spot_img
HomeAn toàn thực phẩmNông nghiệp hữu cơ  - Organic  agriculture

Nông nghiệp hữu cơ  – Organic  agriculture

 Đến thăm một trang trại hữu cơ ở Bỉ, mình được nghe câu chuyện rất hay nên muốn chia sẻ cùng các bạn.

Đó là một trang trại 65 ha gồm cây lương thực (lúa mỳ (Triticum aestivum), lúa mạch đen (Secale cereal), spelt (Triticum spelta) và khoai tây) 33 ha, rau 2 ha và 30 ha đồng cỏ nuôi bò sữa và một con ngựa.

Thay đổi tư duy chuyển hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Chủ trang trại, anh Pierre Cossement, chia sẻ rằng trong vòng 20 năm kể từ khi nhận thừa kế trang trại từ cha mẹ, anh đã sản xuất nông nghiệp theo biện pháp canh tác thông thường, dùng phân hóa học thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và bán sản phẩm cho các nhà máy chế biến.

Tuy nhiên anh thấy mình bị chèn ép quá.  Nhà máy ép giá, họ nói sản phẩm điểm này chưa tốt, điểm kia chưa tốt và trả giá thấp. Ngày càng phải dùng thuốc BVTV nhiều hơn. Có khi lúa mỳ anh phải phun đến 4 lần/vụ. Giá thuốc BVTV, nhiên liệu, phân hóa học tăng. Giá đất nông nghiệp cũng tăng. Cha anh mua với giá 5.000 EUR/ha, hiện nay 50.000 EUR/ha. Đầu vào tăng,  nhưng giá nông sản thì không. Sữa trước đây 30 EUR cent/ lít, bây giờ vẫn thế.

Mặt khác việc sử dụng đậu tương làm thức ăn cho bò sữa làm tăng việc phá rừng trồng đậu tương ở Nam Mỹ nữa. Anh nghĩ cần phải thay đổi để nâng cao giá trị nông sản, hạn chế mua nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài, chứ không thể tăng thu nhập bằng việc tăng diện tích trang trại được vì tăng diện tích trang trại cũng đồng nghĩa với việc ép nông dân khác phải rời trang trại của họ.

Tiêu chí chọn giống bò sữa và cây trồng ở trang trại là chất lượng sản phẩm và khả năng kháng bệnh, có thể nuôi trồng một cách tự nhiên không sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc BVTV.

Bò sữa anh không nuôi giống Hocstein nữa. Giống này được chọn tạo cho năng suất sữa cao, 9000 lít/năm nhưng dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh viêm tuyến vú, hay phải dùng kháng sinh. Anh mua giống bò sữa Montbeliarde ở vùng núi cao miền nam nước Pháp. Giống này cho năng suất sữa thấp hơn, 6500 lit/năm, nhưng khỏe khoắn, không dùng đến kháng sinh.

Tuy nhiên các loại cỏ và điều kiện thời tiết ở đây không hoàn toàn giống với nơi chúng từng sống, anh nuôi thêm bò giống địa phương Rouge de Flandre(“Flemish Red” (giống cho thịt và cho sữa)).  Sau đó cho lai bò đực Rouge de Flandre  với bò cái Montbeliarde để ra con lai.

Lúa mỳ, anh lựa chọn giống lúa cổ, ra đời trước năm 1930. Anh nhận xét rằng các giống cây  trồng được tạo ra trước năm 1930 cho chất lượng tốt, khả năng kháng bệnh tốt, bộ rễ khỏe, thích hợp với canh tác hữu cơ.

Thay đổi về kỹ thuật nuôi trồng

Như đã viết ở trên, anh sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có trong trang trại và cố gắng lệ thuộc ít nhất vào nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài. Đậu tương, Protein chiếm đến 40% khối lượng chất khô và giàu Ca, đó là lý do người ta chọn đậu tương là thành phần quan trọng trong chăn nuôi bò sữa.

