spot_img
HomeAn toàn thực phẩmLo ngại thịt heo nhập khẩu không an toàn

Lo ngại thịt heo nhập khẩu không an toàn

Kể từ 20/9, Việt Nam chính thức tạm dừng nhập khẩu thịt heo từ Hungary và Ba Lan – nơi đang có bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF). Song, thị trường mua bán nguồn thịt này vẫn sôi động, không hề có dấu hiệu chậm lại.

Ngập tràn thịt heo nhập khẩu từ Hungary, Ba Lan…

Trước thông tin trên, nhiều người tiêu dùng (NTD) trước giờ thường mua thịt heo nhập khẩu lo ngại, vì không biết thịt heo đang bán trên thịt trường có nhập từ nguồn dịch? An toàn chất lượng có được kiểm soát chặt chẽ?

Thực tế, tại một số cửa hàng tiện lợi và trên các trang mạng vẫn bày bán thịt heo nhập khẩu các loại và giới thiệu là thịt heo Ba Lan, Hungary, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha…Giao dịch mua – bán vẫn diễn ra sôi động, nhiều nơi cho biết, khách vẫn mua đều như mọi ngày.

Theo đó, NTD muốn mua sườn heo, thăn, ba rọi, nạc vai, nạc dăm, tim heo, cật heo, cốt lết, móng giò… đều có. Nhân viên bán hàng của một trang mạng chuyên phân phối “thịt ngon quốc tế”, giới thiệu: “Bên em còn có đa dạng thịt heo nhập khẩu từ Đan Mạch, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ, Canada, Úc, Argentina… Mỗi phần có trọng lượng từ 200gr – 500gr để khách mua lẻ dễ chọn, chị mua nhiều có quà tặng là gia vị ướp và sốt nướng kiểu Nhật, Hàn kèm theo”.

Người tiêu dùng đắn đo chọn mua thịt heo trong nước hay thịt heo ngoại nhập

Thịt heo Hungary vẫn được chào bán rôm rả, giá không hề giảm. Như, cùng trọng lượng 400gr, phi lê heo: 252.400 đồng; ba rọi 211.600 đồng; nạc dăm 219.600 đồng; thăn lưng 239.600 đồng;… Tính ra, giá trung bình gần 600.000 đồng/kg, cao gấp 3 – 5 lần so với giá thịt heo trong nước.

Thịt heo Ba Lan giá có rẻ hơn. Móng giò heo 100.000 – 105.000 đồng/kg; sườn non heo nguyên tảng giá từ 160.000 – 190.000 đồng/kg; bắp giò heo giá từ 110.000 – 120.000 đồng/kg… Theo người bán, nguồn thị heo này các nhà hàng, quán ăn mua nhiều và thường mua nguyên tảng, số lượng lớn mấy chục ký trở lên, giá còn ưu đãi hơn.

Chúng tôi than giá thịt heo Hungary cao quá, người bán giải thích: “Heo được chăn nuôi hoàn toàn tự nhiên, cho thịt chất lượng cao và được bảo quản theo công nghệ hiện đại trong quá trình nhập khẩu, phân phối nên giữ nguyên chất lượng, hương vị tươi ngon”.

Chúng tôi thắc mắc: “Sao cấm nhập khẩu thịt heo từ Ba Lan, Hungary mà vẫn có hàng bán? Sắp tới có đứt hàng không?”, chủ cửa hàng chuyên doanh thịt heo nhập khẩu trên đường Hoàng Hoa Thám (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) khẳng định: “Không lo đứt hàng!”.

Theo người này, từ ngày 20/9 cấm nhập thịt heo từ Ba Lan, Hungary; còn thịt heo nhập trước ngày này vẫn bán bình thường.

“Chúng tôi nhập số lượng lớn và bảo quản tốt nên vẫn còn nguồn hàng dồi dào để bán cho đến khi Nhà nước cho nhập trở lại”, người bán nói.

Tăng cường kiểm soát thịt heo nhập khẩu

Tuy nhiên, điều đáng lo là, theo Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), từ đầu năm 2018 đến nay, tại Hungary đã phát hiện có dịch tả heo trên heo rừng tại 2 tỉnh và tại Ba Lan đã phát hiện có dịch tả heo châu Phi tại 5 tỉnh trên hơn 5.440 con heo rừng và heo nuôi.

Như vậy, lượng lớn thịt heo đã nhập khẩu từ hai nguồn này và đang được bày bán có đảm bảo an toàn?.

Đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu thịt các loại tại Q.2, TP.HCM, khẳng định nhập khẩu thịt heo theo đường chính ngạch, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chất lượng lô hàng nên không lo an toàn chất lượng thịt heo nhập khẩu.

Tuy nhiên, ngoài thị trường, nhiều nơi chào bán thịt heo nhập khẩu nhưng chỉ ghi chung chung là “sườn non nhập khẩu”, chứ không ghi rõ ràng nguồn gốc nhập từ nước nào. Thậm chí, không có thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng nên không ít NTD hoang mang, lo ngại chất lượng.

Người tiêu dùng băn khoăn, lo ngại khi sườn non nhập khẩu không có thông tin nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Tại một cửa hàng tiện lợi trên đường An Dương Vương (Q.6, TP.HCM), “sườn non heo nhập khẩu” được treo móc bán với giá rẻ hơn nhiều so với sườn non heo nội địa và có đặc điểm ít mỡ, nhiều nạc. Tại đây, giá khuyến mại giảm từ 150.000 đồng/kg xuống chỉ còn 129.000 đồng/kg. Nhân viên cho biết, mỗi ngày bán khoảng 20 – 30kg sườn non nhập khẩu. Trong khi đó, giá sản phẩm cùng loại trong nước có mức từ 170.000 – 190.000 đồng/kg (loại ngon).

