Tại phiên khai mạc COP26 tại Glasgow – Tổng thư ký Liên Hợp Quốc: Chúng ta đang đào mồ cho chính mình

03/11/2021 03:38

(59)


Tại phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh COP26 ở Glasgow ngày 1/11, tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói với các lãnh đạo thế giới rằng “chúng ta đang đào mồ cho chính mình”.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh rằng thế giới phải hành động ngay lập tức tại hội nghị khí hậu COP26 này để ngăn chặn thảm kịch đó, theo CNN.

COP26 là tên viết tắt của Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). Đây là sự kiện thường niên được Liên Hợp Quốc tổ chức nhằm đánh giá quá trình ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu ở quy mô toàn cầu.

Sự kiện này vốn dự kiến diễn ra vào tháng 11/2020, nhưng bị hoãn một năm do đại dịch Covid-19.

“Chúng ta phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn: Hoặc chúng ta ngăn chặn thảm họa đó hoặc nó sẽ chặn đứng chúng ta”, ông Guterres nói.

“Đã đến lúc nói rằng ‘quá đủ rồi’. Đã quá đủ sự tàn bạo với đa dạng sinh học. Đã quá đủ việc tự hủy hoại chính mình bằng phát thải carbon. Đã quá đủ sự đối đãi tệ hại với thiên nhiên. Đã quá đủ sự đốt cháy, khoan dầu, đào mỏ sâu hơn. Chúng ta đang đào mồ cho chính mình”, ông Guterres phát biểu.

“Chúng ta cần tối đa hóa tham vọng của tất cả quốc gia trên mọi mặt trận để đưa sự kiện ở Glasgow tới thành công”.

Trong khi trích dẫn các ví dụ cụ thể cho thấy sự biến đổi nhanh chóng của hành tinh do “phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch” – nguyên nhân đẩy nhân loại đến bờ vực thẳm – Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres cũng nêu bật lên những kết quả có thể đạt được để duy trì mục tiêu giữ để giữ giới hạn tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C.

Người đứng đầu Liên Hợp Quốc cho rằng khi các quốc gia đạt được tiến bộ, khu vực tư nhân cũng phải chung tay giúp sức.

Trong khi đó, gọi biến đổi khí hậu đang trong tình trạng cấp bách giống như “một phút trước nửa đêm”, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói trong bài phát biểu trước các lãnh đạo thế giới: “Nếu chúng ta không nghiêm túc về vấn đề biến đổi khí hậu hôm nay thì sẽ quá muộn để con cái chúng ta hành động trong tương lai”.

Chủ tịch hội nghị thượng đỉnh COP26 Alok Sharma hôm 31/10 nhấn mạnh: “COP26 đánh dấu hy vọng cuối cùng và lớn nhất để giữ giới hạn tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C”.

“Nếu hành động ngay bây giờ và hợp tác cùng nhau, chúng ta có thể bảo vệ hành tinh quý giá của mình”, ông khẳng định.

Trong khi lãnh đạo Trung Quốc và Nga không tham dự trực tiếp, hàng chục nguyên thủ quốc gia khác từ Tổng thống Mỹ Joe Biden đến các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Thủ tướng Australia Scott Morrison đều đang tề tựu ở Glasgow.

Những phát biểu và hành động của họ sẽ được theo dõi sát sao, đặc biệt là từ các nhà hoạt động trẻ đã đến Scotland bất chấp những trở ngại do đại dịch.

“Là những công dân đến từ khắp hành tinh, chúng tôi kêu gọi các bạn đối mặt với tình trạng khẩn cấp về khí hậu”, trích thư ngỏ từ một số nhà hoạt động trẻ về khí hậu, bao gồm nhà hoạt động Thụy Điển Greta Thunberg – người đã đến Glasgow hôm 31/10 bằng tàu hỏa.

“Không phải năm sau. Không phải tháng sau mà là ngay bây giờ”, theo bức thư.

“Khoảnh khắc sự thật của thế giới” cuối cùng cũng tới

Thủ tướng Anh ngày 1/11 nêu bật lên sự cấp bách trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu tại hội nghị ở Glasgow. Ông từng gọi sự kiện này là “khoảnh khắc sự thật của thế giới”.

Hơn 120 lãnh đạo thế giới họp ở Glasgow, Scotland ngày 1/11 trong hy vọng lớn nhất cuối cùng để giải quyết khủng hoảng khí hậu và ngăn chặn một thảm họa toàn cầu nhãn tiền, theo AFP.

Gọi biến đổi khí hậu đang trong tình trạng cấp bách giống như “một phút trước nửa đêm”, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói trong bài phát biểu trước các lãnh đạo thế giới: “Nếu chúng ta không nghiêm túc về vấn đề biến đổi khí hậu hôm nay thì sẽ quá muộn để con cái chúng ta hành động trong tương lai”.