Tuy nhiên đậu tương không thích hợp với khí hậu ở đây. Anh cho bò ăn cỏ ba lá (clover), họ đậu để thay thế. Bò chỉ ăn cỏ. Khi trời ấm áp thì gặm cỏ ở ngoài đồng. Mùa đông lạnh khoảng 5-6 tháng (giữa tháng 10 đến giữa tháng tư), bò ở trong chuồng ăn cỏ khô.  Phân bò được ủ với rơm rạ của lúa mỳ, mạch và bón cho cây trồng và đồng cỏ.

Không sử dụng thuốc sâu bệnh là dựa vào tính kháng bệnh của giống và thiên địch, nhưng với cỏ thì làm thế nào? Lúa mỳ, anh đã trồng xen với cỏ (cho bò ăn) như thế này: mùa xuân, anh gieo lúa mỳ, khi cây lúa mỳ cao chừng 15 cm, tầm 3 lá, anh gieo hạt cỏ, gồm nhiều loại, trong đó cỏ ba lá chiếm tỉ lệ lớn, đặc biệt là có cỏ Plantago lanceoalata giúp giảm giun sán trong đường tiêu hóa cho bò vì cỏ này chứa tanins.

Lúa mỳ luôn vượt lên trước. Sau khi thu hoạc lúa mỳ, anh sẽ thả bò cho bò ăn cỏ. Đồng cỏ sẽ được giữ nguyên trong 5 năm, rồi chu kỳ lúa mỳ – cỏ mới lại bắt đầu. Anh có thể trồng lúa mạch đen, spelt hay khoai tây. Năng suất lúa mỳ anh thu được là 6 tấn/ha (canh tác thông thường là 10 tấn/ha). Anh cũng có thể trồng khoai tây sau chu kỳ lúa mỳ/mạch – cỏ.

Giữa cánh đồng, thi thoảng anh trồng những hàng cây lâu năm, gồm loại cây có nhiều quả mà chim thích ăn, nhiều hoa cho ong, xen những cây lớn nhanh để lấy củi, những cây lớn chậm, gỗ tốt để dùng đóng đồ nội thất hay xây dựng. Có khoảng 10 loài cây trong hàng cây xanh “thập cẩm” như vậy.

Anh nói cần bảo vệ hệ sinh vật trong đất. Việc bón phân hữu cơ vừa để cung cấp dinh dướng cho cây, vừa cung cấp thức ăn cho giun và vi sinh vật. Để bảo vệ chúng, không nên cày đất sâu, chỉ nên cày cách tầng đất mặt 10-12 cm và dùng máy nhẹ để đất không phải chịu sức nén quá lớn.

Về sản phẩm – chế biến trở lại với truyền thống…

Từ bò sữa có sữa tươi, sữa chua và pho- mai (sữa chua và pho mai đủ các lứa tuổi đã đã được đem ra mời khách là nhóm sinh viên, Prof Francois Serneels và hai chị em mình). Anh chị có hầm dưới đất để ổn định nhiệt độ làm  pho-mai để tiết kiệm điện. Lúa mỳ, anh chị nghiền bột, đóng túi và trực tiếp bán cho người tiêu dùng. Chị bán hàng 2 ngày/tuần, thứ 6 và thứ 7, cửa hàng ngay tại trang trại.

Những điều mình viết trên đây là tổng hợp từ lời dịch của Prof. Francois Serneels và chia sẻ từ vợ của anh, chị Veronique.  Mình và em Hương đi cùng nhóm sinh viên từ ĐH Brussels.

Sau khi nấu một nồi sô cô la nóng, pha bình chè bạc hà mời khách, trong khi anh đang giải đáp các câu hỏi của các bạn sinh viên, chị nhận ra có hai chị em tóc đen da vàng. Sau khi chia sẻ gì đó với các bạn sinh viên bằng tiếng Pháp, chị nói “chị xin lỗi, chị nói nhanh hai chị em có hiểu không?”. Mình và em Hương nói không vì chỉ nghe được tiếng Anh. Chị kéo hai chị em ra ngoài để trả lời những câu hỏi hai chị em muốn tìm hiểu.

