TPHCM thực hiện phân loại rác tại nguồn vào quý II-2019
(96)
- Nhiều giải pháp, sáng kiến có hiệu quả thiết thực trong bảo vệ môi trường ở quận Bình Tân
- Cuộc thi “Cùng bé thu gom vỏ hộp giấy” giúp tăng gấp đôi việc thu gom
- Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM chuẩn bị triển khai chương trình Thành phố Xanh – Thân thiện môi trường (Green City)
- Bài 6: Vấn đề môi trường không thể tách rời nền kinh tế tuần hoàn
- Bộ Tài nguyên đang trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị về tăng cường giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế và xử lý chất thải nhựa
Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến đề nghị các sở ngành, UBND các quận huyện có kế hoạch tập trung công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân, hộ gia đình, chủ nguồn thải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Chiều 15-2, Văn phòng UBND TPHCM cho biết, nhằm đẩy mạnh việc triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến đề nghị các sở ngành, UBND các quận huyện có kế hoạch tập trung công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân, hộ gia đình, chủ nguồn thải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo Quyết định 44/2018/QĐ-UBND ngày 14-11-2018 của UBND TP quy định về phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn thành phố từ nay cho đến hết quý II-2019 và duy trì thường xuyên với việc kết hợp triển khai cuộc vận động “Người dân TP không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước” theo Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19- 10-2018 của Ban Thường vụ Thành ủy trong 2 năm (2019-2020).
UBND TP đề nghị các sở ngành, UBND các quận huyện và các Tổ chức chính trị – xã hội triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội, các điểm sinh hoạt công cộng (khu phố, tổ dân phố, công viên),… chủ động sắp xếp, bố trí các thùng rác, thực hiện việc dán nhãn nhận biết bên ngoài thùng rác để cán bộ, công chức, người lao động, người dân thực hiện phân loại, bỏ rác vào thùng đúng quy định khi có phát sinh. Yêu cầu cán bộ, công chức, người lao động trong đơn vị gương mẫu thực hiện và vận động người thân tham gia phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại nơi sinh sống nhằm tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, dân cư.
Sở Nội vụ rà soát, đánh giá nhân sự phụ trách môi trường của các quận huyện và đề xuất UBND TP phương án bổ sung đủ nhân sự cho công tác quản lý môi trường của thành phố. Sở TN-MT hoàn thiện thống nhất các nội dung tuyên truyền, hướng dẫn để cung cấp đến các sở ngành, UBND các quận huyện, các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan truyền thông,… để tuyên truyền sâu rộng đến người dân.
Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo, tổ giúp việc trong việc tổ chức kiểm tra định kỳ công tác này tại các quận, huyện để kịp thời ghi nhận, hướng dẫn hoặc tham mưu, đề xuất UBND TP giải quyết các khó khăn của các quận, huyện để công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được hiệu quả hơn.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở về tiến độ triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn các quận, huyện và các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Chủ động trao đổi và tìm kiếm các nhà đầu tư có công nghệ mới xử lý chất thải hữu cơ, đề xuất trình UBND TP để đảm bảo từ năm 2020 trở đi, các nhà máy xử lý chất thải của thành phố có công nghệ và đủ công suất tiếp nhận, xử lý hết khối lượng chất thải hữu cơ của chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Sở GD-ĐT đẩy mạnh triển khai công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong các trường học trên địa bàn thành phố; nghiên cứu lồng ghép việc giảng dạy các kiến thức, kỹ năng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn vào các chương trình nội khóa và ngoại khóa, nhằm tạo điều kiện cho học sinh hiểu được ý nghĩa và tích cực tham gia.
