spot_img
HomeCộng đồngVai trò của Nhà nước

Vai trò của Nhà nước

 Hiện tại Chính quyền TPHCM đang rất căng rồi. Do vậy, để chống dịch và duy trì các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội một cách tốt nhất có thể, Thành phố nên tìm cách để Thị trường và Cộng đồng phát huy vai trò của chúng. Thành phố không nên nghĩ đến việc tự mình đứng ra tổ chức hệ thống cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân và hệ thống cứu tế cho những người có nhu cầu mà nên dựa vào các thiết chế thị trường và cộng đồng hiện có. 

Xã hội chỉ vận hành tốt khi ba trụ cột: Nhà nước – Thị trường – Cộng đồng phát huy tốt vai trò của mình và bổ sung cho nhau.

Thị trường có vai trò tạo ra của cải cho xã hội và phân bổ của cải này đến các thành viên trong xã hội dựa vào lòng tham và sự vị kỷ hay nói cách khác là lợi ích riêng của con người. Trong hầu hết các trường hợp, cơ chế thị trường làm cho nguồn lực của xã hội được phân bổ một cách tối ưu nên không cần đến vai trò của nhà nước và cộng đồng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thị trường phân bổ nguồn lực không tối ưu và bản chất của cơ chế thị trường là cạnh tranh, cá lớn nuốt cá bé, không quan tâm đến công bằng xã hội. Trong cơ chế thị trường, các cá nhân chạy theo lợi ích riêng của mình, trong một số trường hợp gây tổn hại đến lợi ích chung của toàn xã hội.

Do đó cần có nhà nước để cải thiện hiệu quả và cải thiện công bằng. Đây chính là vai trò của nhà nước.

Ví dụ, Kiết Xác  bán hàng ở chợ truyền thống có thể biết mình mắc covid, nhưng gánh hàng vừa mua để bán là cả một phần gia sản nên có thể dấu bệnh tiếp tục đi bán hàng, gây lây nhiễm cho những người khác và tạo ra gánh nặng rất lớn cho toàn xã hội.

Chuỗi siêu thị Thạch Sùng nắm trong tay một lượng hàng hoá lớn lợi dụng việc các chợ bị đóng cửa, còn một mình bán nên tăng giá bắt chẹt người mua nhờ vị thế độc quyền của mình.

Cần có vai trò của nhà nước để ngăn chặn cả hai vấn đề trên. Anh Kiết Xác bị bệnh thì nên ở nhà, nhưng chị Mạt Rệp vẫn nên được tiếp tục kiếm cơm và ông Thạch Sùng kia không được lợi dụng.

Có một vấn đề nữa trong hai ví dụ ở trên. Chợ truyền thống phục vụ cho rất nhiều đối tượng, đặc biệt là khách hàng bình dân có thu nhập thấp, coi giá cả là quan trọng nhất; trong khi siêu thị phục vụ cho đối tượng khá giả hơn.

Có thể việc chống dịch đối với chợ truyền thống khó khăn hơn so với siêu thị. Do vậy, lựa chọn là đóng cửa chợ truyền thống và để cho siêu thị hoạt động như hiện nay.

Tuy nhiên, ở đây có hai vấn đề.

Thứ nhất, khả năng quá tải siêu thị và hết hàng vì tỷ phần người mua trên chợ truyền thống vẫn là chủ yếu giờ dồn vào siêu thị. Hơn thế, khả năng các siêu thị lợi dụng vị thế độc quyền để bắt chẹt cả bên cung cấp hàng và người mua là có thể xảy ra.

Thứ hai, những người có thu nhập thấp đã khó khăn lại càng khó khăn hơn vì họ phải gánh hai lần tăng giá: (1) hàng hoá siêu thị thường đắt hơn đáng kể so với chợ truyền thống; (2) tăng giá thời dịch bệnh do khan hiếm hàng và chi phí gia tăng. Điều này có thể làm cho họ khốn khó nhanh và nghiêm trọng hơn. Khi đó, câu nói không để ai bị bỏ lại phía sau sẽ sáo rỗng hơn.

Với vai trò cải thiện công bằng và cải thiện hiệu quả của mình, nhà nước cần phải cân nhắc để chợ truyền thống hay bán hàng rong/lưu động hoạt động trở lại khi tình trạng dịch bệnh còn phức tạp và kéo dài. Nếu không sẽ xuất hiện các loại chợ hay mua bán tự phát khác với các nguy cơ lây nhiễm khó có thể kiểm soát.