Đó là một phụ nữ giàu kiến thức, xinh đẹp và tinh tế, cả mình và em Hương đều nhận ra điều đó. (Vậy nên bạn trẻ nào làm nông nghiệp thì tự tin lên nhé, đừng tự ti kiểu “Muốn ôm em sợ lấm áo choàng. Muốn hôn em sợ môi hồng dính đất”).

Về marketing, mình không rõ lắm anh chị đã làm thế nào để bán hết sản phẩm xứng đáng với giá trị của nó. Chị nói gia đình anh chị sống tốt với công việc của mình và trả lương toàn phần cho ba nhân công nữa. Nhưng mình cảm nhận rằng chính sự chia sẻ cởi mở với cộng đồng của anh chị làm mọi người yêu mến anh chị cũng như sản phẩm và từ đó thông tin được lan tỏa.

Anh chị có thể bán toàn bộ sản phẩm mình làm ra trực tiếp đến người tiêu dùng. Tuy nhiên có một số cửa hàng muốn kinh doanh sản phẩm của anh chị. Anh chị là người quyết định có bán sản phẩm của mình cho cửa hàng hay không. Anh chị lựa chọn những cửa hàng mà chủ cửa hàng biết chia sẻ giá trị của sản phẩm để gửi gắm sản phẩm của mình.

Câu chuyện nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam

Nông nghiệp hữu cơ, ông bà chúng ta từng làm. Mình nhớ hồi trước bà nội mình có ruộng gọi là ruộng phần trăm, gọi tắt của “năm phần trăm” vì khi đó đất là do hợp tác xã quản lý và canh tác.

Hợp tác xã dành ra 5% quỹ đất để chia cho các hộ tự canh tác và thu hoạch sản phẩm theo nhân khẩu. Bà mình cấy lúa tẻ, không nhớ giống gì, ở giữa cấy nếp cái hoa vàng trong vụ mùa. Bà mình không phun thuốc trừ sâu bệnh hay thuốc cỏ. Cỏ trên bờ thì cắt, cỏ dưới ruộng làm bằng tay (lấy tay cào bùn và vơ lấy cỏ, được nắm cỏ to thì quấn lại rồi lấy chân vùi sâu xuống bùn –“nắm cỏ, giỏ phân”).

Bà bón phân chuồng trước khi cày bừa. Riêng lúa nếp thì khi có đòng sẽ bón lá xoan (lá xoan được chặt ra từng khúc rồi rắc). Ngày đấy mình cứ nghĩ là bón lá xoan để lúa tốt thêm, nhưng sau này mới biết cây xoan họ hàng với cây neem, có hoạt chất để diệt côn trùng. Chắc bà mình làm như thế để bớt sâu đục thân. Mình thấy lúa nếp vẫn bị cờ (sâu đục thân) nhưng không quá nhiều.

Bạn không thể quay về quá khứ để thăm cánh đồng ông bà mình từng canh tác. Nhưng nếu muốn, bạn có thể đến thăm trang trại của gia đình chị Đoàn Thị Hòa, chị từng là cô giáo dạy con gái mình. Khi anh chị nghỉ hưu, anh chị đầu tư làm trang trại, canh tác hữu cơ và không sử dụng thức ăn công nghiệp cho vật nuôi.

Trang trại của anh chị tại thôn Ngũ Lão, xã Quang Hưng, huyện Phủ Cừ, Hưng Yên. Trang trại còn rất đẹp nữa: mùa xuân hoa hồng, hoa cà phê, hoa lan…  thi nhau tỏa hương khoe sắc. Mùa hè ngan ngát hoa sen, ngay gần Đảo Cò (ở Thanh Miện – Hải Dương) thôi. Trang trại của anh chị thì phải viết riêng một bài mới có thể kể chi tiết được.

