spot_img
HomeTài nguyên - Môi trườngÔ nhiễm môi trườngTP.HCM bắt đầu giải cứu 5 tuyến kênh, rạch

TP.HCM bắt đầu giải cứu 5 tuyến kênh, rạch

Không chỉ chịu tình trạng lấn chiếm nghiêm trọng, nhiều tuyến kênh, rạch trên địa bàn TP.HCM đang “chết” bởi ô nhiễm bủa vây.

UBND TP.HCM vừa chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung các giải pháp và nguồn lực giải cứu 5 tuyến kênh, rạch. Chỉ đạo này được đưa ra dựa trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng liên quan đến hiện trạng 5 tuyến kênh, rạch chính, có chức năng tiêu thoát nước ở khu nội thành nhưng lại xảy ra tình trạng lấn chiếm và xả rác một cách trầm trọng.

“Hôi thối cũng phải chịu…”

Năm tuyến kênh, rạch chuẩn bị được giải cứu gồm kênh Hy Vọng (quận Tân Bình), rạch Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh và Gò Vấp), rạch Nhảy – Ruột Ngựa (quận 8), rạch Bàu Trâu (quận 6 và Tân Phú), rạch Bình Thái (quận Thủ Đức).

Chúng tôi có mặt tại rạch Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh) vào chiều cuối tháng 10, cơn mưa lớn vừa ngớt càng làm không khí thêm ẩm thấp với mùi hôi xộc lên nồng nặc. Dọc các dãy nhà ven kênh là những lối đi ẩm thấp, nhếch nhác và lộn xộn với đủ loại vật dụng được người dân kê kích tạm bợ. Còn phía bờ kênh, hàng trăm căn nhà nhấp nhô, phía sau được cơi nới, thiết kế đủ hình hài, nằm chênh vênh trên các cọc bê-tông xám xịt. Mặt nước ở nhiều đoạn kênh đen đặc với đủ loại rác thải, nổi lập lờ dạt theo các đám lục bình, cỏ dại. Thân các cọc bê-tông cắm xuống mặt nước là đủ loại túi ni-lông, chai nhựa, hộp xốp… đóng thành tảng, mắc kẹt xung quanh.

Bà Lê Thị Thanh (63 tuổi; ngụ phường 15, quận Bình Thạnh), chủ một căn nhà ven rạch này, kể gia đình bà gồm nhiều thế hệ đã sinh sống tại đây. Con rạch ngày càng ô nhiễm nhưng do hàng chục năm sinh sống nên đã quen thuộc với gia đình bà. “Hôi thối cũng phải chịu chứ biết sao bây giờ. Chúng tôi có nghe việc sẽ cải tạo lại nhưng bao nhiêu năm vẫn vậy, rác thải thì cứ đổ xuống mỗi ngày…” – bà Thanh than thở và cho biết rất mừng khi hay tin các cơ quan chức năng sẽ kiên quyết trị nạn xả rác cũng như lấn chiếm mới ở con rạch này.

Theo bà Thanh, để niềm vui của người dân được trọn vẹn thì các cơ quan chức năng cần phải làm nghiêm với những kế hoạch thật cụ thể thì mới may cuộc giải cứu thành công.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở kênh Hy Vọng. Nhiều đoạn trên tuyến kênh này, ngoài việc nhiều hộ dân lấn chiếm thì còn bị rác thải dày đặc bủa vây. Thuê trọ ở khu vực này được gần 3 năm, bà Phạm Thị Mai (56 tuổi) cho biết cuộc sống của những người lao động nghèo hầu như ăn, ngủ cùng dòng kênh thối. Dù mùa mưa hay mùa khô thì con rạch cũng bốc mùi khó chịu. “Khi mới chuyển về, tôi hiếm khi ra phía kênh bởi quá ô nhiễm. Ăn cơm chung với mùi hôi thối cùng chuột bọ, ruồi nhặng… là chuyện thường tình. Cuộc giải cứu mà thành công thì còn gì vui hơn” – bà Mai chia sẻ.

Trị nghiêm việc lấn chiếm mới

Theo Sở Xây dựng, tính đến tháng 8-2019, tổng số trường hợp vi phạm lấn chiếm hệ thống thoát nước trên địa bàn TP là 35 tuyến kênh, rạch. Trong đó, quận 7 và Bình Thạnh có số trường hợp lấn chiếm kênh, rạch nhiều nhất, lần lượt là 9 và 8 tuyến. Dù thống kê tình trạng lấn chiếm đã được các quận, huyện xử lý đáng kể từ năm 2017 đến nay nhưng với những vi phạm như trên, vẫn là những con số đáng báo động. Qua ghi nhận trên các tuyến kênh, rạch, tình trạng lấn chiếm vẫn tràn lan.

