Đề xuất chính sách điện mặt trời một giá
(21)
- Bàn các vấn đề kỹ thuật để hình thành “Thị trường năng lượng” tại Việt Nam
- Bài 6: Vấn đề môi trường không thể tách rời nền kinh tế tuần hoàn
- SolarGATES tìm kiếm đối tác điện mặt trời BigK quy mô lớn trên toàn quốc
- Báo động làm điện mặt trời dưới vỏ bọc trang trại
- Việt Nam và Đức khởi động dự án hợp tác kĩ thuật về Năng lượng sinh khối
Bộ Công Thương đề xuất giá điện mặt trời mới sẽ thống nhất trên tất cả vùng, thay vì chia theo nhiều vùng bức xạ như trước đây.
Ông Phương Hoàng Kim – Cục trưởng Cục Điện lực & năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, cơ quan này vừa hoàn thiện dự thảo về cơ chế khuyến khích điện mặt trời mới, thay thế Quyết định 11/2017 đã hết hiệu lực từ tháng 6.
Theo đó, chính sách giá điện mặt trời (giá FIT) sẽ chỉ còn một mức cho tất cả các vùng bức xạ, thay vì kịch bản chia làm 4 vùng hoặc 2 vùng như đề xuất trước đây. Phương án một giá điện được nghiên cứu trên cơ sở chỉ đạo tại cuộc họp thường trực Chính phủ hồi cuối tháng 7.
Cụ thể, giá mua điện của các dự án mặt trời mặt đất là 1.620 đồng một kWh (tương đương 7,09 cent); điện mặt trời nổi là 1.758 đồng, tương đương 7,69 cent một kWh. Còn giá mua của điện mặt trời mái nhà là 2.156 đồng một kWh (9,35 cent).
Giá điện mới vẫn được áp dụng trong 20 năm với các dự án vận hành thương mại từ 1/7/2019 đến 31/12/2021. Mức giá này chưa gồm thuế VAT và được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá VND/USD.
Tuy nhiên, các dự án cũ tại tỉnh Ninh Thuận vẫn được duy trì giá 9,35 cent một kWh (2.086 đồng), với điều kiện đã có trong quy hoạch phát triển điện lực, vận hành thương mại trước ngày 1/1/2021 và tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW. Các dự án sau thời điểm trên được áp dụng theo biểu giá mới.
Phương án một giá điện mặt trời đơn giản nhưng chính Bộ Công Thương cũng đánh giá khó khuyến khích phát triển tại miền Bắc, Trung. Chưa kể việc tập trung nhiều dự án điện mặt trời tại khu vực bức xạ tốt dẫn tới nguy cơ quá tải lưới truyền tải. Bộ cũng nhắc lại yêu cầu các nhà máy điện mặt trời khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận phải giảm phát, do lưới điện truyền quá tải.
Số liệu các dự án năng lượng tái tạo được Bộ Công Thương tổng hợp cho thấy, tổng công suất điện mặt trời theo đề xuất của các nhà đầu tư đã khoảng 25.000 MW, điện gió là 16.500 MW. Đến hết tháng 6, 89 nhà máy điện mặt trời đưa vào vận hành với tổng công suất gần 4.500MW. Hiện gần 400 dự án điện mặt trời đang chờ được bổ sung vào quy hoạch, nhưng đang vướng quy định Luật Quy hoạch mới (hiệu lực từ 1/1/2019).
Theo Vnexpress
MỚI ĐĂNG
- Ninh Thuận: Đêm Trăng Cổ Tích mang niềm vui Trung Thu đến huyện miền núi Bác Ái
- TP.HCM góp phần “Xanh hóa Trường Sa” với Chương trình ” Một triệu cây vì biển đảo Tổ quốc, Vì Quê hương Việt Nam Xanh”
- Chứng chỉ năng lượng tái tạo I-REC tại Việt Nam: Cùng Alena Energy hướng tới tương lai xanh
- Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức cuộc thi “SÁNG TẠO XANH – SÓNG TRONG LÀNH
- SAPUWA vinh dự được trao danh hiệu “Doanh nghiệp Xanh TP. HCM năm 2024”
- HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN MÔI TRƯỜNG TP HCM ĐẾN THĂM LỮ ĐOÀN TÊN LỬA BỜ 681
- Fujiwa Vietnam góp mặt trong TOP 98 “Doanh nghiệp Xanh TP. HCM năm 2024”
- ĐIỆN QUANG VINH DỰ ĐẠT DANH HIỆU DOANH NGHIỆP XANH 2024
- HANE tham gia đồng hành cùng Lữ đoàn 171 Vùng 2 Hải quân thực hiện chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”
- Hơn 60 doanh nghiệp, tập đoàn tham dự hội thảo “Tăng cường hiệu quả sản xuất với MES và IIoT – Giải pháp thông minh cho doanh nghiệp hiện đại”