spot_img
HomeSự kiện - Vấn đềBất cập của hình thức đầu tư BT (Bài 1): Nhìn từ những dự án sai phạm

Bất cập của hình thức đầu tư BT (Bài 1): Nhìn từ những dự án sai phạm

Hơn 20 năm hình thức đầu tư dự án BT được áp dụng tại Việt Nam, qua kết quả rà soát của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), rất nhiều dự án bộc lộ những bất cập.

LỜI TÒA SOẠN: Trong những năm vừa qua, nhìn nhận một cách khách quan không thể phủ nhận được vai trò của các dự án BT (đổi đất lấy công trình). Các dự án BT đóng góp một vai trò trong sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và điều kiện môi trường.

Đặc biệt, các dự án BT nếu được thực hiện một cách nghiêm túc và minh bạch sẽ còn góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia.

Mô hình đầu tư theo hình thức BT có thể hiểu một cách đơn giản hơn đó chính là các dự án được xây dựng, được chuyển giao, hay còn được gọi là đổi đất lấy cơ sở hạ tầng.

Nhìn tổng thể thì hình thức này đã góp phần không nhỏ phát triển hệ thống hạ tầng, các công trình phúc lợi phục vụ lợi ích cộng đồng, đặc biệt là huy động nguồn lực khu vực tư nhân.

Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến của cơ quan quản lý và chuyên gia kinh tế cũng vạch ra nhiều lỗ hổng và vấn đề đã, đang hiện hữu trong quá trình thực hiện các dự án BT.

Tại hội thảo khoa học: “Dự án PPP và vai trò của Kiểm toán Nhà nước” diễn ra vào tháng 3/2020, với sự tham dự của các lãnh đạo, chuyên gia và nhà khoa học của Kiểm toán Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quốc hội và UBND một số tỉnh, thành phố phía bắc cũng chỉ ra nhiều vấn đề xung quanh việc triển khai các dự án BT.

Theo Báo cáo số 25/BC-CP ngày 30-1-2019 của Chính phủ về tổng kết tình hình thực hiện dự án PPP, đến nay cả nước đã có 336 dự án PPP (trong đó, 140 dự án theo hợp đồng BOT, 188 dự án theo hợp đồng BT và tám dự án được áp dụng các loại hợp đồng khác); huy động được khoảng 1.609.295 tỷ đồng vào đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia). Trong đó, 99 dự án BT với tổng vốn đầu tư khoảng 117.421 tỷ đồng, ba dự án theo hình thức khác.

Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra rằng, đối với các dự án BT thanh toán bằng quỹ đất cũng đã bộc lộ một số bất cập (tương tự như các dự án BOT) về công tác công bố dự án, lạm dụng chỉ định thầu, công tác giám sát lỏng lẻo…

Ngoài ra, công tác xác định giá trị quỹ đất để thanh toán còn nhiều hạn chế, dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa giá trị công trình BT và giá trị quỹ đất thanh toán, chênh lệch giữa giá đền bù, giá công bố của chính quyền địa phương và giá bán của nhà đầu tư gây bức xúc trong xã hội.

Hơn nữa, nhiều dự án đầu tư được phê duyệt khi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt; Việc xác định giá trị nghiệm thu thanh toán áp dụng giá vật tư, xăng, dầu, cát vàng, xi-măng… không đúng tại thời điểm thi công làm tăng giá trị ảo cho dựa án.

Tính đến thời điểm 2018, qua kiểm toán tại 30 dự án BT từ trước tới nay, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 4.515 tỷ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý tài chính lên đến 27% tổng giá trị dự án được kiểm toán.

Thanh tra Chính phủ cũng đã có thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành quy định Pháp luật trong thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trên địa bàn TP. Hà Nội.

Tại thời điểm thanh tra, có 15 dự án theo hình thức hợp đồng BT, chỉ có một dự án thực hiện đấu thầu, còn lại đều là chỉ định thầu.

Tại một số dự án BT, có hiện tượng cơ quan chức năng TP. Hà Nội thẩm định, phê duyệt sai, ẩu, dẫn đến tăng tổng mức đầu tư dự án, ảnh hưởng đến việc tính toán, sắp xếp các phương án giao đất đối ứng để xác định thu tiền sử dụng đất.

Với thực trạng như vậy, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã đặt câu hỏi: “các dự án BT sẽ mang lại lợi ích cho ai?”.

