spot_img
HomeDiễn đànBất động sảnBí ẩn mộ cổ nhà bác học Trương Vĩnh Ký tự thiết kế cho mình ở Sài Gòn

Bí ẩn mộ cổ nhà bác học Trương Vĩnh Ký tự thiết kế cho mình ở Sài Gòn

Khu lăng mộ do chính tay nhà bác học Trương Vĩnh Ký thiết kế cho mình mang nét kiến trúc độc đáo nằm giữa Sài Gòn.

Nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837-1898) nhà văn, nhà khoa học xã hội của Việt Nam trong thế kỷ 19. Ông thông thạo nhiều loại ngôn ngữ và nổi tiếng uyên bác.

Lúc về già, ông đã đích thân thiết kế và trông coi xây dựng khu lăng mộ của mình. Khu lăng mộ hiện nay của nhà bác học Trương Vĩnh Ký nằm trong khuôn viên rộng 2.000m2 ở góc đường Trần Hưng Đạo- Trần Bình Trọng, quận 5, TPHCM.

Cổng chính vào khu lăng mộ nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Dù nhà bác học theo đạo Thiên chúa giáo nhưng ông lại thiết kế cổng theo kiến trúc kiểu tam quan của các ngôi chùa Phật giáo. Cổng gồm một cửa chính lớn và 2 cửa phụ nhỏ ở 2 bên, bên trên có 3 tầng mái, lợp ngói ống.

Phía sau cổng tam quan là căn nhà xây dựng theo hình bát giác, có diện tích khoảng 50m2. Căn nhà được xây dựng theo kiểu Pháp, trang trí các họa tiết Đông Tây kết hợp.

Phần mái nhà được chia làm 8 cạnh, lợp ngói vảy cá. Các cạnh được nối với nhau bằng đường viền trang trí đắp nổi hình rồng theo kiểu long hồi, với đuôi rồng hướng lên nóc mái, thân rồng uốn theo đường viền và đầu rồng bên dưới ngước lên. Đỉnh mái được đặt cây thánh giá.

Trên cửa nhà mồ hướng ra đường Trần Hưng Đạo có dòng chữ: “Miseremini Mei Saltem vos Amici Mei” (tạm dịch: Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi). Còn trên cửa nhà mồ hướng ra đường Trần Bình Trọng là dòng chữ “Fons Vitae Eruditio Possidentis” (tạm dịch: Tri thức là nguồn sống cho ai sở hữu nó).

Trong nhà mồ là 3 mộ phần được lát bằng phẳng trên nền nhà, với 3 tấm đá khác màu có chiều rộng khoảng 1m, dài 2m.

Mộ chính giữa là của cụ Trương Vĩnh Ký, còn 2 ngôi mộ nằm bên cạnh là của vợ con ông. Bia mộ của ông được trang trí khá giản dị với hình cành lá bao quanh, bên trên khắc tên J.B.Petrus Trương Vĩnh Ký cùng năm mất và vài dòng thân thế.

Trong khuôn viên nhà mồ còn có một ngôi nhà cổ do ông Trương Vĩnh Ký xây dựng năm 1886.

Lăng mộ của nhà bác học Trương Vĩnh Ký trong khuôn viên rộng hơn 2.000m2 nằm trên ở góc đường Trần Hưng Đạo- Trần Bình Trọng, quận 5, TPHCM
Cổng chính nằm trên đường Trần Hưng Đạo được thiết kế theo lối kiến trúc kiểu tam quan
Ngay phía sau cổng là là căn nhà xây theo hình bát giác, có diện tích 50m2
Ngôi nhà là khu lăng mộ của nhà bác học Trương Vĩnh Ký. Phần mái được lợp ngói vảy cá màu đỏ
Trên các đường viền mái là hình rồng
Khu lăng mộ do cụ Trương Vĩnh Ký tự thiết kế và giám sát xây dựng
Căn nhà được xây dựng theo kiểu Pháp, trang trí các họa tiết Đông Tây kết hợp
Trên cửa nhà mồ hướng ra đường Trần Hưng Đạo có dòng chữ: “Miseremini Mei Saltem vos Amici Mei” (tạm dịch: Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi)
Còn trên cửa nhà mồ hướng ra đường Trần Bình Trọng là dòng chữ “Fons Vitae Eruditio Possidentis” (tạm dịch: Tri thức là nguồn sống cho ai sở hữu nó)
Trong tám cạnh của căn nhà, có ba cạnh là cửa vào còn lại là những bức tường có trổ ô thông gió. Cửa vào qua bậc tam cấp, có chạm trổ phù điêu nổi kết hợp nét kiến trúc của cả phương Đông và Tây
Trong nhà mồ có 3 mộ phần, gồm 3 bia đá khác màu, chiều rộng khoảng 1 m, dài gần 2m, được lát bằng phẳng
Mộ cụ Trương Vĩnh Ký nằm ở giữa, hai bên là người vợ Vương Thị Thọ và con trai cả Trương Vĩnh Thế
Trên trần vẽ trang trí hình tượng long mã ở giữa, xung quanh là mây gió
Chính giữa nhà mồ là tượng bán thân nhà bác học và phía sau là đài thờ bên trong nhà mồ
Trong khuôn viên nhà mồ còn có một ngôi nhà cổ do ông Trương Vĩnh Ký xây dựng năm 1886

Theo Báo Xây Dựng

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

CEO Phạm Hải Yến nữ lãnh đạo tiên phong tổ chức sự kiện xanh, phát triển bền vững

Phạm Hải Yến, CEO của Diamond Communication, là nữ lãnh đạo nổi bật trong ngành tổ chức sự kiện tại Việt Nam. Bà không chỉ thành công qua các sự kiện lớn mà còn tích cực tham gia công...

10 Startup xuất sắc trình diễn giải pháp đổi mới sáng tạo kinh tế xanh và tuần hoàn tại Demo Day 2025

Ngày 4/4/2025 tại TP.HCM - Sau hơn 7 tháng triển khai chương trình “Towards Zero Waste Accelerator: Tăng tốc hướng tới tương lai không rác thải”, 10 startup xanh xuất sắc được lựa chọn đã có phiên trình bày...

Khai mạc Triển lãm Quốc tế Analytica Vietnam 2025 – Sự kiện hàng đầu về Công nghệ Phân tích & Thí nghiệm

Sáng ngày 2/4/2025, Triển lãm Quốc tế về Công nghệ Phân tích, Thí nghiệm, Chẩn đoán và Công nghệ Sinh học (Analytica Vietnam 2025) chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC),...

Kềm Nghĩa vinh dự nhận giải thưởng doanh nghiệp hàng việt nam chất lượng cao 2025

Vào ngày 25/03/2025, tại Hội trường Dinh Thống Nhất, Kềm Nghĩa vinh dự nhận giải thưởng "Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2025". Giải thưởng này là dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền...

Hàng trăm thanh thiếu nhi tiêu biểu hội tụ trong chương trình nghệ thuật “Khát vọng xanh” tại Phú Thọ

Trong khuôn khổ chương trình nghệ thuật “Khát Vọng Xanh” diễn ra tại khu Di tích Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ được tổ chức bởi Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với các...

Phát triển xanh cơ hội và thách thức của năng lượng sạch

Ngày 27/03/2025 Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đơn vị khác tổ chức khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2025 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài...
spot_img
spot_img