spot_img
HomeKhoa học - Công nghệThả MUỖI WOLBACHIA để “DIỆT TRỨNG” muỗi SỐT XUẤT HUYẾT

Thả MUỖI WOLBACHIA để “DIỆT TRỨNG” muỗi SỐT XUẤT HUYẾT

Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt kế hoạch thả thí điểm muỗi mang Wolbachia nhằm phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue thuộc Dự án hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam.

Nghiên cứu từ dự án cho thấy việc thả muỗi mang Wolbachia cả muỗi đực và cái vào môi trường khi gặp muỗi sốt xuất huyết, trứng của nó sẽ tự ung và không thể nở thành loăng quăng.

BỘ Y TẾ ĐÃ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THẢ MUỖI SINH HỌC

Cụ thể, vào chiều ngày 11/1/2017, Dự án hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam đã được tổ chức họp báo thông báo về kế hoạch thả muỗi Wolbachia tại xã Vĩnh Lương, TP.Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Trước đó, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu Dự án tiến hành khảo sát thêm ở các địa bàn ngoài trung tâm, những nơi tương đối biệt lập với thành phố Nha Trang và đáp ứng các yêu cầu về mặt khoa học để đề xuất thả muỗi. Sau khảo sát, tỉnh Khánh Hòa đã đồng ý với phương án sẽ thả muỗi ở xã Vĩnh Lương, để đánh giá kết quả và sau đó mới tiếp tục triển khai ở các phường nội thành.

Theo TS.BS Nguyễn Bình Nguyên – một điều phối viên thực địa của Dự án hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam – cho biết trong năm 2018, dự án sẽ thả muỗi sinh học mang Wolbachia tại 8 thôn gồm các thôn Lương Sơn 1, 2, 3; Văn Đăng 1, 2, 3 và Võ Tánh 1, 2.

Theo đó, thời gian thả muỗi dự kiến bắt đầu từ tháng 3/2018, kéo dài từ 12 đến 18 tuần tiếp theo và dự kiến kết thúc vào khoảng tháng 6. Dự án đã lập bản đồ phân chia trên 200 ô thả muỗi trong khu vực, mỗi ô có kích thước 50mx50m (diện tích 2.500m2). Mỗi tuần dự án sẽ thả khoảng 100 con muỗi vào mỗi ô như vậy, tương ứng với mức thả trung bình là 1 con muỗi/25m2/tuần.

Việc thả muỗi Wolbachia chỉ được tiến hành sau khi có được sự đồng thuận 80% từ phía cộng đồng. Vì vậy mà trước khi tiến hành thả muỗi, dự án sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan ở địa phương đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và tham vấn cộng đồng bằng nhiều hình thức.

Được biết, trước đó, dự án đã tiến hành thả muỗi Wolbachia trên đảo Trí Nguyên (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) vào năm 2013 và 2014. Từ khi kết thúc thả muỗi đến nay, số ca mắc SXH trên đảo giảm đi đáng kể so với những năm trước và không có ổ dịch SXH tập trung nào xảy ra trên đảo trong 4 năm qua.

MUỖI MANG WOLBACHIA LÀ GÌ?

Wolbachia là vi khuẩn nội bào, sống trong tế bào côn trùng và truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo thông qua buồng trứng của côn trùng. Trong tự nhiên có đến 60% các loài côn trùng có mang vi khuẩn Wolbachia như bướm, chuồn chuồn, ruồi dấm. Tuy nhiên vi khuẩn này không tồn tại trong muỗi vằn truyền bệnh Sốt xuất huyết Dengue (SXH).

Các nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn Wolbachia đều chứng minh nó tồn tại một cách tự nhiên ở côn trùng và vô hại, không gây bệnh cho động vật có vú. Đây còn là loài vi khuẩn rất dễ truyền và lan rộng trong quần thể côn trùng nên nó có khả năng chống lại bệnh sốt xuất huyết.