Tờ Financial Times dùng tiêu đề “‘Khoảnh khắc sự thật của thế giới’ về khí hậu cuối cùng cũng đến” (sau thời gian trì hoãn) khi tường thuật về sự kiện ngày 1/11.

Hai tuần trước khi hội nghị COP26 tại Glasgow diễn ra, Thủ tướng Johnson đã nói rằng kỳ họp thượng đỉnh sẽ là “khoảnh khắc sự thật của thế giới”.

Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tại bục đón tiếp các lãnh đạo thế giới tới dự hội nghị thượng đỉnh COP26 ngày 1/11 ở Glasgow. Ảnh: Reuters.

COP26 là tên viết tắt của Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). Đây là sự kiện thường niên được Liên Hợp Quốc tổ chức nhằm đánh giá quá trình ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu ở quy mô toàn cầu.

Sự kiện này vốn dự kiến diễn ra vào tháng 11/2020, nhưng bị hoãn một năm do đại dịch Covid-19.

COP26 bắt đầu “với đám mây trên đầu”

Thời tiết xấu ở Anh vô tình “phụ họa” cho vấn đề cấp bách mà các nhà lãnh đạo thế giới sắp phải bàn thảo một cách nghiêm túc tại COP26.

Hàng loạt đại biểu lên đường đến Glasgow để dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 đã phải chờ đợi bên trong nhà ga Euston của London sau khi cây đổ lên đường ray do bão, theo Guardian. Trong số đại biểu đó có Bộ trưởng Môi trường Anh Zac Goldsmith.

Các nhà điều hành tuyến tàu chính ở bờ biển phía đông và phía tây của Anh đã khuyên hành khách không nên đi từ London đến Glasgow hôm 31/10.

Sự cố thời tiết này khiến các chính trị gia, chuyên gia khoa học và nhà vận động bị mắc kẹt hoặc buộc phải tìm phương thức di chuyển khác đến hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Các nhà quan sát đã hy vọng cuộc họp cuối tuần qua tại Rome, Italy của những nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) – chiếm 80% lượng phát thải carbon toàn cầu – sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho hội nghị thượng đỉnh COP26 – vốn đã bị hoãn một năm do đại dịch.

Lãnh đạo các nền kinh tế lớn của G20 hôm 31/10 đã cam kết với mục tiêu chính là hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp – mục tiêu tham vọng nhất trong Thỏa thuận Paris 2015 mang tính bước ngoặt.

Họ cũng tán thành chấm dứt tài trợ cho các nhà máy than mới ở nước ngoài – những nhà máy có lượng khí thải không trải qua bất kỳ quy trình lọc nào – vào cuối năm 2021.

Nhà hoạt động môi trường biểu tình ở Paris, Pháp hôm 31/10 trước thềm hội nghị COP26 tại Glasgow, để chỉ trích việc thiếu biện pháp chống lại biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để thuyết phục các tổ chức phi lợi nhuận, Thủ tướng Anh Boris Johnson – lãnh đạo nước chủ trì COP26 – và Liên Hợp Quốc. Theo bình luận của Bloomberg, COP26 khởi động với “một đám mây trên đầu” sau khi hội nghị thượng đỉnh G20 né tránh những câu hỏi hóc búa nhất.

“Trong khi tôi hoan nghênh sự kiên định của G20 đối với các giải pháp toàn cầu, tôi rời Rome với những hy vọng chưa thành – nhưng ít nhất chúng không bị chôn vùi”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết trên Twitter.

“Chúng ta đã tiến thêm một bước (tại G20). Chúng ta đã đặt mình vào vị trí hợp lý cho COP ở Glasgow nhưng mọi thứ sẽ rất khó khăn trong vài ngày tới”, ông Johnson nói hôm 31/10, trước khi cảnh báo: “Nếu Glasgow thất bại, tất cả sẽ thất bại”.

Hội nghị ở Glasgow, kéo dài đến ngày 12/11, diễn ra khi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ngày càng xảy ra nhiều hơn trên khắp thế giới, làm nổi bật lên tàn phá của biến đổi khí hậu từ 150 năm sử dụng nhiên liệu hóa thạch của con người.

Những cam kết hiện tại của các bên ký Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu – nếu được tuân thủ – vẫn sẽ dẫn đến tình trạng nóng lên “thảm họa” ở mức 2,7 độ C, theo Liên Hợp Quốc.

