Hội thảo góp ý nội dung dự thảo đề án phát triển kinh tế chất thải ở Việt Nam
(112)
- Bài 4: Vai trò của môi trường trong nền kinh tế tuần hoàn
- Người xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền hơn, thay vì tính theo đầu người
- Tetra Pak tiếp tục cam kết không đổi về bảo vệ an toàn thực phẩm, con người và tương lai
- Chia sẻ trách nhiệm giải quyết vấn đề rác thải nhựa trong ngành bao bì
- Chọn thái độ ứng xử với rác thải nhựa như thế nào?
Sáng ngày 6/9/2019, tại Hội trường Khách sạn Đại Nam, Quận 1,TP.HCM, Viện Khoa học Môi trường (thuộc Tổng cục Môi trường) đã tổ chức buổi Hội thảo góp ý nội dung Dự thảo ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHẤT THẢI Ở VIỆT NAM.
Hội thảo quy tụ các đại diện những trường Đại học có khoa Môi trường, của Sở Tài Nguyên – Môi trường TP.HCM, của các doanh nghiệp lớn có khả năng phát thải rác và xử lý chất thải, và Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM.
Đề án phát triển kinh tế chất thải được đưa ra góp ý này ra đời từ sức ép vấn nạn ô nhiễm môi trường kết hợp với nhu cầu xây dựng 1 nền kinh tế tuần hoàn, phát triển kinh tế từ chất thải, hạn chế ô nhiễm thứ cấp từ xử lý chất thải rắn và góp phần tái tạo năng lượng, nguyên liệu, bảo vệ tài nguyên – môi trường. Đề án được trình bày bởi ThS Hàn Trần Việt của đơn vị tổ chức.
Mục tiêu của Đề án là tạo bộ khung kinh tế, kỹ thuật để dựa trên tổ chức, quy trình, phương pháp, nhằm hoàn thiện hệ thống và cơ chế vận hành bộ máy quản lý tổng hợp, tăng cường xử lý hiệu quả chất thải rắn để biến rác thành hàng hóa, tận dụng khai thác tối đa lợi ích kinh tế, cụ thể là phát triển thị trường dịch vụ môi trường, đẩy mạnh việc tái chế, xử lý để biến nguồn thải thành nguồn lực phục vụ cuộc sống và xây dựng thị trường mua bán năng lượng tái tạo từ chất thải rắn cùng tín chỉ carbon quốc nội lẫn quốc tế.
Đã có 14 ý kiến được phát biểu từ Hội thảo để góp ý cho Đề án, trong đó nêu bật những kiến nghị về hệ thống quản lý, giải pháp công nghệ, phương pháp xử lý, hành lang pháp lý, các bất cập ở thực trạng phân loại rác tại nguồn, cùng những động tác động viên hay chế tài khi thực hiện. Có vài ý kiến về sự tham gia giải quyết tình trạng dồn ứ chất thải bằng công nghệ đốt lấy điện mang tính thời sự, có quan ngại về ô nhiễm thứ cấp sau xử lý, về hiệu quả kinh tế thực sự của chất thải tái chế, về thói quen xả thải bừa bãi, không phân loại rác để gây khó khăn cho cả chuỗi thu gom xử lý tái chế ngay từ đầu vào.
Ý kiến của đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường TP.HCM cho rằng giá trị cốt lõi của kinh tế chất thải rắn là những lợi ích về môi trường, e ngại hiệu quả kinh doanh không cao như mong đợi nên cần có chính sách trợ giá chính phủ hay các loại phí dịch vụ môi trường và 1 hành lang pháp lý để thể chế hóa và có những chế tài cần thiết bảo đảm thực thi và điều quan trọng nhất là phải phân loại được rác thải từ nguồn để xuất phát vận hành tốt cả chuỗi ngay từ đầu vào. HANE đề nghị thêm chữ RẮN vào tiêu đề để xác định đúng mục tiêu và lưu ý các đơn vị có sản phẩm gây thải phải nên có kênh thu hồi đầu cuối để xử lý tái tạo hiệu quả.
Sau phần tham luận sôi nổi bằng các đóng góp súc tích mang tính xây dựng, hội thảo kết thúc lúc 11g30 với phát biểu tổng kết của PGS TS Phạm văn Lợi từ đơn vị chủ trì. Đây là bước đi khởi đầu tốt đẹp để bảo đảm khả năng đề án quan trọng này sẽ là đóng góp thiết thực và tích cực cho hành trình đi đến 1 cuộc sống xanh sạch đẹp được đồng hành bởi 1 nền kinh tế tái tạo, tuần hoàn bảo vệ tài nguyên và môi trường đất nước.
LÊ HÙNG
MỚI ĐĂNG
- Trung thu lung linh của những người Raglai
- DOANH NGHIỆP NA UY – VIỆT NAM HỢP TÁC CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG
- ĐIỆN QUANG NHẬN GIẢI THƯỞNG DOANH NGHIỆP XANH TP. HCM 2023
- Fujiwa Việt Nam: Doanh nghiệp Xanh TP. HCM năm 2023
- Vina CHG được vinh danh Doanh nghiệp Xanh TP.HCM năm 2023
- TP. Hồ Chí Minh tổ chức Không gian Triển lãm sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh và vinh danh doanh nghiệp xanh 2023
- Alena giới thiệu các giải pháp tín dụng xanh tại Triển lãm sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh 2023
- Giải pháp độ sâu thương hiệu và ứng dụng BrandMath trong thực thi xây dựng, phát triển, bảo toàn và định lượng giá trị thương hiệu
- Đầu tư hệ thống điện mặt trời cần có những tiêu chuẩn an toàn định hướng
- Đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững đem lại lợi thế cạnh tranh