Nông nghiệp hữu cơ – canh tác bền vững

Canh tác bền vững có vai trò to lớn trong đời sống của chúng ta, không chỉ là chất lượng sản phẩm chúng ta ăn hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến nguồn nước chúng ta đang uống.

Nước nông nghiệp phát triển như Hà Lan đang đau đầu với hàm lượng NO3- trong nước vượt quả ngưỡng cho phép. NO3- vượt quá ngưỡng trong nước uống ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Người ta chưa tìm ra cách nào để tách NO3- ra khỏi nước uống. Lý do là nông dân Hà Lan nuôi quá nhiều gia súc, gia cầm.

Lượng NO3- từ chất thải của chúng đã theo mạch nước từ đất thấm vào nước ngầm. Keo đất mang điện tích âm, NO3- không được nó hấp phụ trên bề mặt nên dễ dàng trôi theo mạch nước. Chúng ta chưa đề cập nhiều đến vấn đề này. Nhưng theo quan sát của mình thì trên đất lúa, rau đang bón nhiều N hơn mức cần thiết (có thể mình sẽ viết về vấn đề này trong một bài khác).

Để có nông sản an toàn, chất lượng, môi trường sống trong lành mà chúng ta mơ ước, nông nghiệp hữu cơ – canh tác thuận tự nhiên, là đích chúng ta cần hướng đến.

Tuy nhiên, ngoài nỗ lực, khát vọng của  nhà nông, chính sách của nhà nước (liên quan đến chứng nhận hữu cơ), cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía khách hàng, là chính chúng ta. Bạn có sẵn sàng trả giá cao hơn 50 – 100% giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm hiện nay cho sản phẩm an toàn, chất lượng và được  sản xuất thuận tự nhiên, bảo vệ môi trường không?

29/9/2021.

PHẠM THỊ THU HƯƠNG (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm)

————-

(English version is below. I would like to share this story with my English speaking friends as well as my Vietnamese friends).

Organic agriculture

Visiting an organic farm in Belgium, I heard a very good story so I wanted to share it with you.

It is a 65 ha farm consisting of 33 ha of starchy crops (wheat, rye, spelt and potato), 2 ha of vegetables and 30 ha of pasture for dairy cows and a horse. Mr Pierre Cossement, the farm owner shared that within 20 years since he inherited the farm from his parents, he has produced agriculture according to conventional farming methods, used chemical fertilizers and pesticides and sold products to factories. However, he felt that he was too oppressed. The factories press the price, they said that this product was not good at some points and paid low price. More and more pesticides were required. Sometimes he had to spray wheat up to 4 times/crop season. Prices of pesticides, fuel and chemical fertilizers increased. Agricultural land prices also increased. His father bought it for 5,000 EUR/ha, now the price reaches 50,000 EUR/ha. Input increases,   but not agricultural prices. Milk used to be 30 EUR cent/liter, now it is still the same. On the other hand, the use of soybean as necessary feed to complement corn silage for dairy cows increases the deforestation by soybean plantations in South America as well. He thinks it is necessary to change to improve the value of agricultural products, limit the purchase of input materials from outside, but cannot increase income by increasing the farm area, because this would force other farmers to leave their land.

The criteria for selecting dairy cows and crops on the farm are product quality and disease resistance, which can be grown naturally without the use of antibiotics or pesticides. With dairy cows, he did not grow breed Holstein anymore. This breed was selected for high milk yield, 9000 liters/year, but is susceptible to diseases, especially mastitis and requires frequent antibiotic treatments. He bought the Montbeliarde dairy breed originating in the high mountains of southern France. This breed gives lower milk yield, 6500 liters/year, but is healthy, does not need antibiotics. However, the grasses and weather conditions here are not quite the same as where they used to live, he also raised local cattle Rouge de Flandre(“Flemish Red”, breed for meat and milk). Then cross Rouge de Flandre bulls with Montbeliarde cows to produce hybrids. For wheat, he has chosen ancient varieties, bred before 1930. He commented that the cultivars bred before 1930 have good quality, good disease resistance, strong roots, long stems (straw) and are suitable for organic cultivation.

