Sáng ngày 3/8/2018, tại Trung tâm Hội nghị 272 Võ Thị Sáu, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TpHCM đã tiến hành Đại hội nhiêm kỳ 2 (2018-2023).
Gần 100 hội viên và công tác viên đã về tham dự đại hội. Đặc biệt, Hội vinh dự được đón tiếp sự hiện diện của các sở ban ngành, hội ngành nghề, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố, Hội Bất động sản Tp.HCM, Ban An toàn Vệ sinh Thực Phẩm, các quận huyện, các trường đại học có khoa môi trường…
Đại hội lần này xác định sẽ tập củng cố, đổi mới toàn diện tổ chức Hội, mở rộng, đa dạng hóa hoạt động của Hội gắn liền với các yêu cầu của thực tiễn trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố trong sự nghiệp công nghiệp hóa.
Đại hội cũng đã bầu Ban chấp hành Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Tp.HCM bao gồm 18 người. Ngay sau đó, phiên họp đầu tiên ban chấp hành đãn đề cử và bầu ông Đặng Ngọc Khoa, tái giữ chức Chủ tịch hội; ông Dương Trọng Dật giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực; bà Văn Minh Hoa giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký; ông Đặng Bảo Quốc giữ chức Phó Chủ tịch kiên chánh văn phòng; ông Ngô Xuân Chinh giữ chức Phó Chủ tịch phụ trách Ban kiểm soát; và 13 ủy viên Ban chấp hành.
Đại hội cũng đã thông qua chương trình hành động cụ thể trong thời gian tới:
Các chương trình cụ thể:
1. Công tác tổ chức
a. Phổ biến điều lệ Hội, vận động các cá nhân, đơn vị, tổ chức tham gia Hội, tập trung vào hội viên tổ chức. Mục tiêu đạt số lượng phát triển mới 200 hội viên cá nhân và 50 hội viên tổ chức.
b. Xây dựng một số chi hội, câu lạc bộ ở cấp quận, huyện, cơ quan, trường học…
c. Lập một số đơn vị trực thuộc hội theo quy định của pháp luật như trung tâm truyền thông, trung tâm kỹ thuật môi trường… hoạt động theo nguyên tác độc lập, lấy thu bù chi, góp một phần kinh phí cho hoạt động hội.
d. Hoàn thiện và đăng ký bản quyền, logo hội.
2. Công tác thông tin – truyền thông – giáo dục
a. Củng cố phát triển, đẩy mạnh hoạt động trang thông tin điện tử của Hội. Xem đây là một hoạt động trọng yếu của Hội.
b. Thực hiện một số ấn phẩm, phim ảnh, video clip… có nội dung về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
c. Góp sức vào hoạt động Ngày môi trường do Sở Tài nguyên Môi trường tổ chức hàng năm.
d. Kết hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng các tuyến báo cổ vũ các doanh nghiệp làm tốt các công tác bảo vệ môi trường cũng như phê phán các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
e. Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo có nội dung bảo vệ thiên nhiên và môi trường ở nhiều lĩnh vực: giao thông, quy hoạch, kiến trúc, dinh dưỡng, thời trang, du lịch, xử lý rác, nếp sống văn hóa xanh – sạch…
f. Đi thăm, khảo sát, thực hiện các video clips về việc đầu tư vận hành hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
3. Công tác học thuật – tham gia chính sách
a. Tích cực tham gia góp ý các dự thảo văn bản pháp luật về lĩnh vực môi trường.
b. Tham gia phản biện các dự án, chủ trương, chính sách của nhà nước có liên quan về môi trường.
c. Kết hợp với các viện, trường mở các khóa đào tạo cán bộ các doanh nghiệp về công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
d. Lắng nghe, tập hợp ý kiến đóng góp, kiến nghị của người dân, của doanh nghiệp về lĩnh vực môi trường để phản ánh tại các diễn đàn thích hợp.
4. Công tác xã hội
a. Xây dựng, tạo quỹ học bổng “Tương lai Xanh” trao cho sinh viên ngành Môi trường có hoàn cảnh khó khăn và có thành tích tốt trong học tập.
b. Bảo trợ xây dựng một số tiểu cảnh, hoa viên nhỏ ở một số nơi phù hợp.
5. Công tác quan hệ quốc tế
Chủ động tích cực mở rộng mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực môi trường theo quy định của pháp luật.
6. Công tác tài chính
Tạo nguồn thu từ Hội phí, từ sự đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân và từ các hoạt động dịch vụ… để phục vụ hoạt động của Hội.