Chủ động ứng phó bão KAMMURI
(44)
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn vừa có công điện số 19/CĐ-TW ngày 2/12/2019 về việc chủ động ứng phó với bão KAMMURI.

Công điện nêu rõ, theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay bão KAMMURI đang ở trên vùng biển phía Đông Phi-líp-pin. Hồi 7 giờ ngày 2/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 126,6 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 7 giờ ngày 3/12, vị trí tâm bão ở khoảng 13,4 độ Vĩ Bắc; 122,3 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Phi-líp-pin. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17.
Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố thông tin kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, chủ động liên lạc thường xuyên với thuyền trưởng, chủ các phương tiện.
Bộ Ngoại giao có công hàm gửi các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực tạo điều kiện cho tàu thuyền của ngư dân vào tránh trú bão để đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao triển khai các phương án ứng phó với bão, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tấn, báo chí của trung ương và địa phương thường xuyên cập nhật về diễn biến của bão. Tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết, chủ động phòng tránh và ứng phó.
Bên cạnh đó, tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Theo Zing
MỚI ĐĂNG
- Tập đoàn Điện Quang với hành trình “50 năm – Thắp sáng ước mơ” cùng học sinh nghèo vượt khó
- ABB giới thiệu giải pháp và dịch vụ Động cơ điện và Biến tần mới nhất tại triển lãm EMA 2023
- Hơn 500 thương hiệu tham gia Triển lãm quốc tế Ngành Điện, Máy móc thiết bị công nghiệp, Tự động hóa Việt Nam – EMA Việt Nam 2023
- Đoàn đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài trồng cây hưởng ứng Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2023
- Mừng Lễ Phật Đản – Tưng Bừng khai trương Chay Garden Thảo Điền
- Home Credit và ZA Tech bắt tay hợp tác
- TP.HCM: Khánh thành nhà vệ sinh công cộng miễn phí phục vụ dân sinh và khách du lịch theo mô hình xã hội hóa
- 2 giải pháp thông minh của Điện Quang được vinh danh trong lễ trao giải Sao Khuê 2023
- Ngày 5/5: Khởi động Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2023”
- Alena Energy đưa ra chính sách khuyến khích phát triển thị trường REC tại Việt Nam