Dù giá rẻ nhưng nhiều người dè dặt, chần chừ cầm lên đặt xuống vì sườn non heo được bán cân ký như ngoài chợ, chứ không đóng gói bao bì thể hiện đầy đủ thông tin nhãn mác rõ ràng. An toàn chất lượng thịt heo nhập khẩu vẫn còn là dấu hỏi với NTD!?.

Trả lời báo chí, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cho biết, trên thực tế Việt Nam nhập khẩu rất ít thịt heo từ Ba Lan và Hungary, mà chủ yếu nhập từ Mỹ và Canada.

Trong công văn của Bộ NN & PTNT nêu rõ: Việt Nam cho phép nhập khẩu đối với những lô hàng thịt heo và sản phẩm thịt heo có nguồn gốc từ các tỉnh đang có dịch nhưng đã rời cảng xuất hành trước ngày 20/9 và đang trên đường từ Hungary, Ba Lan đến Việt Nam.

Bộ NN&PTNT yêu cầu cơ quan Thú y tổ chức kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm an toàn dịch bệnh – nhất là bệnh ASF đối với những lô hàng này. Đến khi Hungary và Ba Lan công bố an toàn ASF theo quy định của OIE thì Việt Nam mới nhập khẩu trở lại thịt heo từ hai nước này.

Đại diện Tổng cục Hải quan cho biết đã chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có bệnh dịch tả heo châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam.

Bênh cạnh đó, tăng cường công tác chống buôn lậu, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn điều tra, xử lý vi phạm đối với những hành vi vận chuyển trái phép, nhập lậu heo và sản phẩm từ heo.

Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo, mặt hàng heo và các sản phẩm của heo nhập khẩu phải được quản lý tại cửa khẩu nhập đầu tiên; không giải quyết thủ tục chuyển cửa khẩu, đưa hàng về bảo quản; chỉ thông quan khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch đạt yêu cầu của cơ quan kiểm dịch.

Trường hợp phát hiện các lô hàng heo và sản phẩm của heo nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới thì dừng làm thủ tục thông quan, đồng thời thông báo cho cơ quan liên quan để xử lý.

Đại diện Cục Thú y khẳng định, thịt và sản phẩm thịt heo từ các nước nhập khẩu vào Việt Nam đã được kiểm soát chặt chẽ theo chuỗi, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; hạn sử dụng của các lô hàng nhập khẩu về tới Việt Nam còn hạn sử dụng ít nhất là 8 tháng.

Theo quy định, các nhà máy sản xuất thịt phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thẩm định, kiểm tra, đánh giá từng cơ sở giết mổ và chế biến thịt. Nếu đạt yêu cầu thì mới được đưa vào danh sách các nhà máy được phép xuất khẩu vào Việt Nam.

Tất cả các lô hàng thịt đông lạnh được nhập khẩu vào Việt Nam đều được lưu giữ ở khu vực cửa khẩu nhập và được các cơ quan thú y cửa khẩu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Các cơ quan thú y cửa khẩu lấy mẫu 100% lô hàng thịt nhập khẩu để xét nghiệm các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan, vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

Kết quả xét nghiệm bảo đảm yêu cầu mới được phép làm thủ tục nhập khẩu để tiêu thụ nội địa. Nếu sản phẩm kém chất lượng, không đạt yêu cầu thì buộc phải tiêu hủy, tái xuất hoặc chuyển mục đích sử dụng. Trên các thùng carton chứa đựng thịt đều có nhãn mác hàng hóa (ghi rõ nguồn gốc xuất xứ thịt từ nước nào, ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng, hướng dẫn nhiệt độ bảo quản thịt…).

Theo báo Phụ nữ

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Ra mắt Vườn ươm “Vì biển đảo Tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh” tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An...

Chiều 22/1/2025, tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (GDQPAN) đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện chương trình “Một triệu...

Trường Giang Phát: Thương hiệu Thực Phẩm Sạch Bát Giới thành quả từ sự nỗ lực

Công ty Trường Giang Phát thành lập năm 2009 tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai do ông Vũ Văn Tư làm chủ. Ngay từ những ngày đầu thành lập ông Vũ Văn Tư- khi đó còn rất...

Ngày Yêu Môi Trường tại Bãi Biển Hạ Thanh, Xã Tam Thanh, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam

Ngày 14/1/2025, chương trình “Ngày Yêu Môi Trường” đã diễn ra sôi động tại bãi biển Hạ Thanh, xã Tam Thanh, với sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Echogreen và Ủy Ban Nhân Dân xã Tam Thanh....

Chương trình “Một triệu cây vì biển đảo Tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh” lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường...

Sáng ngày 13/1, tại Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (Quận 4, TP.HCM), Trung Tâm Ngoại Ngữ Liên Lục Địa (I-CLC) phối hợp cùng Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM (HANE) đã giới thiệu chương trình...

EchoGreen công bố đại sứ của dự án “Túi Lưới Yêu Môi Trường”

Ngày 14/01/2025, Sáng 14/1/2025, tại Công ty TNHH Echogreen - một doanh nghiệp xã hội là đối tác chiến lược của Công ty CP Công nghệ số cộng hưởng Echotech, Hoa khôi Hoàng Hà đã thực hiện lễ ký...

Giảm chi phí tiền điện cho doanh nghiệp với giải pháp điện năng lượng mặt trời áp mái từ Alena Energy

Theo dự thảo mới đây từ Bộ Công Thương, dự báo giá bán lẻ điện sinh hoạt tăng dự kiến cao nhất lên gần 3.800 đồng một kWh. Do đó việc sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời...
spot_img
spot_img