About farming techniques: As written above, he uses the most of the resources of the farm and tries to depend on outside inputs the least. Soybean, Protein accounts for 40% of the dry matter and is rich in Ca, which is why people choose soybean as an important ingredient in dairy farming. However, soybean varieties are not suitable for the climate here, and therefore soybean is imported. In order to replace soybean by resource produced on the farm, he feeds the cows with fodder rich in clover instead of soybean. Cows only eat grass. When it’s warm, they graze in the meadows. The winter is cold for about 5-6 months (mid-october to mid-april); cows stay inside to eat hay. Cow manure, wheat straw having absorbed the urine and excreta of cows, is composted and spread to fertilize the crops and meadows.

Not using pesticides is based on disease resistance of varieties and natural enemies, but how about grass? Wheat, he intercropped with grass (feeding the cows) like this: in the spring, he sowed wheat, when its height was about 15 cm tall (3 leaves stage), he sowed grass seeds, including many types, of which clover accounted for a large percentage, and Plantago lanceoalata which helps to reduce the pressure of worms in cows’ intestine because of its high contents in tanins. Wheat is always above the grass. After harvesting the wheat, he would let the cows graze. The grasslands will remain the same for five years, then the new wheat-grass cycle begins again. He may grow 2-3 different crops like potato, wheat, rye or spelt. The yield of wheat he obtained was 6 tons/ha (in conventional cultivation, it is 10 tons/ha but the cost of inputs is much higher in conventional).

In the middle of the field, he sometimes planted rows of perennials, including trees with many fruits that birds like to eat, many flowers for bees, interspersed with fast-growing trees for firewood, slow-growing trees, producing good wood for making furniture or for construction. There are about 10 species of trees in such “mixed” green trees.

He said it was necessary to protect the life in the soil. The application of organic fertilizers is both to provide nutrients for plants, and to provide food for worms and microorganisms. To protect them, do not plow the soil deeply, only plow 10-12 cm from the topsoil and use a light machine so that the soil is not subjected to too much pressure.

About products: from dairy cows with fresh milk, yogurt and cheese (yogurt and cheese of all ages were provided to the visitors). They have an underground cellar to stabilize the cheese making temperature to save electricity during the storage for maturation, that can last for several months. Wheat is ground, packed and sold directly as flour to consumers. They  sellsthe products 2 days a week, Friday and Saturday. The shop is in the farm.

What I wrote above is a summary from the translation of Prof. Francois Serneels and sharing from the farmer’swife, Veronique. Mai Huong and I went with a group of students from the University of Brussels. After cooking a pot of hot chocolate and making a pitcher of mint tea for guests, while he was answering questions from students, she noticed two sisters with black hair and yellow skin. After sharing something with the students in French, she said, “I’m sorry, I’m speaking quickly, do you understand?” Huong and I said no because we could only hear English. She came outside us to answer questions we  wanted to find out. She is a woman rich in knowledge, beautiful and delicate, both Mai  Huong and I recognize that. (So a youngboy who works in agriculture should be confident that you can marry a wonderful girl).

Regarding marketing, I don’t know how they managed to sell all their products worthy of its value. ( She said her family lived well with their jobs and paid full wages to three workers. ). But I feel that it is their open sharing with the community that makes people love them and their products, and the information is spread. They can sell all their products directly to consumers. However, there are some shops that want to sell their products. The farm owners are the one who decides whether to sell their products to the shops or not.  They select shops whose owners share their values.