Thị trường rất thông minh, về lâu dài, cách thức phân phối rau củ quả đang đổ đống ở nông thôn để đưa đến những cái bụng đói meo ở thành thị sẽ được nghĩ ra nếu Nhà nước tiếp tục hạn chế các kênh hiện hữu. Do vậy, cách hiệu quả hơn cả là tìm cách phát huy kênh truyền thống.

Có lẽ sử dụng những không gian công cộng (cùng với các chợ hiện hữu), đảm bảo dãn cách cần thiết để cho những người như Kiết Xác (không bị bệnh) được bán hàng song song với việc tiêm vắc xin cho họ và kiểm tra y tế thường xuyên là giải pháp khả dĩ.

Cần lưu ý rằng, năng lực và khả năng bộ máy nhà nước là có hạn. Do vậy, Nhà nước chỉ tập trung làm những gì thuộc vai trò của mình. Trong đó, tạo điều kiện tốt nhất để Thị trường và Cộng đồng phát huy vai trò của mình chứ không nên làm thay.

Nhà nước không có khả năng tổ chức hệ thống phân phối nhu cầu của hàng chục triệu người. Đó là việc của thị trường. Thành phố đã biết kđiều này trong “Đêm trước đổi mới” rồi.

Nhà nước không có khả năng cứu tế cho hàng trăm nghìn, thậm chí là hàng triệu người đang có nhu cầu. Người nghèo thành thị không thể mua hàng hoặc không có tiền mua hàng sẽ khốn khó rất nhanh. Đây là vai trò của Cộng đồng. Thực tiễn những gì đang xảy ra là một minh chứng hết sức sống động. Các tổ chức xã hội chính thống không đủ nguồn lực và kinh nghiệm làm việc này.

Tỉnh táo xác định đúng những việc cần và có thể làm trong lúc nước sôi, lửa bỏng là hết sức quan trọng. Với một nơi thị trường đã đi vào tất cả các ngóc ngách của cuộc sống và cộng đồng có sức sống mạnh mẽ để tương thân, tương ái lẫn nhau như TPHCM, việc quan trọng của Chính quyền Thành phố là làm cho hai trụ cột kia hoạt động tốt nhất có thể. Khi đó, mục tiêu chống dịch và duy trì các hoạt động kinh tế, xã hội ở mức tốt nhất có thể sẽ được đảm bảo. Chính quyền sẽ làm tròn vai của mình.

Huỳnh Thế Du             

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Chính thức có tiêu chí môi trường và xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 21/2025/QĐ-TTg ngày 4/7/2025 quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh. Tiêu chí môi trường đối với dự...

Chuyển đổi xanh cho ngành cơ khí: Không chỉ là xu hướng, mà là tất yếu

Ngày 5/7/2025 trong khuôn viên triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 21 về Cơ khí chính xác và Sản xuất chế tạo. Tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Q7, TPHCM. Diễn...

Biến rác thành tài nguyên – Chung tay vì một Thành phố xanh, sạch, bền vững

Ngày 30/6/2025, Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường – Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đã tổ chức buổi tập huấn dành cho các tình nguyện viên yêu môi trường thuộc Câu lạc bộ Hành...

Hội nghị Quốc gia “Hành trình đến Net Zero”: Cam kết xanh từ doanh nghiệp

Sáng ngày 28/6, Hội nghị Quốc gia “Hành trình đến Net Zero” chính thức khai mạc với chủ đề thời sự: “Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh”. Sự kiện thu hút sự tham dự của...

Hội thảo “Nông nghiệp bền vững ESG – Hướng đi mới cho Việt Nam” – Phát triển nông nghiệp bền vững ESG trong...

Ngày 26/6/2025, Trong khuôn khổ triển lãm Agri Vietnam & Livestock Vietnam 2025, hội thảo chuyên đề “Nông nghiệp bền vững ESG – Hướng đi mới cho Việt Nam” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP....

Agri Vietnam 2025: Hơn 200 doanh nghiệp đến từ 10 quốc gia tham gia Triển lãm quốc tế nông nghiệp và chăn nuôi

Sáng ngày 25/6/2025, Triển lãm quốc tế chuyên ngành nông nghiệp và chăn nuôi tại Việt Nam – Agri Vietnam & Livestock Vietnam 2025 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC),...
spot_img
spot_img