spot_img
HomeTài nguyên - Môi trườngÔ nhiễm môi trườngTrái đất không còn nơi an toàn với vi hạt nhựa

Trái đất không còn nơi an toàn với vi hạt nhựa

Không ai phủ nhận tiện ích vượt trội của Nhựa trong mọi lĩnh vực của đời sống hiện đại nhưng ai cũng thừa nhận rằng hệ lụy rác thải nhựa từ nó cũng đã hiện diện khắp nơi trên hành tinh này.

Quả thực vậy : trước kia còn thấy chất thải nhựa ở bến bãi, đường phố, đồng quê, rồi ra đến cống rãnh, sông ngòi, biển cả, sau lại phát hiện thêm là rác thải nhựa đã phát triển lên đến 1 “tầm cao mới” là Vi Hạt Nhựa (VHN) với sức bành trướng và tấn công mọi ngóc ngách cuộc sống.

Người ta ngày càng phát hiện ra VHN hiện diện ở mọi môi trường sinh thái, ngay cả những nơi bất ngờ nhất đến độ VHN đang và sẽ trở thành nỗi ám ảnh thời sự đồng thời là hung thủ đe dọa nghiêm trọng môi sinh và phát triển bền vững. VHN khó thấy và khó kiểm soát, không chỉ đã và đang làm ô nhiễm mà thực ra đang “up graded” đến mức đầu độc cuộc sống của trái đất này. Khó có cảm giác an toàn khi người ta đã tìm thấy nó ở những nơi nó không hề xuất hiện ở “đầu vào”, thế mà nhung nhúc ở “đầu ra” :

Vi Hạt Nhựa dưới đáy biển

Trước đây, sau cảnh báo về sự xuất hiện của Vi Hạt Nhựa ở các mẫu vật phân tích từ các khu vực đóng tuyết thường xuyên ở Châu Âu có hoạt động dân cư và thể thao, du lịch, các nhà khoa học còn đã ngay sau đó phát hiện thêm thứ đáng sợ này ở  đáy hố sâu nhất đại dương Mariana ở mức độ tràn ngập trải dài suốt chuỗi độ sâu từ 6 đến 11 km vùng biển tối (hadal) nơi ánh sáng không chiếu tới được, nhiệt độ từ 1 đến 4 độ C và áp suất 16.000 PSI.

Với đặc điểm là càng xuống sâu mật độ Vi Hạt Nhựa càng cao dày đặc, lên đến hơn 13 hạt /lít nước biển, cao gấp 4 lần mật độ VHN trong các tầng nước của Thái Bình Dương và Đại Tây Dương theo dữ liệu mà người ta thống kê được trước đó. Tình trạng nguy kịch này gây ấn tượng trực quan là “biển trôi trong nhựa” chứ không phải là “nhựa bơi trong biển” nữa ! Đây giống như hình ảnh của 1 lỗ thoát đáy bồn lavabo rửa mặt nơi các xoáy VHN cuộn về. Điều đáng quan ngại hơn là các hạt vi nhựa không tập trung mỗi nơi hay lơ lửng trong nước mà còn được phát hiện nằm đầy ở các lớp trầm tích dưới đáy vực biển này .

Vi Hạt Nhựa ở Bắc Cực

Gần đây nhất, thêm 1 phát hiện chấn động của các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu Bắc Cực và Hải dương Alfred Wegener (Đức) trên các lõi băng được thu thập từ năm vùng trên khắp Đại Dương Bắc Cực từ 2014 đến nay đưa về phân tích ở phòng thí nghiệm, tìm thấy các hạt nhựa chỉ có đường kính 11 micrômét (cỡ 1/6 lần đường kính sợi tóc người) với mật độ khó tin là hơn 12.000 hạt nhựa trên mỗi lít băng biển, và có ở trong tất cả các lõi băng mẫu. cho thấy hạt vi nhựa đã hiện diện không chừa nơi nào các đại dương trên thế giới.

