spot_img
HomeĐô thịDiễn đàn văn hoá chung cưThực trạng chung cư tái định cư bỏ hoang

Thực trạng chung cư tái định cư bỏ hoang

Tái định cư là hoạt động mang nhiều ý nghĩa trên các phương diện xã hội nhằm ổn định và khôi phục cuộc sống cho những người bị thu hồi đất để xây dựng các dự án.

Thế nhưng, hiện nay một bộ phận người dân “chê” nhà chung cư tái định cư, mặc dù chính họ cũng trong tình trạng không chốn an cư. Vì sao?

NHÀ Ở, CHUNG CƯ TÁI ĐỊNH CƯ LÀ GÌ?

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn, tính đến năm 2017 có dân số 8,224,000 người và không ngừng tăng nhanh tạo nên sức ép lên hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị của thành phố cũng như đặt ra nhu cầu lớn về nhà ở. Nhiều dự án cao ốc chưng cư, khu đô thị, đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội đã được triển khai để giảm bớt áp lực này.

Trong quá trình này, Nhà nước lấy đất để triển khai dự án nên một số hộ dân sống trên diện tích đất này cần được bố trí nơi ở mới, chính là quá trình tái định cư. Hiện nay, Nhà nước quy định, tái định cư bao gồm các hoạt động nhằm hỗ trợ cho những cư dân bị ảnh hưởng do việc thực hiện các dự án gây ra nhằm khôi phục và cải thiện mức sống của họ. Ngoài ra, các dự án tái định cư còn tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất kinh tế, văn hoá, xã hội của hộ và cộng đồng.

Có thể nói, tái định cư là một quá trình bao hàm từ việc đền bù (bồi thường) cho các thiệt hại về tài sản và ổn định cuộc sống người dân khi bị xáo trộn do dự án phát triển gây ra. Đây là quá trình giúp người dân di chuyển và hỗ trợ họ tạo lập lại nơi ở mới, khôi phục cuộc sống và đảm bảo tăng nguồn thu nhập của người dân.

NHỮNG KHU CHUNG CƯ TÁI ĐỊNH CƯ HOANG VẮNG BÓNG NGƯỜI

Thành phố Hồ Chí Minh đã dành nhiều quỹ đất dành cho việc xây dựng nhà tái định cư. Cụ thể, kế hoạch từ nay đến năm 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xây dựng thêm các dự án tái định cư mới cho hơn 20.000 hộ dân trong diện giải tỏa.

Tuy nhiên điều đáng quan tâm là cùng lúc xây nhiều nhiều dự án tái định cư mới thì các dự án tái định cư đã xây lại bị dân chê, dù hiện nay họ không có chỗ ở nhưng họ vẫn không muốn đến định cư ở nơi ở mới. Có liệt kê một danh sách dài hàng loạt dự án chung cư tái định cư bị người dân “chê” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây. Điều này vô tình gây ra khản lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nước.

Chẳng hạn, với số vốn đầu tư 1.062 tỷ đồng trên tổng diện tích 31ha, với gần 2.000 căn hộ và hơn 500 nền đất, dành cho các hộ dân bị di dời khi Thành phố cải tạo bờ kênh Tân Hóa – Lò Gốm, dự án tiên thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên… Thế nhưng, Dự án Chung cư Vĩnh Lộc B (Bình Chánh) hiện nay đang bị bỏ hoang. Dự án đã chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2010, nhưng đến nay rất ít người dân đến nhận nhà và dọn về ở.

Những thông tin được các phương tiện thông tin đại chúng đưa lên cho thấy, Dự án Chung cư Vĩnh Lộc B được Sở Xây dựng giao cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh quản lý và xây dựng. Đến nay dự án có 23 lô chung cư, toàn khu có 1.939 căn hộ nhưng chỉ có 306 hộ đang ở, nghĩa là vẫn còn tới 1.633 căn hộ đang để trống.

