Đề xuất 3 bước để hồi sinh sông Tô Lịch
(62)
- TP.HCM: CÔNG TY GIẤY VĨNH HUÊ vẫn XẢ THẢI NƯỚC CHƯA QUA XỬ LÝ ra môi trường
- Khái quát một số nguyên nhân gây mất an ninh môi trường
- Chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam: Nhiều người còn mơ hồ về “nhà vệ sinh sạch”
- Thông báo đề xuất các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường đợt 2 trong năm 2021
- Hơn 3.600 học sinh cả nước hưởng ứng cuộc thi “Vui vẽ tranh, Góp rừng xanh” cùng Panasonic
Chiều 30/10, Công ty Cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt đã báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về kết quả điểm xử lý nước Hồ Tây bằng công nghệ Nano Bioreactor. Cũng tại đây, Tổ chức xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản cũng đã đưa ra đề xuất 3 bước để hồi sinh sông Tô Lịch.
Trước đó, ngày 16/9, sau 3 tháng lắp đặt thí điểm công nghệ Nano – Bioreactor trên sông Tô Lịch và một góc hồ Tây, Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt cùng các đơn vị môi trường của Việt Nam đã lấy mẫu nước ở 2 khu vực để phân tích, đánh giá.
Theo báo cáo của công ty này, kết quả của dự án thí điểm nói trên cho thấy, 36 chỉ tiêu về chất lượng nước ở khu vực thả cá Koi Nhật Bản ở sông Tô Lịch và Hồ Tây đều đạt theo quy chuẩn Việt Nam.
Mùi của sông Tô Lịch giảm 200 lần, mùi tanh hôi của Hồ Tây giảm 30 lần khi được đo bằng máy. Khả năng phân hủy các vi khuẩn có hại thì tại sông Tô Lịch giảm tới 61 triệu lần, E.coli giảm 1100 lần, vi sinh vật có lợi Bacillus tăng 738 lần, tổng vi sinh vật hiếu khí tăng 47 lần…
Bên cạnh đó, Tổ chức xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản cũng đã đề xuất 3 bước để sông Tô Lịch hồi sinh thực sự. Theo đó, bước đầu xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nano Bioreactor, sau đó cho nước Hồ Tây vào để tạo dòng chảy và cuối cùng xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.
Sau khi nghe đại diện dự án lắp đặt thí điểm công nghệ Nano – Bioreactor báo cáo về các vấn đề liên quan đến việc xử lý nước trong thời gian qua, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao dự án, về tiêu chí xử lý mùi, bùn, một số chất mà công nghệ cơ bản đã làm được.
Đồng thời nhấn mạnh, điều mà Bộ Tài Nguyên và Môi trường quan tâm là khả năng thích ứng với nước thải của Việt Nam cũng như tài chính của dự án này. Nếu công nghệ này đáp ứng đủ các yếu tố sẽ nghiên cứu áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Theo LĐTĐ
MỚI ĐĂNG
- Alena Energy giới thiệu nhiều giải pháp năng lượng xanh tại GEFE 2024
- Doanh nhân truyền cảm hứng khởi nghiệp bền vững tới cộng đồng sinh viên tại ngày hội Go-To-Market Acceleration Day 2024
- Quận Bình Thạnh: tổ chức lễ phát động tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
- Liên hoan âm nhạc Quốc tế TP.HCM lần 4 – “Hò dô” 2024: Mang thông điệp về sự gắn kết, hòa bình, về một “Thế giới chung nhịp đập – One world, one beat”
- Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
- Nước uống giàu canxi Fujiwa: Sản phẩm mới cho sức khỏe và thân thiện với môi trường
- CLB Năng lượng mới và doanh nghiệp bàn giao hệ thống SOLAR PANEL sử dụng năng lượng mặt trời tại Trường Đại học Văn Lang
- Chuyên gia Đoàn Ngọc Trâm chia sẻ về chuyên đề “Nước và nhu cầu của cơ thể” cùng thương hiệu nước Ion kiềm NAWA
- Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi trường Tp đã đến thăm và tặng quà Lữ đoàn 171 với chủ đề “ Đồng hành cùng Hải quân Nhân dân Việt Nam”.
- Giấy Thiên An Nam tiên phong sản xuất Xanh gắn liền với bảo vệ môi trường