spot_img
HomeChính sách - Pháp luậtDự án lấn biển Vũng Tàu có nguy cơ hủy hoại môi trường

Dự án lấn biển Vũng Tàu có nguy cơ hủy hoại môi trường

Các chuyên gia cho rằng, việc lấn biển quy mô lớn để làm dự án thủy cung ở Bà Rịa – Vũng Tàu về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường có thể gây ra hiện tượng sụt lún ở vùng ven biển. Để tránh những hậu quả về sau tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nên dừng dự án.

Dự án Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu, thành phố Vũng Tàu, đang tiến hành việc san lấp lấn biển

Sau khi dự án cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được triển khai người dân và các chuyên gia lo ngại dự án này sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và tạo ra hiện tượng sụt lún ở những khu vực xung quanh.

Trao đổi với TBKTSG Online, Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái học Miền Nam phân tích, việc lấn biển và tạo thành các khối bê tông chắn như vậy sẽ tạo thành các cơn sóng hình cầu xoáy kiểu hang ốc ngầm phía dưới mà con người không nhìn thấy được. Khi có các cơn sóng ngầm lâu ngày sẽ tạo ra những hàm ếch phía dưới và gây ra hiện tượng sụt lún ở vùng ven biển, thậm chí cả bên trong đất liền.

Điều này đã thấy rõ từ bài học lấn biển ở các dự án tại Phan Thiết, Cần Giờ, Trà Vinh, Cà Mau… Ví dụ, ở Trà Vinh khi xây nhà máy nhiệt điện Duyên Hải thì cách đó 500 mét cũng bị sụt lún; hay ở An Giang có những khu phố bị sạt lở xuống sông, không phải tự nhiên xảy ra mà do do khai thác cát, khai thác nước ngầm.

Hơn nữa, về mặt pháp luật, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. Theo quy định của Luật, trong hành lang bảo vệ bờ biển nghiêm cấm các hoạt động, xây dựng mới, mở rộng công trình xây dựng, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khoản 1 Điều 79 của Luật quy định, kể từ thời điểm luật này được công bố (tức là ngày 8 tháng 7 năm 2015), giữ nguyên hiện trạng, không được phép đầu tư, xây dựng mới công trình trong phạm vi 100 mét tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía trong đảo.

“Việc lấn biển như vậy là rất thô thiển không tôn trọng quy luật tự nhiên, bờ biển ở Vũng Tàu đã ổn định từ lâu. Bờ biển giống như đường viền của tấm áo, rất nhạy cảm. Tôi cho rằng Vũng Tàu nên dừng lại dự án này và trả lại nguyên trạng ban đầu” ông Long nói.

Trả lời câu hỏi của TBKTSG Online về việc lựa chọn giữa phát triển kinh tế và đánh đổi môi trường ở dự án này, ông Long góp ý rằng “hiện Vũng Tàu đã có các bãi tắm và nhiều cảnh quan đẹp để phát triển thành một trung tâm du lịch nên không cần thiết phải đánh đổi môi trường để lấy một dự án có tác động lớn về sau”.

Theo tiến sĩ Vũ Ngọc Long dẫn chứng, hiện nay dự án lấn biển ở Cần Giờ ở TPHCM dù được địa phương ủng hộ nhưng Bộ Tài nguyên Môi trường đã gửi văn bản cho Chính phủ khuyến cáo 14 điểm cần nghiên cứu trong đó có việc cần nghiên cứu việc thay đổi dòng chảy và sạt lở.

Khi dự án lấn biển ở Vũng Tàu được triển khai, Tiến sĩ Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ, Quản lý Môi trường cũng lo ngại với diện tích lấn biển khá lớn sẽ tác động xấu đến môi trường xung quanh liên quan đến dòng chảy. Quá trình lấn biển tác động đến sóng và dòng chảy, ít nhiều tạo ra hiện tượng sóng nước có thể gây nguy hiểm cho du khách khi tắm biển ở Vũng Tàu.

Theo ông Bá, bài học từ các dự án lấn biển ở Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Ninh cho thấy, sau khi làm các dự án các tỉnh này phải đối mặt với những vấn đề như sạt lở, hiện tượng nước biển đục… Ông nhận định, đây là dự án tác động lớn đến môi trường, cảnh quan. Vì vậy cần đánh giá lại và thận trọng trước khi làm, bởi hậu quả có thể chưa thấy ngay nhưng trong tương lai gần sẽ bị tác động rất lớn.

Theo số liệu thống kê được ông Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo đưa ra trong bài đăng trên Tạp chí Môi trường cho thấy, vùng biển ven bờ Việt Nam có 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc về 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trong đó 3 vùng biển Móng Cái – Đồ Sơn; Hải Vân – Đại Lãnh và Đại Lãnh – Vũng Tàu có đa dạng sinh học cao.

