HoREA chỉ ra những kẽ hở khiến việc phân lô bán nền trái pháp luật hiện nay
(51)
- Bất cập của hình thức đầu tư BT (Bài 1): Nhìn từ những dự án sai phạm
- SỞ TƯ PHÁP TPHCM RA LỆNH CẤM VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI LẬP VI BẰNG TRONG MUA BÁN ĐẤT
- HoREA kiến nghị TP.HCM cân nhắc hệ số điều chỉnh giá đất
- Mitsubishi và Phúc Khang hợp tác xây dựng công trình xanh theo tiêu chuẩn LEED
- TPHCM PHÁT TRIỂN CHUNG CƯ CAO TẦNG DỌC TRỤC GIAO THÔNG LỚN THAY VÌ Ở CÁC QUẬN TRUNG TÂM
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản chỉ ra những kẽ hở khiến việc phân lô bán nền trái pháp luật bùng phát, đồng thời kiến nghị các giải pháp chấn chỉnh tình trạng này.
Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), trong những năm gần đây đã tái xuất hiện tình trạng phân lô bán nền tràn lan và các đợt sốt ảo giá đất tại một số địa phương.
Trong đó, có nhiều khu đất nông nghiệp, đất trồng cây cao su, đất không được quy hoạch là đất ở, nhưng đã bị phân lô tách thửa trái pháp luật để bán đất, bán đất nền, dẫn đến nhiều người bị lừa đảo, bị thiệt hại rất lớn, gây mất an ninh trật tự, làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị của địa phương và làm trở ngại trong việc thu hút các nhà đầu tư dự án lớn do giá đất đã bị đẩy lên quá cao.
Thủ phạm của các đợt sốt ảo giá đất và tình trạng phân lô bán nền trái phép chủ yếu là giới đầu nậu, cò đất và một số ít doanh nghiệp bất động sản “bất lương” (sau đây gọi chung là đầu nậu), đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết hoặc thiếu thông tin của khách hàng và trong một số trường hợp đã câu kết với một số cán bộ chính quyền cấp cơ sở, hoặc có trường hợp do chính quyền cấp cơ sở buông lỏng công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
Đó là khẳng định của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) trong văn bản kiến nghị các giải pháp chấn chỉnh tình trạng phân lô bán nền trái pháp luật hiện nay gửi tới Chính phủ và các bộ, ngành.
Cụ thể, hiện Luật kinh doanh bất động sản chỉ điều chỉnh các hành vi kinh doanh bất động sản kể từ thời điểm các bên đã giao kết hợp đồng, nhưng không điều chỉnh các hành vi xảy ra trước thời điểm ký kết hợp đồng kinh doanh bất động sản. Luật điều chỉnh loại hình dự án nhưng chưa có các quy định điều chỉnh loại hình phân lô bán nền mà không hình thành dự án.
Ngoài ra, việc Luật kinh doanh bất động sản không có quy định về đặt cọc cũng được xem là điểm bất cập lớn.
Lợi dụng các bất cập này, giới đầu nậu, cò đất và một số ít doanh nghiệp bất động sản “bất lương” đã bán nền hình thành trong tương lai trái pháp luật, sử dụng các phương thức thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ, góp vốn, hợp tác đầu tư… theo quy định của Luật dân sự, với giá trị đặt cọc lớn, gây rủi ro cho khách hàng.
Trong khi đó, Luật kinh doanh bất động sản quy định sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai chỉ được nhận thanh toán lần đầu của khách hàng không quá 30% giá trị hợp đồng.
Ngoài ra, trong Luật Đất đai không có quy định về tách thửa đất nông nghiệp và các loại đất khác, mà chỉ có quy định về tách thửa đất ở nông thôn, đất ở đô thị. Nhưng bất cập trong thực thi Luật Đất đai nằm tại Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ, cho phép tách thửa đối với từng loại đất. Trong đó, có đất nông nghiệp, đất trồng cây công nghiệp, dẫn đến việc làm gia tăng tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan.
HoREA cũng chỉ ra bất cập của việc thực thi chế định thừa phát lại đã tạo ra sự nhầm lẫn giữa lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi với ghi nhận nội dung liên quan đến mua bán đất nền. Các đầu nậu bán đất nền hình thành trong tương lai trái pháp luật đã lợi dụng hình thức lập vi bằng thừa phát lại về hành vi giao nhận tiền đặt cọc để hứa mua hứa bán đất nền, trái với quy định.
Việc này khiến cho người mua nhầm tưởng vi bằng thừa phát lại là cơ sở pháp lý để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau này.
Để chấn chỉnh tình trạng phân lô bán nền trái phép tràn lan và ngăn chặn các đợt sốt ảo giá đất, HoREA kiến nghị khắc phục các bất cập nêu trên.
Hiệp hội đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhất là UBND quận, huyện, phường, xã có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các trường hợp đầu nậu, doanh nghiệp núp bóng người sử dụng đất để thực hiện tách thửa, phân lô bán nền, huy động vốn trái pháp luật trên địa bàn.
Hiệp hội cũng đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện phối hợp chặt chẽ để sớm giải quyết nhu cầu tách thửa đất ở của cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn thành phố.
“Quyết định 60 của UNBD TP.HCM đã quy định diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn thành phố. Nhưng đến nay, công tác giải quyết nhu cầu tách thửa đất ở của cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn thành phố vẫn chưa được giải quyết kịp thời, do thiếu quy chế phối hợp tổ chức thực hiện giữa các sở, ngành, quận, huyện”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết.
Tổng hợp
MỚI ĐĂNG
- TP.HCM góp phần “Xanh hóa Trường Sa” với Chương trình ” Một triệu cây vì biển đảo Tổ quốc, Vì Quê hương Việt Nam Xanh”
- Chứng chỉ năng lượng tái tạo I-REC tại Việt Nam: Cùng Alena Energy hướng tới tương lai xanh
- Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức cuộc thi “SÁNG TẠO XANH – SÓNG TRONG LÀNH
- SAPUWA vinh dự được trao danh hiệu “Doanh nghiệp Xanh TP. HCM năm 2024”
- HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN MÔI TRƯỜNG TP HCM ĐẾN THĂM LỮ ĐOÀN TÊN LỬA BỜ 681
- Fujiwa Vietnam góp mặt trong TOP 98 “Doanh nghiệp Xanh TP. HCM năm 2024”
- ĐIỆN QUANG VINH DỰ ĐẠT DANH HIỆU DOANH NGHIỆP XANH 2024
- HANE tham gia đồng hành cùng Lữ đoàn 171 Vùng 2 Hải quân thực hiện chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”
- Hơn 60 doanh nghiệp, tập đoàn tham dự hội thảo “Tăng cường hiệu quả sản xuất với MES và IIoT – Giải pháp thông minh cho doanh nghiệp hiện đại”
- HUTECH TECHSHOW 2024: Cầu Nối Vững Chắc Giữa Nhà Trường Và Doanh Nghiệp