Cảnh tượng vắng vẻ cũng bao trùm Chung cư 481 Bến Ba Đình, quận 8. Khu chung cư này khá khang trang, với 2 khối nhà cao 15 tầng, gồm 350 căn hộ, có diện tích từ 59 – 97 m2 cũng bị bỏ hoang nhiều năm nay và mang nhiều mối nguy hiểm rình rập cho các hộ dân đang sống tại đây.

Nhiều chung cư khác như chung cư Bắc Rạch Chiếc (quận 9), chung cư 234 Phan Văn Trị (quận Bình Thạnh)… cũng trong tình trạng tương tự. Do không có người ở nên cửa sổ, lan can, nền, tường… của nhiều khu tái định cư đã xuống cấp và nứt toác.

Trong lúc giải quyết nhà ở cho người dân thu nhập thấp tại đô thị hết sức bức xúc, thì hàng loạt khu chung cư, căn hộ tái định cư bỏ hoang trên địa bàn Thành phố là một thực tế vô cùng khó chấp nhận.

VÌ SAO DÂN KHÔNG MẶN MÀ?

Từ năm 2010 đến nay khu tái định cư Vĩnh Lộc B trở thành một trong những “điểm đen” về tệ nạn xã hội. Vì hầu hết các căn hộ không có người ở, cho nên nơi đây đang trở thành một bãi rác khổng lồ và là nơi cư ngụ của các đối tượng nghiện hút, mại dâm…

Tình hình đã được phản ánh trên Báo Mới đăng ngày 22/2/2017, về việc có một số thanh niên thường xuyên chạy xe máy (có dấu hiệu “độ xe”) nẹt pô gây tiếng ồn lớn, lạng lách, đánh võng tại khu vực xung quanh Chung cư 481 Bến Ba Đình, phường 9, quận 8 ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường và an toàn của người dân, đặc biệt là trẻ em. Người dân ở khu vực này phản ánh: “Nơi đây là điểm tập trung tệ nạn xã hội, hút chích, cướp giật đầy đường, điện thoại túi xách không cẩn thận là bị giật ngay”. Hiện tại chung cư đang có hiện tượng bị xuống cấp vì không được duy tu bảo dưỡng, một số vị trí ở 2 block bị như nứt nẻ, rác thải đầy khuôn viên và sơn tường bị bong tróc.

Thông tin tổng hợp từ Báo Đầu tư Bất động sản Online đăng ngày 11/4/2016, lý do người dân chê nhà tái định cư là vì người dân vẫn chưa quen với việc ở chung cư. Người dân lao động buôn bán ở trung tâm thành phố, nên việc chuyển họ về sống tại quận vùng ven không có điểm buôn bán, mỗi tháng lại phải chi trả nhiều khoản như phí bảo trì chung cư, tiền giữ xe, tiền đổ rác… khiến họ không muốn ở chung cư.

Có thể thấy, lý do dân chê nhà tái định cư là vì chính quyền thành phố áp đặt cho họ phải ở khu vực đó, chứ không phải xuất phát từ mong muốn của những người dân được di dời về nơi ở đó. Mặt khác, những khu tái đinh cư này cũng không tạo điều kiện cho người dân tái định cư có thể sinh sống, không thỏa mãn nguyện vọng của người dân nên họ không về ở.

Mặt khác, do người dân tái định cư thường không được bố trí tái định cư tại những nơi có nhiều nhu cầu việc làm hay có thị trường buôn bán thuận lợi nên đa số họ phải quay lại nơi ở cũ để làm việc và buôn bán. Chính sự “không thể thay đổi” ấy khiến họ phải chịu đựng những khó khăn, tổn thất để giữ được công việc làm cũ nhằm tạo ra thu nhập cho gia đình. Và việc người dân không tìm được việc làm ở nơi ở mới cũng thể hiện sự khó khăn trong việc hoà nhập vào cộng đồng dân cư mới của người dân tái định cư.

Cư dân khi sống ở các chung cư, họ mất cơ hội mưu sinh. Khi sống ở trên kênh rạch, đúng là có nhếch nhác, bẩn thỉu nhưng họ lại có cuộc sống thoải mái, có chỗ bán hàng ngay ở cửa nhà, dễ dàng khi đi bán hàng rong và làm thợ. Ở chung cư họ không có chỗ để xe ba gác, xe xích lô, xe hủ tiếu, mì gõ. Ở căn hộ chung cư sạch, đẹp nhưng rất khó kiếm tiền.