UBND các quận, huyện xây dựng kế hoạch mở rộng phạm vi thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận, huyện trong năm 2019. Triển khai sắp xếp, bố trí các thùng rác công cộng phù hợp, thực hiện dán nhãn nhận biết trên nắp và thân thùng rác để người dân, khách vãng lai bỏ rác phân loại vào thùng theo quy định để tạo sự đồng bộ từ nhà đến khu vực công cộng; đẩy mạnh tổ chức sắp xếp hoàn thiện hệ thống thu gom, vận chuyển riêng chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại phù hợp với lộ trình mở rộng triển khai; đảm bảo hệ thống thu gom, vận chuyển phải được tổ chức, vận hành đồng bộ trong việc thu gom riêng chất thải hữu cơ và chất thải còn lại của các tổ chức, cá nhân có thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Các giải pháp trọng tâm phải hoàn thành trong năm 2019, đẩy mạnh tổ chức, sắp xếp lực lượng thu gom rác dân lập theo mô hình hợp tác xã vệ sinh môi trường hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân; hoàn thành việc chuyển đổi các phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP. Tùy điều kiện của từng địa phương mà các quận, huyện có thể tổ chức thu gom, vận chuyển riêng chất thải sau phân loại song song với việc triển khai tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn hoặc chậm nhất đến quí II-2019, UBND các quận, huyện phải tổ chức được hệ thống thu gom, vận chuyển riêng chất thải sau phân loại tại các phạm vi phường, xã trong kế hoạch triển khai trong năm 2019.
Triển khai phương án thu gom cách ngày, theo đó, tổ chức thu gom chất thải hữu cơ vào các ngày thứ 2, 4, 6, chủ nhật hàng tuần; chất thải còn lại tổ chức thu gom vào các ngày 3, 5, 7 hàng tuần. Tùy vào khối lượng thực tế phát sinh của 2 nhóm chất thải mà UBND các quận, huyện có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm số ngày thu gom trong tuần phù hợp; thông báo đến từng hộ gia đình, chủ nguồn thải về khung giờ thu gom và số ngày thu gom của 2 nhóm chất thải.
Trường hợp, hộ gia đình, chủ nguồn thải có nhu cầu được tổ chức thu gom hàng ngày 2 nhóm chất thải khác với quy định của địa phương thì trả thêm chí phí thu gom, vận chuyển theo giá thỏa thuận nhưng không được vượt quá 2 lần giá thu gom, vận chuyển do quận, huyện ban hành (tính theo tháng). Rà soát các trạm trung chuyển trên địa bàn và có bố trí khu vực riêng để chứa tạm chất thải sau phân loại (cho các trường hợp chất thải sau phân loại thu gom không đủ tải hoặc đơn vị thu gom không trực tiếp vận chuyển thẳng về khu xử lý).
Chỉ đạo UBND dân phường, xã, thị trấn phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên để hướng dẫn người dân, hộ gia đình, chủ nguồn thải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định.
Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban quản lý Khu công nghệ cao triển khai thực hiện Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND của UBND đến các chủ nguồn thải trong các Khu chế xuất và khu công nghiệp, Khu công nghệ cao. Phối hợp UBND các quận, huyện tổ chức kết nối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại của các khu với chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại trên địa bàn quận, huyện phù hợp, hiệu quả.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị liên quan phản ánh về Sở TN-MT xem xét, phối hợp giải quyết hoặc báo cáo kiến nghị UBND TP giải quyết theo thẩm quyền quy định.
MỚI ĐĂNG
- TP.HCM góp phần “Xanh hóa Trường Sa” với Chương trình ” Một triệu cây vì biển đảo Tổ quốc, Vì Quê hương Việt Nam Xanh”
- Chứng chỉ năng lượng tái tạo I-REC tại Việt Nam: Cùng Alena Energy hướng tới tương lai xanh
- Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức cuộc thi “SÁNG TẠO XANH – SÓNG TRONG LÀNH
- SAPUWA vinh dự được trao danh hiệu “Doanh nghiệp Xanh TP. HCM năm 2024”
- HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN MÔI TRƯỜNG TP HCM ĐẾN THĂM LỮ ĐOÀN TÊN LỬA BỜ 681
- Fujiwa Vietnam góp mặt trong TOP 98 “Doanh nghiệp Xanh TP. HCM năm 2024”
- ĐIỆN QUANG VINH DỰ ĐẠT DANH HIỆU DOANH NGHIỆP XANH 2024
- HANE tham gia đồng hành cùng Lữ đoàn 171 Vùng 2 Hải quân thực hiện chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”
- Hơn 60 doanh nghiệp, tập đoàn tham dự hội thảo “Tăng cường hiệu quả sản xuất với MES và IIoT – Giải pháp thông minh cho doanh nghiệp hiện đại”
- HUTECH TECHSHOW 2024: Cầu Nối Vững Chắc Giữa Nhà Trường Và Doanh Nghiệp