Vật phẩm thí nghiệm cho thấy có tổng cộng 17 loại nhựa khác nhau trong lớp băng biển, chủ yếu từ bao bì nhựa như polyethylene và polypropylene, ngoài ra còn có sơn, ni-lông, polyester, và cellulose acetate (đầu lọc thuốc lá). Tông tích cho thấy chúng được các dòng hải lưu đưa tới từ bãi rác thải khổng lồ ở Đại Tây Dương hoặc ô nhiễm từ hàng hải lẫn đánh bắt cá. Trong những tầng băng vĩnh cửu, với vùng đất băng không hề có hoạt động gây ô nhiễm đáng kể của con người, chính Gió là thứ đưa những vi hạt nhựa trong không khí đổ bộ lên đây. Dựa theo mô hình hải lưu, rác thải nhựa từ vài nước châu Âu, Bắc Mỹ cuối cùng sẽ đến Bắc Cực và rải sắp lớp trên tầng nước mặt đóng băng chồng lấn tiếp nhau, và các vi hạt nhựa này sẽ được giải phóng trở lại đại dương khi băng biển tan.

Vi Hạt Nhựa trong nước mưa

Cuối cùng, mới đây các nhà khoa học phát hiện ở vùng núi Pyrenees không có người sinh sống ở miền nam nước Pháp, những trận mưa đã đem các hạt vi nhựa từ biển khơi, tích tụ trên những đám mây rơi xuống vùng đất này với mật độ đo được là 365 hạt vi nhựa / m2 đất. Dĩ nhiên ngoài mưa không thể có nguồn chất thải nhựa nào có thể tìm đường đến vùng núi cao 3 nghìn mét này. Các phát hiện mới nhất ở Bắc Mỹ cũng cho kết quả gần như vậy.

Như vậy, hạt vi nhựa được quá trình tuần hoàn tự nhiên của nước trong khí quyển, bốc hơi từ biển, trở thành mây và tạo mưa đem tới tưới đều lên những vùng rộng lớn đất liền thấm vào nước mặt, nước ngầm, và tất cả các nguồn nước đều mang lượng đáng kể các VHN, đáng sợ đến nỗi cả 11 thương hiệu nước đóng chai các nhãn hiệu khác nhau phổ biến ở Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới được thử nghiệm đều trung bình chứa 325 hạt vi nhựa trên mỗi lít nước, cá biệt có mẫu nổi tiếng Nestlé Pure Life đã đạt mật độ khó tin là 10.000 hạt vi nhựa mỗi lít. Phát hiện kinh khủng này đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải vào cuộc điều tra sự an toàn của nước đóng chai.

Vi Hạt Nhựa trong không khí

VHN được phát hiện trong băng tuyết vùng cực và trong nước mưa đã cho thấy là nó đã tồn tại dày đặc trong không khí và được gió, mưa chuyển đi. Nhiều thí nghiệm ở các thành phố lớn ra đến vùng hẻo lánh đã chứng minh VHN bay lơ lửng trong không khí có mặt ở khắp mọi nơi. Riệng chỉ trong 1 thí nghiệm ở Đức, người ta đã đếm được khoảng cả 150.000 VHN trong 1 lít tuyết đường phố. Điều này cho thấy nơi môi trường sạch, kiểm soát thu hồi tốt chất thải nhựa như Âu châu mà còn như vậy thì các môi trường sinh thái nhiều ô nhiễm như các nơi khác chắc chắn tình hình không khí mang VHN còn nặng nề hơn nhiều lần.

Chắc hẳn không còn là thắc mắc liệu có hay không việc con người hít phải hạt nhựa siêu nhỏ mà vấn đề chỉ còn là không biết rõ lượng hạt nhựa mà chúng ta hít vào mỗi ngày mỗi giờ là bao nhiêu. Chính do vậy mà Hạt vi nhựa đang được coi là một dạng ô nhiễm không khí mới, có tác động trực tiếp, khó tránh và cực kỳ nguy hiểm hơn các thứ ô nhiễm khác trong đất, nước chỉ gây ô nhiễm gián tiếp cho ta.

Không còn nơi nào an toàn thoát khỏi Vi Hạt Nhựa

Chúng ta đã được cảnh báo là con người đang tạo ra một hành tinh nhựa khi chỉ trong 70 năm, từ con số sản lượng 2 triệu tấn nhựa /năm của 1950 nay đã lên đến 400 triệu tấn nhựa năm 2019, nâng tổng trọng lượng sản phẩm nhựa lũy kế lên đến gần 6 tỷ tấn đã và đang lần hồi loại thải  quay về môi trường, được thu gom tại những bãi rác quy mô lớn, chôn lấp vào lòng đất, đi vào lòng sông biển và nay đang phân rả trộn lẫn vào không khí với những hạt nhựa nhỏ li ti không thể nhìn được bằng mắt thường. Cuộc sống con người trong môi trường sinh thái đang bị “ô nhiễm trắng” từ nhựa đe dọa ngày càng rõ nét và sẽ rất thê thảm nếu không có giải pháp xử lý vấn nạn to lớn này ngay từ bây giờ.

