk tại Hà Nội được hỗ trợ 9 triệu đồng từ chương trình Triệu ngôi nhà xanh
- Tetra Pak hợp tác với MM Mega Market triển khai thu gom vỏ hộp giấy đồ uống tại chuỗi siêu thị
Ngày 5/6/2020, Viện Pháp tại Hà Nội – L’Espace, Viện Nghiên cứu vì sự Phát triển Pháp (IRD) và Tổ chức Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng Live & Learn sẽ diễn ra buổi tọa đàm “Ô nhiễm bụi mịn: mặt tối của hoạt động con người”.
Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: PGS. TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh, Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội; TS. Xavier Mari, Nhà sinh địa hóa học, Viện Hải dương học thuộc Địa Trung Hải (MIO)/IRD và bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc tổ chức Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng Live & Learn với vai trò MC.
VỀ TỌA ĐÀM
Lửa đã đồng hành cùng chúng ta từ gần 500.000 năm nay kể từ khi người tiền sử mang lửa vào cuộc sống hàng ngày. Lửa được sinh ra qua quá trình đốt cháy, có nghĩa là phản ứng hóa học tỏa nhiệt cao (sinh ra nhiệt) giữa nhiên liệu và ô-xy.
Quá trình cháy được dùng để tạo ra năng lượng (nhiệt) nhưng cũng được dùng nhằm loại bỏ những nhiên liệu không mong muốn (phế liệu). Phản ứng hóa học này là một phần của cuộc sống chúng ta và gắn với sự vận hành của các xã hội con người mà không cần chúng ta ý thức về điều đó.
Tuy nhiên, ngoài việc tạo ra năng lượng, quá trình cháy này tạo ra nhiều chất thải, như bụi mịn và muội than (hay carbon đen). Các chất thải này góp phần gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Trong thời gian qua, các chất thải này không ngừng tăng, với sự gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng năng lượng của con người, đặc biệt từ cuối thế kỷ 19 với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch cho các hoạt động sản xuất, đánh dấu sự khởi đầu của cách mạng công nghiệp.
Sự kiện được tổ chức nhân Ngày Môi trường Thế giới 2020 (05/06), nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề khí thải sau quá trình đốt (tác nhân chính gây ô nhiễm không khí), và tổng hợp những nghiên cứu về bụi mịn đến thời điểm này (nguồn gốc, chu trình, tác động đến sức khỏe, khí hậu, và hệ sinh thái, các biến động lịch sử và toàn cảnh quá trình phát thải, các điểm nóng phát thải, v.v). Mặc dù đây là vấn đề toàn cầu nhưng buổi tọa đàm này sẽ tập trung về tình hình ở Đông Nam Á, một khu vực có sự gia tăng mạnh về ô nhiễm không khí những năm gần đây bởi sự tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa nhanh chóng kết hợp với nhu cầu năng lượng tăng.
Buổi tọa đàm được tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động thuộc chương trình nghiên cứu SOOT-SEA. Chương trình này do IRD tài trợ nhằm nghiên cứu tác động của ô nhiễm bụi mịn đến sức khỏe, khí hậu và hệ sinh thái dựa vào việc xây dựng mạng lưới quan sát khu vực về ô nhiễm bụi mịn ở khu vực Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Căm-pu-chia, Lào và Myanmar).
VỀ CÁC DIỄN GIẢ
PGS. TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh là nhà khoa học máy tính, chuyên gia viễn thám trong lĩnh vực ô nhiễm không khí và sử dụng đất tại Khoa Công nghệ Thông tin và Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường (FIMO), Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Việt Nam. Chị tốt nghiệp chuyên ngành Toán và Khoa học máy tính tại Đại học Ferrara, Ý năm 2012. Chị và nhóm nghiên cứu đang áp dụng các phương pháp mô hình hóa sử dụng học máy thống kê, vận chuyển hóa học, và chuyển đổi bức xạ để lập bản đồ ô nhiễm không khí. Ngoài ra, chị còn nghiên cứu về phát thải từ đốt sinh khối và việc chế tạo và sử dụng cảm biến chi phí thấp để theo dõi ô nhiễm không khí.
TS. Xavier Mari là nhà Hải dương học Hóa-Sinh, chuyên gia nghiên cứu thuộc IRD – Viện Nghiên cứu vì sự Phát triển, đơn vị nghiên cứu MIO (Viện Hải dương học Địa Trung Hải) và hiện đang làm việc tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH). Nghiên cứu chuyên sâu về Chu trình của Carbon, Xavier Mari làm việc nhiều năm cùng các đối tác Việt Nam nhằm mô tả các tác động của ô nhiễm bụi mịn đến các quá trình đại dương và khí hậu. Ông hiện phụ trách Chương trình nghiên cứu quốc tế phía Nam “Tác động của Muội than tại khu vực Đông Nam Á” (GRIS SOOT-SEA), gồm nhiều nhà nghiên cứu thuộc 5 nước ở Đông Nam Á và 8 nước châu Âu.
Bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) với vai trò MC. Live & Learn là tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực: Giáo dục môi trường, Giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường, minh bạch và quản trị tốt. Live & Learn cam kết xây dựng, thúc đẩy nhận thức và hành động của cộng đồng về phát triển bền vững và trách nhiệm với môi trường sống thông qua các hoạt động giáo dục, đối thoại. Live&Learn xây dựng năng lực cho cộng đồng và kết hợp với chính họ để giúp giải quyết các vấn đề phát triển và bảo vệ tài nguyên môi trường tại địa phương. Từ năm 2017 đến nay, Live & Learn đang điều phối dự án Không khí sạch – Thành phố xanh với mục tiêu đưa kiến thức về ô nhiễm không khí tới công chúng và huy động nguồn lực để thực hiện các hành động khác nhau để bảo vệ sức khỏe môi trường và sức khỏe cộng đồng.
MỚI ĐĂNG
- Bất Động Sản Điền An chính thức trở thành Đối Tác Phân Phối Dự Án Phố Thương Mại Lamina Long Khánh
- Ninh Thuận: Đêm Trăng Cổ Tích mang niềm vui Trung Thu đến huyện miền núi Bác Ái
- TP.HCM góp phần “Xanh hóa Trường Sa” với Chương trình ” Một triệu cây vì biển đảo Tổ quốc, Vì Quê hương Việt Nam Xanh”
- Chứng chỉ năng lượng tái tạo I-REC tại Việt Nam: Cùng Alena Energy hướng tới tương lai xanh
- Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức cuộc thi “SÁNG TẠO XANH – SÓNG TRONG LÀNH
- SAPUWA vinh dự được trao danh hiệu “Doanh nghiệp Xanh TP. HCM năm 2024”
- HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN MÔI TRƯỜNG TP HCM ĐẾN THĂM LỮ ĐOÀN TÊN LỬA BỜ 681
- Fujiwa Vietnam góp mặt trong TOP 98 “Doanh nghiệp Xanh TP. HCM năm 2024”
- ĐIỆN QUANG VINH DỰ ĐẠT DANH HIỆU DOANH NGHIỆP XANH 2024
- HANE tham gia đồng hành cùng Lữ đoàn 171 Vùng 2 Hải quân thực hiện chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”