Dữ liệu siêu thị từ Ý, Pháp và Anh cho thấy thời điểm bùng nổ các mặt hàng nhu yếu phẩm cùng lúc với ngưng mua các mặt hàng đắt tiền như rượu Sâm-panh.
Đó không chỉ là giấy vệ sinh. Người Ý đang mua nhiều trái quýt đóng gói, người dân Pháp đang gặm xúc xích gà và người Anh đang dự trữ thịt đóng hộp. Cuộc khủng hoảng coronavirus không chỉ làm thay đổi thói quen xã hội và công việc của người châu Âu, mà còn là cách họ ăn uống và những gì họ mua.
Số liệu nội bộ về doanh thu bán lẻ từ những tuần đầu tiên của tháng 3 cho thấy rằng những người sống ở Ý, Pháp và Anh không chỉ tăng bất ngờ chi tiêu cho thực phẩm có hạn sử dụng dài, họ còn nói không với vài thú sành ăn cố hữu. Nhìn chung, mọi người đã chi tiêu mua hàng siêu thị nhiều hơn so với trước cuộc khủng hoảng do cần dự trữ và các nhà hàng cũng đã đóng cửa.
Dữ liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường IRI và BCG trong tuần đầu tiên của tháng 3/2020 cho thấy doanh số bán hàng ở các chủng loại sản phẩm giấy, chăm sóc sức khỏe và thực phẩm đóng gói đã tăng đáng kể ở cả Anh, Pháp, Ý. Trong khi doanh thu tổng số tăng, có một số mặt hàng lại thua lỗ: ở Pháp và Ý, doanh số bán mỹ phẩm giảm xuống, trong khi người dân ở Anh và Ý chi tiêu ít hơn cho mọi thứ hàng hóa khác.
Sự thay đổi trong thói quen mua hàng này đã gây áp lực rất lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm nhưng lại không được các chính trị gia chú ý. Tuần trước, các bộ trưởng nông nghiệp EU đã thảo luận về việc có cần điều chỉnh hay không chính sách với những thay đổi lớn trong mô hình tiêu dùng.
Nhu cầu về các sản phẩm có giá trị cao hơn, như rượu, cá, hoa đã suy giảm đáng kể, đặc biệt là hoa thì gần như chả ai mua. Ngược lại, nhu cầu đối với các sản phẩm ổn định giá như gạo, mì ống, trứng, đồ hộp, trái cây và rau quả trữ lâu được thì tăng mạnh.
Ở đây ta thấy những gì người châu Âu đang mua – và không mua khi bị cách ly dịch.
Chuyện thịt thà, ăn nhậu
Doanh số đồ uống có cồn đã tăng lên chỉ riêng rượu sâm panh là giảm sâu – trừ Pháp là giảm khoảng 4% so với năm ngoái trong tuần lễ đầu kết thúc vào ngày Chúa Nhật 8 tháng 3.
Nhiều dữ liệu chi tiết hơn ở Ý từ nhà nghiên cứu thị trường Nielsen cho thấy, thứ thay đổi nhiều nhất là thứ hàng uống độc hại mà người ta chọn. Người Ý đã mua ít Champagne hơn (khoảng -53% trong tuần từ 9-15 / 3 so với năm ngoái) nhưng họ đã mua thêm 14% bia.
Các lãnh đạo chính trị ở Rome đã cổ súy lòng yêu nước kinh tế để cứu vãn nền kinh tế của đất nước trong khủng hoảng, và điều đó dường như thể hiện trong dữ liệu: Người Ý đã chọn mua phổ biến rượu vang Ý hơn (13%) và rất ít rượu vang từ nước ngoài (-14%)
Dữ liệu cũng cho thấy người Ý đang trở nên kén chọn hơn về bữa trưa và những tiệc rượu trong mùa cách ly dịch. Với trẻ em đi học, doanh số bán đồ ăn nhẹ ở trường và bữa trưa đóng gói sẵn giảm mạnh. Doanh số của các bữa ăn cá, nước hương liệu và phô mai thay thế cho các bữa ăn thuần chay cũng giảm.
Có một sự thay đổi tương tự đối với các loại nhu yếu phẩm khác hẳn sự lựa chọn riêng về thịt: Mọi người đã mua nhiều thịt gà (+ 33%) nhưng ít mua thịt bê giá cao hơn (-64%) và thịt ngựa (-62%). Người Ý mua nhiều gấp bốn lần thịt thỏ trong tuần đó so với năm trước.
Những ngày phong tỏa dịch, mọi người dường như cũng đã bắt đầu làm bánh: Doanh số bán bột cũng như men bánh ở Ý gần như tăng gấp ba trong tuần 9-15 / 3.
Dự trữ các nhu yếu phẩm
Hàng khô là một lựa chọn phổ biến ở mọi quốc gia Âu châu.
Theo báo cáo của IRI và BCG, dữ liệu cho thấy việc dự trữ bắt đầu tăng từ ngày 16 tháng 2 tại Ý và ngày 23 tháng 2 tại Pháp – ngay trước khi các nước bắt đầu đưa ra các biện pháp giãn cách xã hội vào tháng 3.
Trong tuần đầu tháng kết thúc vào ngày Chúa Nhật 8 tháng 3, doanh số bán mì ống và gạo đã tăng hơn 70% tại Pháp so với năm trước. Người Ý dự trữ các loại đậu khô (+ 61% trong tuần đó), trong khi người Anh tích trữ thịt đóng hộp (+ 73%) và súp (+ 60%). Đứng đầu đáng ngạc nhiên nhất trong lựa chọn thực phẩm của người Ý và người Pháp trong thời kỳ này là các trái quýt đóng gói và xúc xích gia cầm, với lượng tăng gấp đôi.
Nhưng doanh số bán hàng tăng mạnh nhất trong tuần đầu tiên của tháng 3 đã được ghi nhận cho những sản phẩm mà người châu Âu đang sử dụng để bảo vệ bản thân khỏi vi-rút corona: Người Ý đã mua cồn biến tính nhiều hơn 247 % và tăng gấp đôi các mặt hàng viện trợ và găng tay.
Người Pháp đã chi gấp đôi số tiền cho các phụ kiện dược khoa (như nhiệt kế), xà phòng tắm và găng tay làm sạch, trong khi người Anh cũng tăng gấp đôi chi tiêu cho các sản phẩm vệ sinh phòng ốc và cá nhân.
Dữ liệu từ Ý cho ngày 9-15 tháng 3 cho thấy doanh số bán nước hoa, các sản phẩm vệ sinh bao gồm dao cạo râu và sáp tẩy lông, mỹ phẩm cho cơ thể và môi giảm mạnh.
THEO BÁO POLITICO