Việc con người tự dung nạp lại hạt vi nhựa mà họ thải ra môi trường vào cơ thể qua thức ăn, nước uống và cả không khí đã được chứng minh. Những hạt vi nhựa có kích thước nhỏ hơn 25 micron có thể đi vào cơ thể qua đường hô hấp, trong khi những hạt có kích thước nhỏ hơn 5 micron có thể lưu lại ở mô phổi của con người. Chắc chắn chúng gây ra hậu quả xấu với sức khỏe khi một nghiên cứu tháng 6/2019 cho thấy con người ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm. Điều đáng lo ngại là nếu các hạt siêu nhỏ này có thể đạt đến quy mô nano, chúng có thể xâm nhập màng tế bào và di chuyển vào các cơ quan dễ dàng hơn nhiều so với các hạt lớn hơn  tạo ra nguy cơ cao hơn đối với cơ thể con người.

Bây giờ, không cần phải chờ đợi cơ thể tiêm nhiễm VHN từ cuối chuỗi thức ăn qua đường tiêu hóa mà cơ thể luôn bị phơi nhiễm khi hít phải các VHN luôn tồn tại ngày càng nhiều trong không khí, đến độ mà “bất cứ nơi đâu, khi nào ta muốn tìm hạt vi nhựa, chúng đều xuất hiện, ngay cả trong cơ thể con người” ! Không cần Đại Hồng Thủy, Băng tan, Thiên thạch va, Bom hạt nhân, Ebola, Sida…mà chính “Ô nhiễm trắng” với lực lượng xung kích là Vi Hạt Nhựa này mới là vai chính trong “ngày phán xét”  cuối cùng của cái hành tinh đầy nhựa thải này.

LÊ HÙNG

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Trường Giang Phát: Thương hiệu Thực Phẩm Sạch Bát Giới thành quả từ sự nỗ lực

Công ty Trường Giang Phát thành lập năm 2009 tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai do ông Vũ Văn Tư làm chủ. Ngay từ những ngày đầu thành lập ông Vũ Văn Tư- khi đó còn rất...

Ngày Yêu Môi Trường tại Bãi Biển Hạ Thanh, Xã Tam Thanh, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam

Ngày 14/1/2025, chương trình “Ngày Yêu Môi Trường” đã diễn ra sôi động tại bãi biển Hạ Thanh, xã Tam Thanh, với sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Echogreen và Ủy Ban Nhân Dân xã Tam Thanh....

Chương trình “Một triệu cây vì biển đảo Tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh” lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường...

Sáng ngày 13/1, tại Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (Quận 4, TP.HCM), Trung Tâm Ngoại Ngữ Liên Lục Địa (I-CLC) phối hợp cùng Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM (HANE) đã giới thiệu chương trình...

EchoGreen công bố đại sứ của dự án “Túi Lưới Yêu Môi Trường”

Ngày 14/01/2025, Sáng 14/1/2025, tại Công ty TNHH Echogreen - một doanh nghiệp xã hội là đối tác chiến lược của Công ty CP Công nghệ số cộng hưởng Echotech, Hoa khôi Hoàng Hà đã thực hiện lễ ký...

Giảm chi phí tiền điện cho doanh nghiệp với giải pháp điện năng lượng mặt trời áp mái từ Alena Energy

Theo dự thảo mới đây từ Bộ Công Thương, dự báo giá bán lẻ điện sinh hoạt tăng dự kiến cao nhất lên gần 3.800 đồng một kWh. Do đó việc sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời...

Học viện Âm nhạc Song May tổ chức cuộc thi Âm nhạc Mùa Đông 2024 – Tôn vinh tài năng âm nhạc và...

Học viện Âm nhạc Song May, do nhạc sĩ Nguyễn Đình Hùng điều hành và nhạc sĩ Phan Long – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Thủ Đức – là cố vấn nghệ thuật. Học viện...
spot_img
spot_img