Đơn cử như ở tuyến rạch Xuyên Tâm, hầu hết các hộ dân xung quanh đều xây dựng cơi nới, lấn ra mặt nước. Đặc biệt, nhiều công trình phụ như nhà vệ sinh, nhà tắm… cũng được thiết kế chênh vênh trên mặt nước, xả trực tiếp xuống lòng rạch. Đa số những phần lấn chiếm đều được xây dựng tạm bợ, lụp xụp và nhếch nhác. “Nhà tôi cũng lấn một phần, còn diện tích ở giấy tờ chỉ có phía trong, gắn với đất. Dù vậy, nếu nhà nước thu hồi thì gia đình tôi sẵn sàng trả lại và rất mong con rạch được nhanh chóng cải tạo để đỡ hôi thối” – ông Nguyễn Văn Hùng (ngụ phường 15, quận Bình Thạnh) nói.

Tình trạng lấn chiếm cũng không hiếm đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy. Theo Sở Giao thông Vận tải TP HCM, tình trạng lấn chiếm trên các tuyến do sở quản lý dù đã giảm đáng kể, từ 360 của năm 2014 còn 75 năm 2017, tuy nhiên hiện vẫn còn hàng chục trường hợp. Vấn nạn lấn chiếm gây ra nhiều hệ lụy, ngoài làm thu hẹp và biến đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến môi trường, ngập nước còn là nguyên nhân gây sạt lở. Chưa kể, việc lấn chiếm hành lang ven bờ còn gây khó khăn khi xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ mục đích công cộng, cấp thoát nước, PCCC…

Để tập trung “giải cứu” các tuyến kênh, rạch trên, UBND TP.HCM đã giao chính quyền các địa phương và sở – ngành liên quan thực hiện các giải pháp đồng bộ, tập trung nguồn lực giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm và xả rác. Đồng thời, các đơn vị cũng phải tăng cường thanh tra, không để phát sinh mới các vi phạm lấn chiếm, định kỳ hằng quý báo cáo tiến độ về Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên – Môi trường để tổng hợp báo cáo và đề xuất UBND TP. UBND TP giao Sở Xây dựng phối hợp Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương nêu trên xây dựng kế hoạch và trong việc nạo vét, duy tu, bảo dưỡng hệ thống sông, kênh, rạch, hệ thống thoát nước từ nay đến năm 2020.

Địa phương đã sẵn sàng

Để đối phó với vấn nạn ô nhiễm ngày một trầm trọng ở các tuyến kênh, rạch nêu trên, hầu hết địa phương đã có kế hoạch ứng phó cụ thể.

Điển hình như quận Bình Thạnh, đại diện UBND quận này cho biết từ đầu năm 2019, quận đã có kế hoạch chỉnh trang lại rạch Xuyên Tâm. Theo đó, đối với các hộ dân sống ven rạch, quận đã hỗ trợ làm các bồn cầu để tránh xả thải xuống rạch. Ngoài ra, các phường cũng tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không xả rác xuống rạch.

Theo NLĐ

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Tôn Đông Á đồng hành cùng hành tinh xanh – bước tiến vị môi trường bền vững

Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, Tôn Đông Á đã khẳng định vị thế là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thép lá mạ tại Việt Nam, đồng thời tiên phong thực hiện sứ mệnh...

GROWTECH VIETNAM 2024: CỘT MỐC ẤN TƯỢNG CHO CÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Growtech Vietnam 2024, triển lãm quốc tế hàng đầu về thiết bị và công nghệ nông - lâm - ngư nghiệp, đã khép lại thành công vang dội sau ba ngày sôi động tại Nhà B, Trung tâm Hội...

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 15/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại...

WEBINAR “Kinh Tế Tuần Hoàn và Đổi Mới Sáng Tạo trong Phát Triển Bền Vững”

Việt Nam đang đối mặt với áp lực về phát triển kinh tế song hành cùng bảo vệ môi trường. Hội thảo SUSTAINABLE FUTURE 7 là cơ hội để các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận các giải...

“Trại cai nhựa” cùng nhau thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần từ những hành động nhỏ

Ngày 16/11/2024, tại Sảnh Tây - AEON MALL Tân Phú Celadon. Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Dự án nhằm nâng cao nhận thức về...

Công ty VDS tổ chức hội nghị tập huấn kiểm kê khí nhà kính tại Đồng Nai

Ngày 14/11/2024, Công ty Cổ phần Giải pháp Nền tảng số Việt Nam (VDS) đã phối hợp với Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai và các chuyên gia đến từ Trường Đại học Tài nguyên...
spot_img
spot_img