spot_img
HomeDoanh nghiệpVWS đẩy nhanh tiến độ dự án công nghệ xử lý rác mới

VWS đẩy nhanh tiến độ dự án công nghệ xử lý rác mới

Theo quy hoạch của TP.HCM, đến năm 2020, tỉ lệ chôn lấp rác còn dưới 50%, số lượng rác còn lại phải chuyển sang công nghệ mới, trong đó có các dự án đốt rác khép kín với công nghệ an toàn.

Đây cũng chính là mục tiêu đang hướng đến của Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) khi đã trình dự án mới lên cho các cơ quan có thẩm quyền của TP.HCM. Mới đây, ông David Dương, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty VWS, đã có chuyến trở về Việt Nam (sau khi đi tham quan, tìm hiểu các công nghệ đốt rác ở các nước ở châu Âu) và chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng ông.

Xin ông chia sẻ về mục đích, kết quả của chuyến đi tìm về công nghệ xử lý rác ở châu Âu vừa qua?

+ Ông David Dương: Vào những năm 2000, tôi từ Hoa Kỳ về Việt Nam đầu tư trong lĩnh vực xử lý rác thải theo lời mời của UBND TP.HCM. Thời điểm đó, tôi đã đầu tư xây dựng một khu chôn lấp rác hợp vệ sinh, tiêu chuẩn Hoa Kỳ theo quyết định của TP nhằm sớm cứu nguy cho bãi rác Gò Cát bị sự cố trầm trọng. Tuy nhiên, với thời gian hơn 12 năm vận hành và sự phát triển về khoa học công nghệ cũng như sự mong đợi của TP theo hướng đốt rác phát điện nên tôi đã cùng các cộng sự Hoa Kỳ quyết định đi châu Âu để tìm hiểu công nghệ xử lý đốt rác phát điện.

Ông David Dương – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty VWS

Trước khi đi, có nghe nói ở châu Âu có công nghệ xử lý rác rẻ hơn công nghệ xử lý rác mà chúng tôi dự định đưa về Việt Nam. Vì vậy, tôi cùng với hai chuyên gia quyết định đi tìm hiểu các công nghệ xử lý chất thải hiện đang được các nước châu Âu sử dụng với hy vọng tìm ra công nghệ phù hợp, có giá thành thấp nhất, đưa về Việt Nam. Hơi tiếc là sau chuyến đi, tôi vẫn chưa tìm ra công nghệ như mong muốn.

Trước đó, VWS cũng đã gửi dự án về công nghệ xử lý rác cho lãnh đạo TP.HCM sau thời gian nghiên cứu rất kỹ các công nghệ xử lý rác đang được các nước phát triển sử dụng. Dự án chúng tôi gửi trình duyệt có nhiều cải tiến và ưu điểm, như xử lý được nhiều thành phần rác khác nhau với đặc thù của rác của Việt Nam; quy trình xử lý khép kín, ngăn chặn phát tán mùi hôi, bảo vệ môi trường…

Công nghệ đốt rác của dự án nộp cho thành phố hiện đang được Thụy Điển sử dụng để đốt rác cho quốc gia này và đốt rác cho Luân Đôn (Anh). Chi phí để xây dựng một nhà máy đốt rác đạt tiêu chuẩn như Thụy Điển khoảng 100 triệu USD. Tuy nhiên, với Việt Nam giá thành xây dựng nhà máy được giảm xuống rất nhiều. Qua chuyến đi này, tôi cảm thấy rất hài lòng về công nghệ đốt và công nghệ sản xuất phân bón mà chúng tôi dự định đưa về.

Hơn 12 năm xử lý rác thải tại Việt Nam, ông nhận thấy việc xử lý rác bằng công nghệ đốt rác phát điện so với công nghệ phân loại rác để cho ra những sản phẩm có ích từ rác thì công nghệ nào hiệu quả hơn?

+ Rác ở Việt Nam có hơn 75% thành phần rác là hữu cơ. Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, bắt đầu tiếp nhận rác từ năm 2007. Sau hơn 12 năm, chúng tôi ghi nhận độ ẩm của rác luôn dao động 45%-80%. Do độ ẩm quá cao nên nếu sử dụng công nghệ đốt thì hiệu quả sẽ không cao.

Hiện nay, chúng tôi tiếp nhận khoảng 5.500 tấn rác/ngày, được đưa vào bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Nếu dự án công nghệ đốt rác của VWS đang trình cho TP được chấp thuận, mỗi ngày sẽ có 3.000 tấn rác được xử lý bằng công nghệ mới này.

Theo dự án này, trong số 3.000 tấn/ngày, chúng tôi tính toán rằng: Sẽ có khoảng 25% rác vô cơ được phân loại thành rác tái chế; 75% rác hữu cơ, sau khi loại bỏ khoảng 25% thành phần rác ô nhiễm thì sẽ còn khoảng 50% sẽ được chế biến thành phân hữu cơ, phân vi sinh; phần rác còn lại không sử dụng được có thể đưa vào bãi chôn lấp hoặc đốt hoàn toàn.

Hiện TP.HCM đang rất tích cực tuyên truyền việc phân loại rác tại nguồn và điều này sẽ đóng vai trò như thế nào đối với tương lai?

