spot_img
HomeKhoa học - Công nghệNhững ngộ nhận trong chuyển đổi số- cần nhận thức đúng như thế nào?

Những ngộ nhận trong chuyển đổi số- cần nhận thức đúng như thế nào?

Chúng ta đã thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia được hơn 2 năm. Sau hơn 2 năm đó, hình như chưa có một kết quả nào đáng để chúng ta tự hào nói rằng “chuyến tàu lịch sử” đã không bị bỏ lỡ.

Bên cạnh đó, xuất hiện không ít những ngộ nhận, những nhận xét cảm tính về quá trình quan trọng và tất yếu này. Dưới đây là một vài ví dụ để bạn đọc tham khảo.

 

Trong xã hội, nhiều người hiểu chuyển đổi số là việc chuyển từ ứng dụng các phần mềm rời rạc sang ứng dụng các phần mềm tổng hợp, kiểu ERP

Điều đó thế giới đã làm từ 30 năm trước. Dễ dàng nhận ra rằng dù có ứng dụng thành công ERP trong mọi tổ chức, doanh nghiệp thì cũng không làm thay đổi được phương thức sản xuất của xã hội hiện nay, mà chỉ có thể tạo ra một số cải tiến nhất định. Đó là cách làm phổ biến trong kỷ nguyên điện tử.

Sang kỷ nguyên số, mọi thứ thay đổi. Yếu tố tạo ra sự khác biệt là sự xuất hiện của các cơ chế tự động thông minh tham gia vào quá trình sản xuất, làm thay đổi quy trình sản xuất, dẫn tới thay đổi phương thức sản xuất của xã hội. Đó mới là nội hàm chính của chuyển đổi số.

Có quan niệm cho rằng các công ty CNTT nghiễm nhiên là các doanh nghiệp số, đúng không?

Gần đây, trong một sự kiện quan trọng tầm quốc gia của ngành ICT, con số cả nước có 64.000 doanh nghiệp số đã được giới thiệu. Đó là quan niệm sai. Nếu các công ty CNTT không tự chuyển đổi số thì chính họ cũng vẫn là doanh nghiệp điện tử chứ không phải doanh nghiệp số.

Có một điểm lý thú là quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp CNTT diễn ra cực kỳ mạnh mẽ và triệt để, nhất là đối với các doanh nghiệp phát triển phần mềm. Chuyển đổi số làm cho các doanh nghiệp này thay đổi hoàn toàn. Chúng ta biết rằng, trong quá trình chuyển đổi số, con người “nhường” một số việc cho máy thực hiện. Phần nhiều, đó là những việc nặng nhọc, độc hại, nhàm chán hay cần độ chính xác cao.

Trong các doanh nghiệp CNTT, khi chuyển đổi số, rất nhiều việc được thực hiện theo nguyên tắc tự động thông minh. Đơn cử như việc lập trình (coding) sẽ do máy đảm nhiệm vì máy làm nhanh hơn con người hàng triệu lần, lại rất dễ dàng sửa đổi, hiệu chỉnh khi con người chỉ ra những lỗi cần sửa và hướng dẫn cho máy điều chỉnh.

Cơ chế máy học và học sâu giúp máy phát triển các hệ thống ứng dụng một cách hoàn hảo. Việc tổ chức dữ liệu cũng được giao cho máy. Máy tổ chức dữ liệu hoàn toàn khác với cách thức mà con người vẫn làm trong hàng chục năm qua, khoa học hơn, chặt chẽ hơn và dễ quản trị hơn theo nguyên lý tổ chức phiên bản số đúng nghĩa của các thực thể. Những doanh nghiệp CNTT thực hiện chuyển đổi số theo hướng này mới trở thành doanh nghiệp số.

Vì có máy làm thay người nên các doanh nghiệp số thường không có nhiều lao động mà là nhiều robots, cả cứng lẫn mềm

Nhân sự chủ lực của các doanh nghiệp số là các nhà phân tích và thiết kế hệ thống tài giỏi, những người dạy máy những điều mới mẻ mà con người có thể nghĩ ra nhưng không tự thực hiện được.

Một xu thế tất yếu đang diễn ra là sự hình thành của các SME trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số. Đó là các doanh nghiệp công nghệ số với quân số nhỏ nhưng có khả năng tạo ra các công cụ số cho cả triệu người dùng và có doanh thu không hề nhỏ.

Không ít người nói đến Internet kết nối vạn vật (Internet of things – IoT) nhưng hình như chưa đánh giá đúng về vai trò của chúng

Thực tế là trong rất nhiều hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số, rất ít khi IoT được đề cập tới, thời lượng chính là dành cho các sản phẩm kiểu ERP mà con người vẫn phải tự cập nhật dữ liệu.

Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn đâu là cội nguồn của quá trình chuyển đổi số thì mới nhận diện đúng vài trò của các IoT. Gốc rễ của chuyển đổi số bắt nguồn từ khả năng thu thập dữ liệu tự động độc lập với con người. Việc này chỉ có các thiết bị IoT mới làm được.

Chúng được chế tạo ra là để phục vụ mục đích này và cũng nhờ có sự tồn tại của các cảm biến, camera, RFID, GPS, QR code,… mà vạn vật mới có thể có được phiên bản số của mình trên Internet. Nghĩa đen của cụm từ Internet of things (Internet kết nối vạn vật) chính là xuất phát từ điều đó.