Các hoạt động khai thác, sử dụng không hợp lý vùng bờ từ Bắc vào Nam, dẫn tới sự suy thoái các hệ sinh thái tại đây ngày càng gia tăng nghiêm trọng. Đặc biệt, nhiều công trình lấn biển xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường biển.

Dù các hoạt động lấn biển để mở rộng diện tích có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của địa phương nhưng để phát triển bền vững vùng ven bờ cần có sự tham gia của cộng đồng dân cư xung quanh, cũng như các nhà quy hoạch, môi trường và tổ chức xã hội…

Khi làm các công trình lấn biển, cần xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế, tác động môi trường của từng dự án và cần dự báo biến động môi trường biển trong bối cảnh dài hạn có tính đến tác động của các kịch bản lấn biển.

Ngày 9/10 vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có công văn gửi các cơ quan, ban ngànhc ó liên quan về việc tổ chức kiểm tra, báo cáo về việc lấn biển tại dự án Cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu, thành phố Vũng Tàu.

Dự án cụm dịch vụ ga cáp treo và Thủy cung Hòn Ngưu được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 (Quyết định số 1471 ngày 6/6/2018).

Đây là dự án là khu du lịch, văn hóa, vui chơi, nghỉ dưỡng công suất phục vụ khoảng 3.000-5.000 người/ngày.

Dự án được phân thành 2 khu chính. Trong đó khu A là khối nhà ga số 1, nhà dịch vụ – khách sạn – nhà hàng, đường nội bộ – bãi xe và cây xanh, bến tàu, khu thể thao biển, tượng nghệ thuật và các công trình phụ trợ khác. Khu B gồm nhà thủy cung, khu thể thao biển – bãi tắm, khu hồ tắm nhân tạo, chòi cứu hộ, bãi xe, cây xanh và các công trình phụ trợ khác. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 50 triệu đô la Mỹ.

Theo thông tin được chủ đâu tư là Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu công bố, dự án khu du lịch Hồ Mây, nhà ga và Thủy cung Hòn Ngưu xây dựng tại khu vực này đều đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 1998. Các dự án thành phần khu du lịch Hồ Mây trên núi Lớn, cáp treo đã được đưa vào khai thác, riêng dự án thủy cung đã điều chỉnh quy hoạch.

Chủ đầu tư khẳng định các giai đoạn làm hồ sơ xin cấp phép đến điều chỉnh quy hoạch công ty đều tiến hành đầy đủ các thủ tục. Dự án đủ giấy tờ hợp pháp, được các cơ quan chức năng tỉnh, bộ – ngành phê duyệt…

Theo TBKTSG Online

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

CEO Phạm Hải Yến nữ lãnh đạo tiên phong tổ chức sự kiện xanh, phát triển bền vững

Phạm Hải Yến, CEO của Diamond Communication, là nữ lãnh đạo nổi bật trong ngành tổ chức sự kiện tại Việt Nam. Bà không chỉ thành công qua các sự kiện lớn mà còn tích cực tham gia công...

10 Startup xuất sắc trình diễn giải pháp đổi mới sáng tạo kinh tế xanh và tuần hoàn tại Demo Day 2025

Ngày 4/4/2025 tại TP.HCM - Sau hơn 7 tháng triển khai chương trình “Towards Zero Waste Accelerator: Tăng tốc hướng tới tương lai không rác thải”, 10 startup xanh xuất sắc được lựa chọn đã có phiên trình bày...

Khai mạc Triển lãm Quốc tế Analytica Vietnam 2025 – Sự kiện hàng đầu về Công nghệ Phân tích & Thí nghiệm

Sáng ngày 2/4/2025, Triển lãm Quốc tế về Công nghệ Phân tích, Thí nghiệm, Chẩn đoán và Công nghệ Sinh học (Analytica Vietnam 2025) chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC),...

Kềm Nghĩa vinh dự nhận giải thưởng doanh nghiệp hàng việt nam chất lượng cao 2025

Vào ngày 25/03/2025, tại Hội trường Dinh Thống Nhất, Kềm Nghĩa vinh dự nhận giải thưởng "Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2025". Giải thưởng này là dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền...

Hàng trăm thanh thiếu nhi tiêu biểu hội tụ trong chương trình nghệ thuật “Khát vọng xanh” tại Phú Thọ

Trong khuôn khổ chương trình nghệ thuật “Khát Vọng Xanh” diễn ra tại khu Di tích Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ được tổ chức bởi Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với các...

Phát triển xanh cơ hội và thách thức của năng lượng sạch

Ngày 27/03/2025 Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đơn vị khác tổ chức khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2025 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài...
spot_img
spot_img