+ Tại Mỹ, chúng tôi thu gom, phân loại, xử lý chất thải hơn 30 năm rồi. Đây là quốc gia rất chú trọng công tác phân loại rác tại nguồn. Tuy nhiên, hiện nay việc phân loại rác tại nguồn vẫn chưa hoàn thành 100%.

Vì vậy, theo suy đoán cá nhân của tôi, TP.HCM phải mất khoảng 10 năm mới có thể hoàn thành việc phân loại rác tại nguồn. Nghĩa là chúng ta phải chấp nhận thực tế rằng: Nếu rác chưa được phân loại tại nguồn thì các nhà máy tiếp nhận rác phải phân loại rồi mới tiến hành xử lý cụ thể. Một minh chứng cụ thể đó là một nhà máy tái chế rác được chúng tôi đầu tư hơn 10 triệu USD nhưng đành phải “trùm mền”, không hoạt động do không có rác để tái chế. Hay nhà máy sản xuất phân compost có công suất 5.000 tấn/ngày, do VWS đầu tư xây dựng) nhưng hiện nhà máy chỉ tiếp nhận 40-50 tấn rác hữu cơ/ngày, đạt 1% công suất thiết kế.

Nhà máy sản xuất phân compost của VWS đầu tư luôn ở trong tình trạng “không có rác để vận hành”

Chúng tôi đã nhìn thấy rằng, vấn đề phân loại rác tại nguồn và tìm kiếm công nghệ xử lý rác phù hợp với tình hình thực tế tại TP.HCM hiện đang được lãnh đạo TP nóng lòng và người dân rất quan tâm.

Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm về việc thực hiện phân loại rác tại nguồn của người dân và chính quyền Mỹ?

+ Muốn người dân ủng hộ chương trình phân loại rác tại nguồn, việc chuẩn bị của Nhà nước là rất quan trọng. Trước khi kêu gọi người dân phân loại rác tại nguồn thì khâu thu gom và xử lý phải được hoàn thiện. Nhà nước chuẩn bị các loại thùng đựng rác để phát cho người dân. Các loại thùng đựng rác phải được khảo sát kỹ lưỡng để phù hợp với diện tích của nhà dân. Mỗi nhà dân cần có không gian để ít nhất ba loại thùng rác: Rác vô cơ, rác hữu cơ và rác tái chế.

Ở Mỹ, mỗi gia đình đều có không gian rộng để các loại thùng rác, còn ở Việt Nam mỗi nhà có không gian hạn chế hơn nên chỗ để các thùng rác cũng bị hạn chế. Tiếp đó, đến giai đoan thu gom, khi xe đi vào trong hẻm, trên xe phải có đủ các thùng chứa rác phân loại để người dân thấy việc phân loại rác tại nhà là có hữu ích. Tránh tình trạng như trước đây, rác tại nhà được phân loại nhưng khi thu gom rác lại dồn vào một thùng…

Trong tương lai gần, VWS sẽ giảm dần việc chôn lấp rác và chuyển sang công nghệ đốt rác an toàn

Kế đến là tuyên truyền và giáo dục, trong đó chú trọng tập trung vào thế hệ trẻ. Hình ảnh các công đoạn từ khi rác được phân loại, thu gom, tập trung, vận chuyển, đưa về nhà máy xử lý để cho ra các sản phẩm có lợi từ rác thải phải được ghi hình để phổ biến cho người dân thấy rõ ích lợi của việc phân loại rác tại nguồn.

Cuối cùng là đến chế tài xử phạt. Bước đầu cũng phải tập cho người dân có ý thức phân loại rác bằng cách phát thùng, hướng dẫn phân loại. Kinh phí ban đầu nhà nước phải bù lỗ. Khi người dân hình thành thói quen thì bắt đầu thu phí thu gom rác. Trong đó, có thưởng cho những hộ gia đình phân loại rác tốt và phạt những hộ không phân loại đúng quy định.

Theo báo Pháp Luật

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Tôn Đông Á đồng hành cùng hành tinh xanh – bước tiến vị môi trường bền vững

Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, Tôn Đông Á đã khẳng định vị thế là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thép lá mạ tại Việt Nam, đồng thời tiên phong thực hiện sứ mệnh...

GROWTECH VIETNAM 2024: CỘT MỐC ẤN TƯỢNG CHO CÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Growtech Vietnam 2024, triển lãm quốc tế hàng đầu về thiết bị và công nghệ nông - lâm - ngư nghiệp, đã khép lại thành công vang dội sau ba ngày sôi động tại Nhà B, Trung tâm Hội...

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 15/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại...

WEBINAR “Kinh Tế Tuần Hoàn và Đổi Mới Sáng Tạo trong Phát Triển Bền Vững”

Việt Nam đang đối mặt với áp lực về phát triển kinh tế song hành cùng bảo vệ môi trường. Hội thảo SUSTAINABLE FUTURE 7 là cơ hội để các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận các giải...

“Trại cai nhựa” cùng nhau thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần từ những hành động nhỏ

Ngày 16/11/2024, tại Sảnh Tây - AEON MALL Tân Phú Celadon. Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Dự án nhằm nâng cao nhận thức về...

Công ty VDS tổ chức hội nghị tập huấn kiểm kê khí nhà kính tại Đồng Nai

Ngày 14/11/2024, Công ty Cổ phần Giải pháp Nền tảng số Việt Nam (VDS) đã phối hợp với Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai và các chuyên gia đến từ Trường Đại học Tài nguyên...
spot_img
spot_img