Cơ thể muỗi mang Wolbachia có khả năng ức chế sự phát triển của virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, virus Zika và một số loại virus khác truyền qua muỗi, từ đó làm giảm nguy cơ lây truyền virus gây bệnh sang người. Như vậy, vi khuẩn Wolbachia được đưa vào cơ thể muỗi vằn giúp muỗi tăng “sức đề kháng” với virus gây bệnh.

Phương pháp sử dụng muỗi Wolbachia để diệt muỗi gây sốt xuất huyết đã được nghiên cứu, triển khai tại nhiều nước trên thế giới. Các nghiên cứu đánh giá khoa học toàn diện về tính an toàn tại Australia, Việt Nam, Indonesia và hơn 10 năm nghiên cứu ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy loài muỗi này an toàn cho con người, động vật và môi trường.

Công trình Wolbachia được các nhà khoa học thuộc Viện Fiocruz tại bang Rio de Janeiro, Brazil thực hiện nhằm chống dịch sốt xuất huyết lan nhanh tại đây. Trong rất nhiều năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm cách sử dụng Wolbachia trong việc kiểm soát bệnh SXH ở khắp nơi trên thế giới.

Được biết, muỗi sinh học mang Wolbachia được sử dụng để thả vào môi trường là muỗi có nguồn gốc địa phương, có chứa vi khuẩn Wolbachia nhờ quá trình lai nhiều thế hệ muỗi đực địa phương với một số muỗi cái mang Wolbachia ban đầu.

Việt Nam là một trong những nước có tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp. Mỗi năm có hàng triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết và hàng ngàn ca tử vong. Vì vậy, nếu Dự án hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam thành công và được áp dụng rộng rãi trên khắp cả nước thì trong tương lai sẽ góp phần giảm thiểu số ca mắc bệnh và có khả năng diệt trừ hoàn toàn dịch bệnh đáng lo ngại này.

PHAN HỒNG (tổng hợp)

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Sự kiện cuối năm CLB CBSC lan tỏa “sự tử tế” trong kinh doanh

Với tinh thần "Chia sẻ giá trị - Kết nối đam mê," Câu lạc bộ CBSC (Construction Business Sharing & Connecting) đã khẳng định vị thế là mái nhà chung của hơn 1000 thành viên đến từ ba miền...

Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh tặng Trung đoàn 251 Hải quân 5.000 cây xanh

Ngày 8/12/2024, tại TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (HANE) đã đến thăm, trồng cây và giao lưu tại Trung đoàn 251, Vùng 2...

HANE hướng tới xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp xanh, cộng đồng doanh chủ phát triển bền vững

Ngày 1/12/2024, tại  Vincom Plaza Cộng Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Gian Hàng Xanh ESG phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP. Hồ Chí Minh, Hội...

Giới trẻ hưởng ứng tích cực trao tặng cây xanh góp phần bảo vệ môi trường tại Đêm Chung kết Cảm hứng HOZO 2024...

Tiếp nối sau 2 đêm Bán kết bùng nổ tại Nhà Văn hóa Thanh niên vào tháng 10 vừa qua. HOZO một lần nữa gửi đi những lời kêu gọi chân thành đến tất cả khán giả Thành phố...

Tôn Đông Á đồng hành cùng hành tinh xanh – bước tiến vị môi trường bền vững

Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, Tôn Đông Á đã khẳng định vị thế là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thép lá mạ tại Việt Nam, đồng thời tiên phong thực hiện sứ mệnh...

GROWTECH VIETNAM 2024: CỘT MỐC ẤN TƯỢNG CHO CÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Growtech Vietnam 2024, triển lãm quốc tế hàng đầu về thiết bị và công nghệ nông - lâm - ngư nghiệp, đã khép lại thành công vang dội sau ba ngày sôi động tại Nhà B, Trung tâm Hội...
spot_img
spot_img