Organic farming, our grandparents used to do. I remember in the past my grandmother had a field called a percent field, short for “five percent” because at that time land  was owned by the cooperative in the commune.  The cooperative divided  5% of the land area to farmer households. The farmers cultivated and harvest products in that field for their home consumption. My grandmother transplanted ordinary rice, I don’t remember what variety, in the middle planted a yellow flower sticky rice in the middle of the plot. The field was not sprayed with insecticides, fungicides or herbicides. The weed on the bank was cut, the weed mixed with the rice was removed by hand (grabs the mud and collect the grass with your hands, then wraps it with a large handful ofweed and bury it with your feet in the mud – “a handful ofweed, a basket of manure”). Apply manure before plowing. Particularly for sticky rice, at panicle initial stage, Chinaberry leaves were applied (the leaves were cut into pieces and sprinkled). That day I thought the leaves were applied to fertilize the soil to make the rice better growth, but later I found out that the Chinaberry treeis in the same family with neem tree, which has active ingredients to kill insects. My grandmother probably did that to reduce the attack of stem borer. I saw sticky rice is still flagged (attached by borers) but not too much.

You can’t go back to the past to visit the fields your grandparents used to farm. But if you want, you can visit the family farm of Doan Thi Hoa, who used to be my daughter’s teacher. When she and her husband retired, they invest in organic farming. Their farm is very beautiful as well: in the spring, roses, coffee flowers, orchids …  bloom together. Summer is full of lotus flowers, just near Dao Co (Thanh Mien, Hai Duong). I need to write about their farm in a separate post to be able to tell you the details.

Sustainable farming plays an important role in our life, not only in the quality of the products we eat, but also in the water we drink. Developed agricultural countries like the Netherlands are having a headache with the amount of NO3 – in the water exceeding the permissible threshold – 50 mg/L according WHO(NO3 – exceeding the threshold in drinking water, which adversely affects health, especially for young children. So far, we cannot separate NO3 – from drinking water). The reason is that Dutch farmers raise too many cattle, pigs and poultry. The amount of NO3 – from their waste has leaching from the soil into the groundwater (the soil colloid carries a negative charge, NO3- is  not adsorbed on the surface by it, so NO3 – is easy to drift along the water circuit). We haven’t talked much about this yet. But according to my observations,  rice and vegetable fields are fertilized with more N than necessary (maybe I will write about this in another post).

To have safe, quality agricultural products and a healthy living environment that we all dream of, organic farming is our goal. However, in addition to the efforts and aspirations of farmers and government policies (regarding organic certification), there is a need for active support from customers, who are ourselves. Are you willing to pay a price higher than 50 – 100% of the current for safe, quality products that are produced biologically andprotecting the environment?

29/9/2021.

Phạm Thị Thu Hương  (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm)

 

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Tôn Đông Á đồng hành cùng hành tinh xanh – bước tiến vị môi trường bền vững

Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, Tôn Đông Á đã khẳng định vị thế là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thép lá mạ tại Việt Nam, đồng thời tiên phong thực hiện sứ mệnh...

GROWTECH VIETNAM 2024: CỘT MỐC ẤN TƯỢNG CHO CÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Growtech Vietnam 2024, triển lãm quốc tế hàng đầu về thiết bị và công nghệ nông - lâm - ngư nghiệp, đã khép lại thành công vang dội sau ba ngày sôi động tại Nhà B, Trung tâm Hội...

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 15/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại...

WEBINAR “Kinh Tế Tuần Hoàn và Đổi Mới Sáng Tạo trong Phát Triển Bền Vững”

Việt Nam đang đối mặt với áp lực về phát triển kinh tế song hành cùng bảo vệ môi trường. Hội thảo SUSTAINABLE FUTURE 7 là cơ hội để các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận các giải...

“Trại cai nhựa” cùng nhau thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần từ những hành động nhỏ

Ngày 16/11/2024, tại Sảnh Tây - AEON MALL Tân Phú Celadon. Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Dự án nhằm nâng cao nhận thức về...

Công ty VDS tổ chức hội nghị tập huấn kiểm kê khí nhà kính tại Đồng Nai

Ngày 14/11/2024, Công ty Cổ phần Giải pháp Nền tảng số Việt Nam (VDS) đã phối hợp với Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai và các chuyên gia đến từ Trường Đại học Tài nguyên...
spot_img
spot_img