Thực chất, các dự án BT là sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư chủ yếu là vốn vay (khoảng 85%) và được tính lãi, với lãi suất tối đa huy động bằng 1,3 lần lãi suất trái phiếu Chính phủ. Điều này dẫn đến việc thực hiện dự án BT không thực sự giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Trong khi đó, khi một con đường mới được xây dựng theo hình thức BT, chủ đầu tư lại được giao đất đối ứng ngay cạnh dự án đó. Như vậy, rõ ràng khi dự án được hoàn thành, giá trị bất động sản tại khu đất đó sẽ được tăng lên nhiều lần. Con đường mới xây đó không gì khác là phục vụ cho chính dự án của chủ đầu tư và cư dân tại đó sau này.

Trong những năm vừa các dự án BT mặc dù được đã đặt nhiều kỳ vọng, tuy nhiên do quá trình thực hiện còn nhiều bất cập dẫn đến hiệu quả không cao, chủ yếu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Nhận định từ phía Thanh tra Chính phủ, việc giám sát thực hiện hợp đồng các dự án BT (xây dựng — chuyển giao) của UBND TP Hà Nội và các cơ quan có liên quan còn chưa chặt chẽ.

Hầu hết các dự án đều chậm tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện, phải gia hạn hợp đồng làm phát sinh, tăng chi phí đầu tư và không hoàn thành đúng tiến độ để đảm bảo phục vụ các mục tiêu cấp bách, kịp thời như chủ trương đề ra ban đầu.

Bài 1: Lỗ hổng nhìn từ các dự án nghìn tỷ

Hơn 20 năm hình thức đầu tư dự án BT được áp dụng tại Việt Nam, qua kết quả rà soát của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), rất nhiều dự án bộc lộ những bất cập.

Đơn cử như dự án của Công ty Phúc Sơn (Khánh Hoà) được ví như điển hình của sự biến tướng trong hình thức đổi đất lấy hạ tầng.

Đó là cả 3 dự án BT giao cho Phúc Sơn đều không đấu giá, sau 4 năm xây dựng các dự án mà Phúc Sơn thực hiện vẫn dở dang, chưa hoàn thành dự án đã bán đất đối ứng…

Tại Hà Nội, thương vụ đổi 3,7km bao quanh công viên Chu Văn An lấy quỹ đất đối ứng khủng 90ha của Tập đoàn Bitexco cũng có nhiều điểm “bất thường”, tổng dự toán cho tuyến đường 3,7km là hơn 2.754 tỷ đồng, trong khi đó, quỹ đất mà Bitexco nhận được lên tới 90ha.

Mặc dù con đường BT năm 2020 mới hoàn thiện nhưng những dãy biệt thự, liền kề và shophouse tại dự án The Manor Central Park từ khu đất đối ứng đã được rao bán từ năm 2017, nghĩa là dự án BT chưa hoàn thành, nhưng đất đối ứng đã bán gần xong.

Trước đó, Bitexco trả lời báo chí rằng, đất đối ứng thành phố chỉ giao 14,6ha cho tuyến đường 3,7km với tổng dự toán là 2.754 tỷ đồng thì có nghĩa, mức giá cho tài sản công đối ứng là khoảng 18 triệu đồng/m2. Trong khi đó, mức giá hiện tại mà doanh nghiệp này rao bán là từ 110 – 150 triệu đồng/m2 (gấp khoảng 7 lần so với mức định giá).

Hoặc mới đây, dư luận Hải Phòng “dậy sóng” bởi dự án BT cải tạo 2 chung cũ lấy 7 lô đất vàng của Công ty Hoàng Huy.

Theo đó, UBND TP. Hải Phòng đã chỉ định thầu cho CTCP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy triển khai 2 dự án cải tạo chung cư cũ có tổng số vốn đầu tư 1.668,4 tỷ đồng.

Đổi lại, Hải Phòng giao cho doanh nghiệp này 7 lô đất trên địa bàn, tương đương với khoảng 99ha đất sạch. Nếu theo giá trị sổ sách năm 2018, 7 lô đất vàng có giá trị là 1.913 tỷ đồng, tức cao hơn so với tổng dự toán xây dựng 2 chung cư cũ.

Và nếu tính theo giá trị thị trường, với mức chung gấp 3 lần, tổng giá trị lô đất ước tính gần 6.000 tỷ đồng, tương đương với mức chênh lệch là khoảng 4.000 tỷ đồng.