“COP26 đánh dấu hy vọng cuối cùng và lớn nhất để giữ giới hạn tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C”, Chủ tịch hội nghị thượng đỉnh COP26 Alok Sharma nói khi ông khai mạc cuộc họp hôm 31/10.

“Nếu hành động ngay bây giờ và hợp tác cùng nhau, chúng ta có thể bảo vệ hành tinh quý giá của mình”, ông nhấn mạnh.

Trong khi đó, các nhóm vận động vì khí hậu không giấu giếm sự thất vọng trước tuyên bố được đưa ra vào cuối hội nghị thượng đỉnh G20.

“Những người được gọi nhà lãnh đạo đó cần phải làm tốt hơn. Họ còn một cơ hội khác: Bắt đầu từ ngày mai (ám chỉ COP26)”, Namrata Chowdhary từ tổ chức phi chính phủ 350.org, nói.

Ấn Độ trở thành tâm điểm chú ý

Trong khi Trung Quốc, quốc gia gây ô nhiễm khí thải carbon lớn nhất thế giới cho đến nay, vừa đệ trình lên Liên Hợp Quốc kế hoạch khí hậu sửa đổi, nhằm lặp lại mục tiêu lâu dài là đưa lượng khí phát thải lên mức cao nhất trước năm 2030 sau đó giảm dần, Ấn Độ hiện là tâm điểm của kỳ vọng.

Ấn Độ vẫn chưa đệ trình kế hoạch sửa đổi về “đóng góp quốc gia (NDC)” lên Liên Hợp Quốc nhưng nếu Thủ tướng Narendra Modi công bố những nỗ lực mới nhằm hạn chế khí thải trong bài phát biểu hôm 1/11 thì điều đó có thể gây thêm sức ép lên Trung Quốc và các nước khác, Alden Meyer – chuyên gia cấp cao tại tổ chức nghiên cứu về khí hậu và năng lượng E3G – nói với AFP.

“Nếu cảm thấy đủ tự tin sẽ có nguồn tài chính và hỗ trợ công nghệ từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và những nước khác, Thủ tướng Modi có thể phát tín hiệu cho thấy Ấn Độ sẵn sàng cập nhật kế hoạch NDC của mình”.

Một vấn đề cấp bách khác là sự thất bại của các quốc gia giàu có trong việc huy động 100 tỷ USD mỗi năm bắt đầu từ 2020 để giúp các nước đang phát triển giảm lượng khí thải và thích ứng – theo cam kết lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2009.

Mục tiêu này đã bị hoãn lại đến năm 2023, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lòng tin giữa các nước.

“Tài chính khí hậu không phải là từ thiện. Đó là vấn đề công bằng”, Lia Nicholson, đại diện cho Liên minh các quốc đảo nhỏ dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, nhấn mạnh. Đồng thời, bà cũng chỉ trích việc các nền kinh tế lớn từ chối từ bỏ sử dụng than đá.

Bà Nicholson cho biết dự báo của nhóm chuyên gia khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPCC) rằng thế giới có thể chạm ngưỡng tăng 1,5 độ C sớm hơn 10 năm so với dự kiến – vào khoảng năm 2030 – thực sự “đáng sợ”, đặc biệt là đối với những người đang ở “đầu sóng ngọn gió” của cuộc khủng hoảng khí hậu trong một thế giới đã nóng lên 1,1 độ C.

Bất chấp mọi thứ, dường như một số người không sợ hãi, hoặc tệ hơn là họ thờ ơ, vị đại diện cảnh báo.

“Ngay bây giờ chứ không phải năm sau”

Những cảnh báo cấp bách của bà Lia Nicholson có thể tìm thấy sự đồng điệu trong phát biểu từ lãnh đạo các quốc gia châu Phi và Thái Bình Dương ngày 1 và 2/11.

Trong khi lãnh đạo Trung Quốc và Nga không tham dự trực tiếp, hàng chục nguyên thủ quốc gia khác từ Tổng thống Mỹ Joe Biden đến các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Thủ tướng Australia Scott Morrison đều đang tề tựu ở Glasgow.

Những phát biểu và hành động của họ sẽ được theo dõi sát sao, đặc biệt là từ các nhà hoạt động trẻ đã đến Scotland bất chấp những trở ngại do đại dịch.

“Là những công dân đến từ khắp hành tinh, chúng tôi kêu gọi các bạn đối mặt với tình trạng khẩn cấp về khí hậu”, trích thư ngỏ từ một số nhà hoạt động trẻ về khí hậu, bao gồm nhà hoạt động Thụy Điển Greta Thunberg – người đã đến Glasgow hôm 31/10 bằng tàu hỏa.

“Không phải năm sau. Không phải tháng sau mà là ngay bây giờ”, theo bức thư.

Đọc thêm

lên đầu trang