Quốc đảo Síp (Cyprus) có gì đặc biệt?

27/08/2020 03:22

(34)


Dưới đây là 5 điều cần biết về Síp, điểm đến nổi tiếng ở Địa Trung Hải, đã bị chia cắt trong hơn 4 thập kỷ.

1. Ẩn mình ở phía đông Địa Trung Hải, Síp là nơi sinh trong thần thoại của nữ thần tình yêu Aphrodite của Hy Lạp. Theo thần thoại, nữ thần tình yêu Aphrodite sinh ra từ bọt biển ở gần thị trấn cổ Paphos.

Vị trí chiến lược tại ngã tư giữa đông và tây đã khiến Síp trở thành mục tiêu cho sự kế thừa của các đế chế từ Assyria tới những người định cư thời kỳ đầu của Hy Lạp tới người Anh.

2. Đảo Síp từng được tướng La Mã Mark Anthony tặng cho người tình Ai Cập Cleopatra và được vua Richard I của Anh (Richard Tim Sư Tử hay Richard Sư Tử Tâm (Richard the Lionheart)) dùng là nơi nghỉ chân trong cuộc Thập tự chinh trước khi ông bán hòn đảo này cho các Hiệp sĩ dòng Đền.

Trong 300 năm, Síp là một phần của Đế chế Ottoman trước khi người Anh nắm quyền kiểm soát năm 1878. Sau cuộc nổi dậy của các chiến binh tìm kiếm liên minh với Hy Lạp, người Anh cuối cùng đã trao độc lập cho Síp năm 1960.

Một cô gái nhảy trên bãi biển Lara khi hoàng hôn ở phía đông đảo Cyprus hôm 21/8/2020

3. Síp bị chia cắt từ năm 1974 khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng 1/3 phía bắc của hòn đảo để đáp trả một cuộc đảo chính được sự hậu thuẫn của chính quyền quân sự khi đó đang cai trị Hy Lạp.

Sự can thiệp của Ankara kéo theo một thập kỷ căng thẳng và bạo lực liên cộng đồng giữa đa số người Hy Lạp và người thiểu số Thổ Nhĩ Kỳ. Căng thẳng khiến khoảng 200.000 người buộc phải rời khỏi nhà cửa. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc được triển khai ở đây.

Sau hơn 4 thập kỷ, Síp vẫn bị chia cắt làm 2 với một hàng rào thép gai và các đồn bốt quân sự khiến thủ đô Nicosia trở thành thành phố bị chia cắt cuối cùng trên thế giới.

Cộng hòa Síp kiểm soát 2/3 hòn đảo ở phía nam là nhà nước được cộng đồng quốc tế công nhận, là thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1960 và là thành viên Liên minh Châu Âu (EU) từ 2004. Còn 1/3 hòn đảo Bắc Síp ly khai chỉ được Ankara công nhận.

4. Đảo Síp là nơi có 2 khu vực căn cứ chủ quyền của Anh là Akrotiri và Dhekelia – nơi đặt các cơ sở quân sự và không quân chủ chốt.

Những khu vực này được thành lập theo các hiệp ước Anh trao quyền độc lập cho Síp, khi London tìm cách duy trì một chỗ đứng chiến lược trong khu vực.

Các căn cứ đóng vai trò là trung tâm thu thập thông tin tình báo và là bệ phóng cho các hoạt động không quân của Anh trong khuôn khổ liên quân do Mỹ dẫn đầu chống IS ở Syria và Iraq.

Ảnh chụp ngày 1/8/2020 cho thấy một máy bay chở khách đang hạ độ cao hướng tới sân bay quốc tế Larnaca trên đảo Síp đang bay phía trên bãi biển Địa Trung Hải đầy ắp du khách

5. Với ánh nắng quanh năm, những bãi biển đầy cát và làn nước trong xanh được đánh giá là sạch nhất ở EU, Síp từ lâu là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Nhiều nhân vật ngôi sao quốc tế như Sophia Loren sở hữu một ngôi nhà ở Síp. Síp cũng là điểm đến yêu thích của Elizabeth Taylor và Richard Burton.

Đảo Síp bùng nổ về du lịch từ những năm 2017 khi các “đối thủ” truyền thống như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia bất ổn với việc ghi nhận kỷ lục du khách đến đây tới 3,5 triệu người. Du khách đến Síp chủ yếu từ Anh, Nga, Israel và Đức.

Du lịch giúp Síp hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2013 khi nước này buộc phải tung gói cứu trợ trị giá 10 tỉ euro để cứu nền kinh tế đang sụp đổ và các ngân hàng vỡ nợ.

6. Tính tới 2018, theo AFP, chính phủ Síp đã áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng hà khắc với ngân hàng lớn nhất của nước này.

Sau khủng hoảng, Síp đã làm sạch hệ thống ngân hàng, thắt chặt kiểm soát lĩnh vực ngân hàng, vốn từ lâu được xem là “thiên đường tiền mặt” từ Đông Âu.

Síp đã đẩy mạnh chương trình hộ chiếu cho đầu tư đồng thời cũng tìm cách chuyển đổi các cổ phiếu, trái phiếu thành tiền mặt đối với các khoản tiền gửi nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí.

Theo Lao Động

Đọc thêm

lên đầu trang