Dựa trên các dữ liệu do IoT thu thập, người ta phát triển các cơ chế tự động thông minh (các CPS) để sử dụng vào quy trình sản xuất

Sự xuất hiện của các CPS làm thay đổi quy trình sản xuất, giúp nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại việc máy làm thay người mà năng suất lao động tăng thêm, điều quan trọng hơn là máy không những có thể làm thay con người mà còn có thể làm tốt hơn nhiều, bởi máy có thể thực hiện cả những gì mà trước đó con người không thể thực hiện, có thể liên kết đa chiều, xử lý và mở rộng các tương tác logic gần như không có giới hạn.

Vì khả năng này, người ta xem chuyển đổi số là động lực của CMCN 4.

Gần đây, trong một số buổi phỏng vấn, phóng viên hay hỏi diễn giả “Anh đánh giá thế nào về tình hình ứng dụng chuyển đổi số?”. Đây là một câu hỏi sai. Ở Việt Nam, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi từ phương thức sản xuất thủ công bán tự động hóa sang phương thức sản xuất thông minh hóa.

Chuyển đổi số không phải là một công nghệ mới. Vì thế, không thể nói “ứng dụng chuyển đổi số”.

Cũng có nhiều tải liệu đề cập tới vấn đề “Cần nhanh chóng chuyển đổi số để phục hồi kinh tế và phát triển sau đại dịch”

Đó là cách nói theo cảm tính. Khi nói “phục hồi” người ta nghĩ đến chuyện cố gắng trở lại như cũ, theo cách cũ nhưng với nỗ lực cao hơn. Điều đó không đúng với tinh thần chuyển đổi số.

Chuyển đổi số không phải ứng dụng một công nghệ mới cho cách làm cũ mà là sự chuyển đổi hoàn toàn từ cách làm cũ sang cách làm hoàn toàn mới! Như thế, nên hiểu chuyển đổi số là chìa khóa phát triển kinh tế Việt Nam lên một tầm cao mới là kinh tế số chứ không đơn thuần là liều thuốc phục hồi.

Ai cần được hưởng chính sách ưu tiên?

Trong thực tế đã có địa phương ưu đãi chuyên gia CNTT bằng chính sách cho hưởng mức lương với hệ số hơn 2 lần hay đang nghiên cứu cho hưởng chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân. Điều đó có thể là cần thiết trong kỷ nguyên điện tử.

Tuy nhiên, trong kỷ nguyên số, các chuyên gia CNTT không còn đóng vai trò trung tâm nữa. Vai trò đó chuyển sang các chuyên gia chuyên ngành (domain experts).

Ngày nay, các chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực mới là những người quyết định sự thành bại của chuyển đổi số, bởi vì chỉ có họ mới hiểu rõ nhất quy trình sản xuất trong lĩnh vực mà mình là chuyên gia cần thay đổi như thế nào. Cái họ cần là công cụ và chính sách để thực hiện.

Đối với các chuyên gia CNTT, nếu vẫn giữ cách làm cũ thì rất dễ bị loại khỏi cuộc chơi vì những gì vốn là niềm tự hào của họ như lập trình, kiểm soát hệ thống,… thì nay, máy làm tốt hơn nhiều. Chính họ phải phấn đầu trở thành chuyên gia công nghệ số – những người có khả năng dạy cho máy thông minh hơn – nếu không, sẽ không có tương lai.

Thay lời kết

Chúng ta cùng chia sẻ những gì chưa làm được hay làm chưa đúng để cùng nhau chung tay, góp sức thực hiện chuyển đổi số một cách chắc chắn, hiệu quả, từng bước một chuyển dịch phương thức sản xuất của toàn xã hội hướng tới nền kinh tế số, xã hội số – đó là việc lớn nhất, quan trọng nhất của đất nước trong 20 – 30 năm tới.

NGUYỄN TUẤN HOA 

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Tôn Đông Á đồng hành cùng hành tinh xanh – bước tiến vị môi trường bền vững

Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, Tôn Đông Á đã khẳng định vị thế là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thép lá mạ tại Việt Nam, đồng thời tiên phong thực hiện sứ mệnh...

GROWTECH VIETNAM 2024: CỘT MỐC ẤN TƯỢNG CHO CÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Growtech Vietnam 2024, triển lãm quốc tế hàng đầu về thiết bị và công nghệ nông - lâm - ngư nghiệp, đã khép lại thành công vang dội sau ba ngày sôi động tại Nhà B, Trung tâm Hội...

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 15/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại...

WEBINAR “Kinh Tế Tuần Hoàn và Đổi Mới Sáng Tạo trong Phát Triển Bền Vững”

Việt Nam đang đối mặt với áp lực về phát triển kinh tế song hành cùng bảo vệ môi trường. Hội thảo SUSTAINABLE FUTURE 7 là cơ hội để các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận các giải...

“Trại cai nhựa” cùng nhau thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần từ những hành động nhỏ

Ngày 16/11/2024, tại Sảnh Tây - AEON MALL Tân Phú Celadon. Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Dự án nhằm nâng cao nhận thức về...

Công ty VDS tổ chức hội nghị tập huấn kiểm kê khí nhà kính tại Đồng Nai

Ngày 14/11/2024, Công ty Cổ phần Giải pháp Nền tảng số Việt Nam (VDS) đã phối hợp với Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai và các chuyên gia đến từ Trường Đại học Tài nguyên...
spot_img
spot_img