Giảm giá mua điện mặt trời áp mái xuống còn 1.943 đồng/kWh
(44)
Theo quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam vừa được Chính phủ thông qua, từ 22/5/2020, người dân được áp dụng mức giá 1.943 đồng/kWh để thỏa thuận bán điện mặt trời mái nhà cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các tổ chức, các nhân khác có nhu cầu.
Theo quyết định số 13 được Chinh phủ ban hành sau hơn 9 tháng kể từ khi quy định về giá điện cũ hết hiệu lực (từ 1/7/2019), giá mua điện áp dụng với cả 3 loại hình gồm điện mặt trời mặt đất, điện nổi và điện trên mái nhà đều giảm so với mức giá ưu đãi cũ cũng như mức giá được Bộ Công Thương trình Chính phủ trong các lần dự thảo quyết định trước đây.
Theo đó, giá mua điện với dự án điện mặt trời nổi 1.783 đồng/kWh, tương đương 7,69 cent/kWh. Giá mua điện dự án điện mặt trời mặt đất 1.644 đồng/kWh, tương đương 7,09 cent/kWh. Giá mua điện mặt trời trên mái nhà 1.943 đồng/kWh, tương đương 8,38 cent/kWh (giá mua điện trước đây 9,35 cent/kWh).
Mức giá này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Riêng với Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/1/2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW sẽ được hưởng giá ưu đãi 2.086 đồng, tương đương 9,35 cent/kWh.
Đối với điện mặt trời mái nhà, cá nhân, tổ chức được phép bán một phần hoặc toàn bộ điện năng sản xuất ra cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoặc tổ chức, các nhân khác trong trường hợp không sử dụng lưới điện của EVN.
Giá bán điện cho EVN tương đương 8,38 UScent/kWh, áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà có thời điểm vào vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến hết 31/12/2020 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vào vận hành phát điện.
Trường hợp bên mua điện không phải là EVN hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền, giá mua điện và hợp đồng mua điện do các bên thỏa thuận phù hợp quy định của pháp luật hiện hành.. Như vậy, phạm vi của người mua và người bán đều đã mở rộng hơn so với Quy định tại Quyết định 11. Người mua có thể là EVN hoặc không phải là Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Người bán có thể là chủ mái hoặc không phải là chủ mái công trình. Quy định này được kỳ vọng sẽ tiếp tục thu hút nhiều hơn nữa hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt trong thời gian tới góp phần tăng nguồn cung cấp điện tại chỗ, giảm tổn thất hệ thống truyền tải và phân phối.
Theo Tiền Phong
MỚI ĐĂNG
- TP.HCM góp phần “Xanh hóa Trường Sa” với Chương trình ” Một triệu cây vì biển đảo Tổ quốc, Vì Quê hương Việt Nam Xanh”
- Chứng chỉ năng lượng tái tạo I-REC tại Việt Nam: Cùng Alena Energy hướng tới tương lai xanh
- Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức cuộc thi “SÁNG TẠO XANH – SÓNG TRONG LÀNH
- SAPUWA vinh dự được trao danh hiệu “Doanh nghiệp Xanh TP. HCM năm 2024”
- HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN MÔI TRƯỜNG TP HCM ĐẾN THĂM LỮ ĐOÀN TÊN LỬA BỜ 681
- Fujiwa Vietnam góp mặt trong TOP 98 “Doanh nghiệp Xanh TP. HCM năm 2024”
- ĐIỆN QUANG VINH DỰ ĐẠT DANH HIỆU DOANH NGHIỆP XANH 2024
- HANE tham gia đồng hành cùng Lữ đoàn 171 Vùng 2 Hải quân thực hiện chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”
- Hơn 60 doanh nghiệp, tập đoàn tham dự hội thảo “Tăng cường hiệu quả sản xuất với MES và IIoT – Giải pháp thông minh cho doanh nghiệp hiện đại”
- HUTECH TECHSHOW 2024: Cầu Nối Vững Chắc Giữa Nhà Trường Và Doanh Nghiệp