Tất cả nhà máy nhiệt điện than mới phải sử dụng than nước ngoài
(64)
Dự thảo Quy hoạch điện VIII cho biết, các nhà máy nhiệt điện than mới vào vận hành trong giai đoạn tới đều phải sử dụng than nhập khẩu.
Bộ Công thương cho biết, Bộ đang xin ý kiến các bộ ngành liên quan đối với Dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch Điện VIII).
Vấn đề liên quan đến nhiệt điện than cũng được phân tích. Trong đó cho thấy, nguồn than trong nước không đáp ứng được cho các dự án nhiệt điện mới và nhập khẩu than đang trở thành thách thức khi liên tục tăng sản lượng theo các năm.
Theo Bộ Công thương, việc phát triển nguồn nhiệt điện than hiện đang không được đồng thuận từ người dân và các tổ chức cho vay vốn trên thế giới do những tác động đến môi trường khu vực và phát thải nhà kính.
Do vậy, làm phát sinh thêm những yêu cầu khắt khe hơn về phát thải ra môi trường, làm tăng vốn đầu tư, gây khó khăn cho chủ đầu tư và khó hoàn thành dự án.
Ngoài ra, khả năng khai thác than trong nước trong giai đoạn tới chỉ đáp ứng nhu cầu than của những nhà điện hiện đang sử dụng than trong nước.
Vì thế, các nhà máy nhiệt điện than mới vào vận hành trong giai đoạn tới đều phải sử dụng than nhập khẩu từ nước ngoài.
Cụ thể, năm 2020, nhu cầu sử dụng than nội (than antraxit) của các nhà máy nhiệt điện than khoảng 40 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, do lượng than trong nước cung cấp cho sản xuất điện sẽ hạn chế ở mức 35-36 triệu tấn/năm vào năm 2025 và 50 triệu tấn/năm vào năm 2030.
Do đó, hiện nay đã phải nhập khẩu than antraxit bù cho các nhà máy hiện có đang sử dụng than nội.
Các nhà máy nhiệt điện sử dụng than nội tại miền Nam cũng cần xem xét chuyển sang sử dụng than trộn giữa than trong nước và than nhập khẩu trong giai đoạn tới gồm: Vĩnh Tân II, Duyên Hải I.
Ngoài ra, có 3 nhà máy nhiệt điện than miền Bắc gồm Thái Bình II, Hải Dương, Nam Định I với tổng công suất 3.600 MW đã được thiết kế dùng than antraxit cho vận hành trong giai đoạn 2021-2025.
Theo tính toán của Dự thảo Quy hoạch điện VIII, đối với kịch bản cơ sở, nhu cầu nhập khẩu trung bình hàng năm là 35 triệu tấn vào năm 2025, 45 triệu tấn vào năm 2030, 58 triệu tấn vào năm 2035, 72 triệu tấn vào năm 2040 và 74 triệu tấn vào năm 2045. Trong trường hợp kho hạn, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng khoảng 3-4 triệu tấn/năm.
Đối với kịch bản phụ tải cao, nhu cầu nhập khẩu than sẽ tăng từ 5-12 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2030-2045 so với kịch bản phụ tải cơ sở.
Về chương trình phát triển nguồn điện, theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, tới năm 2030, tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đạt 137,2 GW. Trong đó, nhiệt điện than là 27%; Nhiệt điện khí 21%; Thủy điện 18%; Điện gió, mặt trời và năng lượng tái tạo khác 29%; Nhập khẩu khoảng gần 4%; Thủy điện tích năng và các loại thiết bị lưu trữ năng lượng khác khoảng gần 1%).
Năm 2045 tổng công suất đặt của nguồn điện đạt gần 276,7GW. Trong đó nhiệt điện than 18%; Nhiệt điện khí 24%; Thủy điện 9%; Điện gió, mặt trời và năng lượng tái tạo khác trên 44%; Nhập khẩu khoảng gần 2%; Thủy điện tích năng và các loại thiết bị lưu trữ năng lượng khác khoảng 3%. |
Theo Báo Giao Thông
MỚI ĐĂNG
- Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi trường Tp đã đến thăm và tặng quà Lữ đoàn 171 với chủ đề “ Đồng hành cùng Hải quân Nhân dân Việt Nam”.
- Giấy Thiên An Nam tiên phong sản xuất Xanh gắn liền với bảo vệ môi trường
- Diamond Event thực hiện thành công sự kiện với qui mô hơn 320 gian hàng tại Kiên Giang
- Hội nghị phổ biến chính sách giảm thiểu nhựa cho ngành hàng bán lẻ, trung tâm thương mại, siêu thị, hàng không, đồ ăn nhanh và sản xuất bao bì
- Thói quen xanh những cách đơn giản để bảo vệ môi trường hàng ngày
- Gian Hàng Xanh ESG – điểm đến của sản phẩm xanh, du lịch xanh thân thiện môi trường
- ECO Solutions với chiến dịch “Cooking to Green” : Bữa trưa an toàn bổ dưỡng, gắn kết và thân thiện với môi trường
- Khai mạc Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 5 năm 2024
- Alena Energy khởi động Dự án sản xuất thiết bị lưu trữ điện năng lượng xanh
- HANE phát động chương trình “Hành động Xanh” cùng chung tay bảo vệ thiên nhiên và môi trường