Kế hoạch hoạt động năm 2022 của VACNE

10/12/2021 07:10

(62)


Tại Hội nghị Ban chấp hành Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) diễn ra ngày 08/12/2021, Ủy viên Ban Chấp hành của Hội đã thống nhất thông qua kế hoạch hoạt động của Hội năm 2022.

Văn Phòng VACNE đã tổng hợp các kế hoạc công tác chính của Hội gồm (19 nội dung). VACNE cũng đề nghị các hội viên và các đơn vị hội thành viên nghiên cứu và lồng ghép các hoạt động của mình phù hợp với định hướng hoạt động của Hội.

Các nhiệm vụ chính của năm 2022 bao gồm:

1)     Bảo đảm thời hạn và chất lượng các cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các Ban và các Hội đồng theo đúng Điều lệ Hội.

2)     Toàn Hội nỗ lực tìm tòi, sáng tạo cách thức hoạt động phù hợp tình trạng “bình thường mới”

3)     Theo sát, chỉ đạo việc tiến hành Đại hội của Hội Tây Nguyên, đôn đốc các hội địa phương như Nghệ An, Hà Nội,… tiến hành Đại hội thường kỳ.

4)     Tiếp tục vận động thành lập mới các hội ở địa phương như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thái Bình, Thừa Thiên – Huế, Đắc Nông,…

5)     Tiếp tục phát huy thế mạnh TV PBXH về tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu. Tăng cường phối hợp, hỗ trợ công tác TV PBXH cho các địa phương có yêu cầu

6)     Thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các hợp đồng, đề tài, nhiệm vụ với Bộ TNMT, Liên hiệp hội VN, với các địa phương Hà Nội, Bình Thuận, Thái Bình, Bà Rịa-Vũng Tàu,…

7)     Tổ chức nghiên cứu đề xuất, tham gia thực hiện các nhiệm vụ NCKH phù hợp yêu cầu của các ngành, các địa phương và các tổ chức quốc tế và khu vực.

8)     Tổ chức nghiên cứu nhằm hoàn thiện, nhân rộng một số mô hình BVMT thực tiễn do các tổ chức và hội viên VACNE sáng lập liên quan du lịch sinh thái, bảo tồn Cây Di sản, ứng phó sự cố môi trường,…

9)      Nghiên cứu duy trì, phát triển phương thức trực tuyến để bảo đảm công việc, kể cả các cuộc họp của các ban, các hội đồng và văn phòng của Hội.

10)   Lên kế hoạch cố gắng tổ chức Toạ đàm trực tuyến hàng tháng về các vấn đề TNMT mà hội viên và cộng đồng quan tâm.

11)   Nghiên cứu tổ chức tiếp Hội thảo khoa học Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam lần thứ 7 – Chuyên đề sau COP26.

12)   Phát huy vai trò và tác dụng của trang web Hội cũng như của Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường, phối kết hợp tốt với các ấn phẩm của các hội thành viên

13)   Cố gắng chuẩn bị và biên soạn tối thiểu 01 ấn phẩm về tài nguyên – môi trường, đặc biệt quan tâm cuốn đang thảo luận hợp tác với Viện TNMT Đại học Quốc gia Hà Nội.

14)   Tiếp tục duy trì và phát triển sự kiện Bảo tồn Cây Di sản VN, chú ý mở rộng địa bàn ra 9 tỉnh chưa có Cây Di sản, chú trọng tăng số loài cây được công nhận.

15)   Tổ chức biên soạn và phổ biến tài liệu về chăm sóc sức khoẻ Cây Di sản, vận động các ngành, các địa phương cấp kinh phí thực hiện các đề tài, dự án chăm sóc sức khoẻ Cây Di sản ở địa phương.

16)   Thực hiện tốt chức năng đối ngoại nhân dân về TNMT, chú ý phát huy trang tiếng Anh của web Hội, tiếp tục theo rõi việc khử độc dioxin trong đất bằng công nghệ vi sinh Hàn Quốc.

17)   Sẵn sàng phối hợp tổ chức các hội thảo (trực tiếp và trực tuyến) về bảo tồn Cây Di sản với Nam Ninh Trung Quốc, về ô nhiễm môi trường với Úc, về công nghệ môi trường với Mỹ nếu điều kiện cho phép.

18)   Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thiết thực chuẩn bị Đại hội VIII của Hội vào năm 2023 (Tổ chức, nhân sự, truyền thông, hậu cần,…)

19)   Hoàn thành các nhiệm vụ đột xuất theo khả năng cao nhất có thể.

VACNE

Đọc thêm

lên đầu trang