Trong phong thủy, hình dạng cây xương rồng thuộc loại đặc biệt, thân phát triển hướng lên trên, giống như xương của con rồng với ý nghĩa mang đến sức mạnh, có tác dụng hóa giải hình sát mạnh bên ngoài. Vì thế, nó là một trong những loại cây có tác dụng hóa hung cao.
Thế nhưng, tại sao nó lại bị cấm kỵ khi bài trí trong nhà?
NGUYÊN NHÂN LÝ GIẢI THEO PHONG THỦY
Xương rồng là cây nhiều gai nhọn, những mũi nhọn của nó chĩa vào người thì sẽ tạo ra khí xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe của chủ nhà.
Trên thân cây xương rồng lại có nhiều gai nhọn khiến nó luôn bị bao bọc bởi sát khí. Đôi khi, xương rồng nở hoa, điều này được coi là điềm lành vì hoa của nó mang năng lượng tốt, nhưng vẫn không đủ sức để át đi năng lượng xấu của những chiếc gai nhọn.
NHỮNG VỊ TRÍ KHÔNG NÊN ĐẶT CHẬU CÂY XƯƠNG RỒNG
Trong nhà cửa
Bày xương rồng trong nhà gia chủ dễ bị bệnh tật, mất mát tài sản, tình cảm trục trặc và cô đơn.
Phòng khách
Phòng khách là nơi hội tụ năng lượng tốt, và là nơi cả gia đình quây quần bên nhau thư giãn. Nếu đặt cây xương rồng trong phòng khách sẽ khiến những nguồn năng lượng này tiêu tan bởi những chiếc gai sắc nhọn.
Bàn làm việc
Cây xương rồng có nhiều chủng loại và hình dáng khác nhau được nhiều người ưa chuộng để trang trí trên bàn làm việc. Thế nhưng đặt xương rồng trên bàn làm việc sẽ khiến công việc gặp điều không thuận lợi, khó phát triển, thăm chức.
Nếu bày trong văn phòng công ty, công ty sẽ khó phát triển, người đứng đầu cũng không sáng suốt, thường bệnh tật và tài sản công ty dễ thất thoát.
Cửa ra vào
Theo phong thủy, cửa ra vào nên thông thoáng để thu hút nguồn năng lượng mới, tái tạo vào nhà.
Bạn không nên đặt chậu cây xương rồng ở đây vì những chiếc gai sắc nhọn không phù hợp chào đón những nguồn năng lượng mới vào nhà.
Phòng bếp
Nếu đặt chậu cây xương rồng trong phòng bếp, chúng sẽ phát ra nguồn năng lượng tiêu cực làm ảnh hưởng đến người nấu ăn.
Năng lượng này sẽ đi vào bữa ăn và truyền đến những người ăn món ăn đó.
Phòng ngủ hoặc phòng tân hôn
Theo phong thủy, những chiếc gai nhọn mang hàm ý đối đầu, ăn miếng trả miếng. Cho nên, hãy tránh trang trí những thực vật có gai nhọn như hoa hồng, xương rồng… trong phòng ngủ hoặc phòng tân hôn.
Điều này sẽ khiến vợ chồng dễ gây tổn thương cho nhau (ở mức độ nhẹ), không bao dung, nhẫn nhịn và gặp nhiều bất lợi liên quan đến cảm xúc.
Phòng tắm
Cũng tương tự như phòng ngủ, phòng tắm là nơi mang đến cho bạn những phút giây nghỉ ngơi thư giãn thoải mái, dĩ nhiên những chiếc gai nhọn cũng không được chào đón ở nơi đây.
VỊ TRÍ NÊN BÀY CÂY XƯƠNG RỒNG
Bạn chỉ nên đặt xương rồng ở ngoài cửa, như vai trò của người canh gác, bảo vệ bạn khỏi những năng lượng xấu, ngăn không cho chúng xâm nhập vào nhà.
Ngoài ra, bạn nên trồng xương rồng ở những khu vực xấu hoặc để chống lại sát khí chiếu vào nhà như trấn lại những góc nhọn hoặc các loại mũi tên sắt từ hàng rào nhà hàng xóm…
MẸO NHỎ CHĂM SÓC CÂY XƯƠNG RỒNG
Tuy xương rồng không cần nhiều nước nhưng nước giúp cây sạch sẽ, khỏe mạnh và chống sâu bệnh. Bạn cần chú ý tưới nước để cây phát triển tốt. Bạn nên tưới nước khi thấy mặt đất ở chậu đã khô.
Mùa đông, một tuần tưới một lần, mùa hè hai lần một tuần. Nếu trời mưa, trời nồm hoặc ngày quá lạnh thì không cần tưới. Cần lưu ý, chậu nhỏ tưới nước nhiều hơn chậu lớn.
Xương rồng là loại cây ưa ánh sáng và sự thông thoáng, nên có thể đặt chậu cây ở sân thượng, ban công, bậu cửa sổ…
Đất thích hợp cho xương rồng là đất pha cát với đặc tính tơi xốp và thoát nước nhanh.
Chậu trồng phải có lỗ thoát nước để tránh ngập úng và gây bệnh hại cho cây. Khi tưới, nước cần đủ ấm và nên tưới phun sương với nước sạch.
ANH DƯƠNG (tổng hợp)