Với dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tính chi phí lãi vay 920 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư dự án BT là không có cơ sở dẫn đến xác định giá trị tổng vốn đầu tư để ký hợp đồng sai tăng 920 tỷ đồng.

UBND TP. Hà Nội, Sở Tài chính, Sở GTVT và nhà đầu tư không thực hiện nghiêm túc các quy định của hợp đồng BT đã ký kết; nhà đầu tư đã chiếm dụng ngân sách nhà nước trong thời gian dài đối với số tiền chênh lệch phải nộp ngay vào ngân sách nhà nước là 510,12 tỷ đồng (tại thời điểm tháng 4/2008).

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc UBND TP. Hà Nội có biểu hiện buông lỏng trong công tác quản lý, giám sát và đôn đốc nhà đầu tư thực hiện việc thu, nộp tiền theo quy định.

Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ, nhà đầu tư không chấp hành cung cấp tài liệu, có biểu hiện chống đối, cản trở hoạt động thanh tra, ảnh hưởng đến kế hoạch, nội dung, tiến độ và thời gian thanh tra; vi phạm quy định luật thanh tra.

Tại quận Hoàng Mai, Công ty Gamuda Land Việt Nam xây dựng 2 hạng mục là Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và Công viên Yên Sở (tổng số vốn khoảng 1,1 tỷ USD). Đổi lại, Gamuda Land được nhận khu đất gần 500 ha ngay cạnh công viên. Hiện tại khu đất đã được hình thành khu đô thị Gamuda City.

Tuy nhiên, theo Thanh tra Chính phủ, Dự án nhà máy nước Yên Sở thực hiện khi chưa có kết quả thẩm tra thiết kế cơ sở của Bộ Xây dựng và thẩm tra phê duyệt công nghệ của Sở Khoa học& Công nghệ Hà Nội, chưa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư tại thời điểm ký hợp đồng BT, toàn bộ quá trình thi công, thực hiện dự án trước khi ký hợp đồng BT không có sự tham gia giám sát, thẩm định, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước, của các sở, ban, ngành thuộc UBND TP. Hà Nội.

Dự án này cũng chưa có đầy đủ cơ sở về hồ sơ, tài liệu theo quy định để xem xét quyết toán đối với một số hạng mục chi phí như chi phí lãi vay, chi phí luật, chi phí luật chung theo đề nghị của nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, trong điều kiện bình thường, chất lượng nước thải sau xử lý không đạt theo yêu cầu của hợp đồng BT, thậm chí, tại một số chỉ tiêu cụ thể, trường hợp có bổ sung định lượng carbon cũng không đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của hợp đồng BT.

Doanh nhân Việt Nam
https://doanhnhanvn.vn/bat-cap-cua-hinh-thuc-dau-tu-bt-20322.html

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Giới trẻ hưởng ứng tích cực trao tặng cây xanh góp phần bảo vệ môi trường tại Đêm Chung kết Cảm hứng HOZO 2024...

Tiếp nối sau 2 đêm Bán kết bùng nổ tại Nhà Văn hóa Thanh niên vào tháng 10 vừa qua. HOZO một lần nữa gửi đi những lời kêu gọi chân thành đến tất cả khán giả Thành phố...

Tôn Đông Á đồng hành cùng hành tinh xanh – bước tiến vị môi trường bền vững

Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, Tôn Đông Á đã khẳng định vị thế là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thép lá mạ tại Việt Nam, đồng thời tiên phong thực hiện sứ mệnh...

GROWTECH VIETNAM 2024: CỘT MỐC ẤN TƯỢNG CHO CÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Growtech Vietnam 2024, triển lãm quốc tế hàng đầu về thiết bị và công nghệ nông - lâm - ngư nghiệp, đã khép lại thành công vang dội sau ba ngày sôi động tại Nhà B, Trung tâm Hội...

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 15/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại...

WEBINAR “Kinh Tế Tuần Hoàn và Đổi Mới Sáng Tạo trong Phát Triển Bền Vững”

Việt Nam đang đối mặt với áp lực về phát triển kinh tế song hành cùng bảo vệ môi trường. Hội thảo SUSTAINABLE FUTURE 7 là cơ hội để các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận các giải...

“Trại cai nhựa” cùng nhau thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần từ những hành động nhỏ

Ngày 16/11/2024, tại Sảnh Tây - AEON MALL Tân Phú Celadon. Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Dự án nhằm nâng cao nhận thức về...
spot_img
spot_img