spot_img
HomeKhoa học - Công nghệTriển khai dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao kiến thức về tích hợp năng...

Triển khai dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao kiến thức về tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện”

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết triển khai gói hỗ trợ kỹ thuật – dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao kiến thức về tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện” giữa Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng Việt Nam – EU (EVEF) và Viện Điện (SEE) thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST). Gói hỗ trợ này thuộc tiểu hợp phần 1B của Dự án EVEF.

Lễ ký kết có sự tham gia của ông Nguyễn Phong Điền – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa, ông Nguyễn Huy Phương – Viện trưởng Viện Điện, ông Sven Ernedal – Giám đốc Dự án EVEF, ông Jesus Lavina – Phó Trưởng Ban hợp tác, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và ông Sebastian Paust – Bí thư thứ nhất, Trưởng phòng Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam.

Gói hỗ trợ kỹ thuật cho Dự án này hướng tới tăng cường năng lực đào tạo của giảng viên Viện Điện trong việc xây dựng và giảng dạy các bộ môn về Năng lượng tái tạo (NLTT) và Hiệu quả Năng lượng (HQNL), qua đó cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Dự án cũng mong muốn nâng cao nhận thức của sinh viên Viện Điện – ĐH Bách khoa về NLTT và HQNL thông qua các hoạt động xây dựng mạng lưới và hướng nghiệp.

Các hoạt động dự kiến được thực hiện trong Dự án bao gồm đào tạo cho giảng viên và sinh viên Viện Điện; các khóa tập huấn tập trung về NLTT, hội chợ hướng nghiệp về NLTT và HQNL cho sinh viên và sinh viên sắp tốt nghiệp, các đợt đào tạo thực địa về NLTT cho giảng viên và sinh viên Viện Điện. Các giảng viên của Viện Điện và các trường đại học đối tác sẽ được nâng cao kiến thức và kỹ năng thông qua các khóa tập huấn và đào tạo của dự án.

Một mạng lưới các trường đại học, viện nghiên cứu và các bên liên quan thuộc khu vực tư nhân dự kiến sẽ được thành lập để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu về NLTT cũng như nâng cao sự tương đồng giữa kiến thức và kỹ năng được đào tạo bởi các cơ sở giáo dục với nhu cầu thực tế của thị trường NLTT. Thông qua các khóa đào tạo và chuyến đi thực địa, Dự án sẽ nâng cao kiến thức, kĩ năng cũng như sự quan tâm của sinh viên với cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực NLTT và HQNL. Dự án sẽ được thực hiện từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021.

Thành lập vào năm 1956, trường Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) là một trong những trường đại học lâu đời và lớn nhất tại Việt Nam. Viện Điện thuộc ĐH Bách khoa Hà Nội là một trong những cơ sở hàng đầu cung cấp những sinh viên tốt nghiệp có chứng chỉ và năng lực cho ngành điện trong 65 năm qua từ khi ngành điện Việt Nam mới phát triển. Để thích ứng với những thay đổi mới của ngành năng lượng, Viện Điện đang phát triển các môn học mới như lưới điện thông minh, tích hợp năng lượng tái tạo, năng lượng tái tạo, điều khiển hệ thống năng lượng tái tạo để đưa vào giảng dạy trong những năm học sắp tới. Để theo kịp những thay đổi này, năng lực giảng dạy và đào tạo của Viện cũng cần được nâng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

“Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng Việt Nam – EU” đồng tài trợ bởi Liên minh Châu Âu (EU) và Bộ Phát triển và Hợp tác Kinh tế CHLB Đức (BMZ), do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) triển khai dưới sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương.

Dự án hướng tới góp phần tăng cường sự quản lý nhà nước trong ngành năng lượng nhằm thúc đẩy một bước tiến sang lộ trình phát triển năng lượng bền vững hơn ở Việt Nam. Dự án này cũng sẽ góp phần thực hiện khung pháp lý cần thiết để Việt Nam đạt được các cam kết của mình đối với việc giảm phát thải khí nhà kính có liên quan đến các hoạt động năng lượng trong bối cảnh các Đóng góp do Quốc gia Tự quyết định của Việt Nam (NDCs).

MỸ PHƯỢNG

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Lễ hội Ong Rừng Karubee: Giữ tổ cho ong, giữ tổ ấm cho Trái Đất

Lần đầu tiên tại Việt Nam, Lễ hội Ong Rừng Karubee - một lễ hội đặc biệt tôn vinh nghề nuôi ong bản địa và bảo vệ đa dạng sinh học rừng được tổ chức giữa đại ngàn miền...

Tuổi trẻ Quận 12 hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2025

Sáng ngày 16/5/2025, Quận Đoàn Quận 12 phối hợp cùng UBND phường Tân Thới Hiệp và Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”...

Phát động Chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia” hành động xanh vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy lộ trình phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) bằng những hành động cụ thể ở cấp...

Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ làm việc cùng CT Group, thảo luận hợp tác về công nghệ cao, giáo dục, và phát triển...

Chiều ngày 10/05/2025, phái đoàn Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM đã có chuyến tham quan và làm việc tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo CT Innovation Hub, đặt tại trụ sở tòa nhà văn phòng...

150 sinh viên xuất sắc đại học Cần Thơ vượt 180 km đến thăm CT Innovation Hub

Từ tờ mờ sáng, vượt qua quãng đường dài hơn 180 km đến tham gia chương trình Ngày hội Tuổi trẻ và Nghị quyết 57 do CT Group tổ chức, sự háo hức và nhiệt huyết của các bạn...

Hoa hậu Môi Trường Thế Giới Nguyễn Thanh Hà phát động cuộc thi vẽ tranh truyền cảm hứng bảo vệ môi trường

Nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường tới cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, Hoa hậu Môi Trường Thế Giới Nguyễn Thanh Hà phối hợp cùng Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á...
spot_img
spot_img