Đa số hộ có thu nhập thấp hơn lúc trước khi tái định cư. Đồng thời, chi phí cho cuộc sống của hầu hết các hộ dân đều tăng lên làm cho cuộc sống của dân ngụ cư càng khó khăn hơn. Họ phải chi nhiều tiền cho các loại dịch vụ quản lý mà khi ở trên kênh không phải trả như dịch vụ bảo vệ, đèn chiếu sáng, bơm nước, gửi xe, tưới cây, vệ sinh công cộng, đổ rác…

Hầu hết con em các hộ gia đình tái định cư phải quay lại trường cũ để học, vì giấy tờ thủ tục khó khăn, nơi ở mới thiếu cơ sở vật chất, những giới hạn của định biên tài chính trong ngành giáo dục… Và việc quay lại trường cũ học gây ra nhiều khó khăn cho các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh, nhất là trong việc đi lại.

Về điều kiện sinh hoạt của các hộ dân có thể nói nơi ở mới tốt hơn chỗ cũ. Thế nhưng, chất lượng công trình ngày càng xuống cấp, ít được quan tâm bảo trì hay sửa chữa, nguồn nước bị ô nhiễm, đóng rong rêu… cũng khiến người dân lo lắng.

Về các quan hệ xã hội, đa số hộ gia đình vẫn giữ được quan hệ như cũ với hàng xóm cũ của mình. Đặc biệt, các hộ gia đình về tái định cư ở cùng một nơi mới đã có được mối quan hệ rất tốt với nhau, họ quan tâm giúp đỡ nhau rất nhiều.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, người dân tái định cư cũng còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc hoà nhập với cộng đồng dân cư (tại chỗ) nơi ở mới, và ở một số nơi cũng đã xảy ra những mâu thuẫn không đáng có.

Những “tổn thất vô hình” như những xáo trộn về thời gian, những tổn thất về sức khoẻ và tâm lý cho cư dân. Để người dân coi các khu nhà, chung cư tái định cư là một phương án an cư lạc nghiệp khả thi nhất, thì yêu cầu các ban lãnh đạo Thành phố nên đề ra và thực hiện những chính sách hỗ trợ tích cực hơn cho người dân.

ANH DƯƠNG (TH).

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Tôn Đông Á đồng hành cùng hành tinh xanh – bước tiến vị môi trường bền vững

Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, Tôn Đông Á đã khẳng định vị thế là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thép lá mạ tại Việt Nam, đồng thời tiên phong thực hiện sứ mệnh...

GROWTECH VIETNAM 2024: CỘT MỐC ẤN TƯỢNG CHO CÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Growtech Vietnam 2024, triển lãm quốc tế hàng đầu về thiết bị và công nghệ nông - lâm - ngư nghiệp, đã khép lại thành công vang dội sau ba ngày sôi động tại Nhà B, Trung tâm Hội...

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 15/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại...

WEBINAR “Kinh Tế Tuần Hoàn và Đổi Mới Sáng Tạo trong Phát Triển Bền Vững”

Việt Nam đang đối mặt với áp lực về phát triển kinh tế song hành cùng bảo vệ môi trường. Hội thảo SUSTAINABLE FUTURE 7 là cơ hội để các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận các giải...

“Trại cai nhựa” cùng nhau thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần từ những hành động nhỏ

Ngày 16/11/2024, tại Sảnh Tây - AEON MALL Tân Phú Celadon. Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Dự án nhằm nâng cao nhận thức về...

Công ty VDS tổ chức hội nghị tập huấn kiểm kê khí nhà kính tại Đồng Nai

Ngày 14/11/2024, Công ty Cổ phần Giải pháp Nền tảng số Việt Nam (VDS) đã phối hợp với Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai và các chuyên gia đến từ Trường Đại học Tài nguyên...
spot_img
spot_img