Vinatex cam kết sản xuất khẩu trang ngừa Corona với giá không lợi nhuận
(81)
- Bị phạt 12,5 triệu vì sửa kết quả bệnh thành “dương tính với virus corona”
- Vứt khẩu trang bừa bãi có thể bị phạt 7 triệu đồng
- Việt Nam nuôi cấy và phân lập thành công virus Corona (nCoV)
- Các giải pháp, thiết bị cần thiết cho việc điều trị, nghiên cứu vaccin phòng chống COVID-19 (Phần I)
- Sử dụng nước rửa tay khô thường xuyên có tốt?
Theo dự kiến, đơn vị có thể cung ứng ra thị trường từ 300.000-400.000 sản phẩm/ngày đối với mặt hàng khẩu trang được vải dệt kim kháng khuẩn với mức giá 7.000 đồng/chiếc. Đây là mức giá tương đương với chi phí sản xuất.
Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex, ngay từ ngày đầu tiên có thông tin về dịch do virus corona, phía Vinatex đã nghiên cứu sản xuất vải dệt kim kháng khuẩn và vải không dệt có kháng khuẩn nhằm phục vụ việc sản xuất khẩu trang.
“Khẩu trang là mặt hàng mới, nên hai ngày vừa qua các doanh nghiệp đã tổ chức sắp xếp dây chuyền công nghệ để có thể may ra được sản phẩm khẩu trang nhằm phục vụ tốt nhất yêu cầu phòng chống dịch theo tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ” ông Trường thông tin.
Sản phẩm khẩu trang của đơn vị sản xuất bằng vải dệt kim có 2 lớp, trong đó có một lớp kháng khuẩn, tái sử dụng khoảng 30 lần giặt, giá bán lẻ sản phẩm là 7.000 đồng/chiếc.
Với khoảng 3 triệu lao động, môi trường lao động tập trung và nguy cơ lây bệnh rất cao nên theo ông Trường trách nhiệm đầu tiên của ngành là đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh trong nội bộ doanh nghiệp. Do vậy, ngay từ ngày đầu tiên đi làm sau Tết Nguyên đán, Tập đoàn đã chỉ đạo người đứng đầu các doanh nghiệp trực thuộc phụ trách công tác phòng chống dịch, kiểm tra sơ bộ sức khỏe người lao động khi quay trở lại làm việc.
Bên cạnh đó, tại các đơn vị cũng chuẩn bị sẵn khẩu trang, các thiết bị vệ sinh chân tay cho người lao động để đảm bảo công tác phòng dịch bệnh.
Lãnh đạo Vinatex khẳng định đến giờ phút này, ngành đã sản xuất được vải dệt kim kháng khuẩn với quy mô từ 300.000-400.000 sản phẩm/ngày, riêng vải không dệt để sản xuất khẩu trang sử dụng một lần của Công ty may Đồng Nai cũng đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ngoài ra, Tập đoàn yêu cầu may ở địa phương nào thì cung ứng ngay tại địa phương đấy, tức là dùng mạng lưới doanh nghiệp dệt may phủ kín cả nước để tạo ra các điểm sản xuất và cung ứng khẩu trang tại chỗ.
“Một số doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã sẵn sàng sản xuất và cung cấp khẩu trang với giá tương đương chi phí sản xuất, không lấy lãi để tránh tình trạng bị thổi giá khi thị trường khan hiếm,” ông Trường cho biết thêm.
Theo ông Lê Tiến Trường, trong 10 ngày tới, Tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên như May 10, Hanosimex, Tổng Công ty May Hưng Yên, Tổng công ty Dệt May Hòa Thọ, Dệt May Huế, May Đồng Nai… sẽ cấp phát miễn phí cho người lao động và nhân dân 500.000 chiếc khẩu trang miễn phí tại một số điểm trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành phố nơi có nhà máy, doanh nghiệp sản xuất.
Theo Bộ Công Thương Việt Nam
MỚI ĐĂNG
- TP.HCM góp phần “Xanh hóa Trường Sa” với Chương trình ” Một triệu cây vì biển đảo Tổ quốc, Vì Quê hương Việt Nam Xanh”
- Chứng chỉ năng lượng tái tạo I-REC tại Việt Nam: Cùng Alena Energy hướng tới tương lai xanh
- Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức cuộc thi “SÁNG TẠO XANH – SÓNG TRONG LÀNH
- SAPUWA vinh dự được trao danh hiệu “Doanh nghiệp Xanh TP. HCM năm 2024”
- HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN MÔI TRƯỜNG TP HCM ĐẾN THĂM LỮ ĐOÀN TÊN LỬA BỜ 681
- Fujiwa Vietnam góp mặt trong TOP 98 “Doanh nghiệp Xanh TP. HCM năm 2024”
- ĐIỆN QUANG VINH DỰ ĐẠT DANH HIỆU DOANH NGHIỆP XANH 2024
- HANE tham gia đồng hành cùng Lữ đoàn 171 Vùng 2 Hải quân thực hiện chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”
- Hơn 60 doanh nghiệp, tập đoàn tham dự hội thảo “Tăng cường hiệu quả sản xuất với MES và IIoT – Giải pháp thông minh cho doanh nghiệp hiện đại”
- HUTECH TECHSHOW 2024: Cầu Nối Vững Chắc Giữa Nhà Trường Và Doanh Nghiệp