Những điều bạn cần biết về thảm họa cháy rừng ở Úc

08/01/2020 03:04

(309)

Thảm họa cháy rừng ở Úc đang là một chủ để rất nóng trong những ngày vừa qua, dưới đây là những thông tin bạn cần phải biết về vụ thảm họa này.

Thảm họa cháy rừng lớn nhất từ trước đến nay tại Úc

Chuyện gì đang xảy ra ?

Hàng chục đám cháy bùng phát ở New South Wales, Australia khiến chính phủ nước này phải ban bố tình trạng khẩn cấp vào hồi đầu tháng 11. Những vụ cháy nhanh chóng lan rộng trên tất cả các bang tạo nên một tấn thảm họa với sức tàn phá lớn nhất từ trước đến nay. Khoảng 15 mẫu Anh đã bị đốt cháy, diện tích này lớn gấp đôi nước Bỉ. Ít nhất 24 người thiệt mạng trong đó có 3 người là lính cứu hỏa, hàng trăm người bị mất tích. Hơn 1.300 ngôi nhà đã bị phá hủy, hàng trăm người rơi vào cảnh mất nhà. Trong đêm giao thừa, lửa trong những đám cháy bùng lên dữ dội buộc hàng ngàn người phải chuyển đi sơ tán. Thời điểm hiện tại, vẫn có tới hơn 100 đám cháy đang diễn ra.

Những đám cháy vẫn đang tiếp tục lan rộng

Khói từ những vụ cháy gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới không khí trên toàn địa bàn nước Úc. Ngày 1 tháng 1 năm 2020, thủ đô của Úc đã ghi nhận tình trạng ô nhiễm tồi tệ nhất từ trước đến nay với chỉ số chất lượng không khí cao gấp 23 lần so với mức nguy hiểm. Những làn khói trong thành phố len lỏi vào các phòng sinh sản khiến các máy MRI không hoạt động và trực tiếp làm cho 1 người phụ nữ bị suy hô hấp dẫn tới tử vong.

Những cột khói khổng lồ bao trùm đất nước Úc

Có tới 6 tiểu bang của Úc hứng chịu thảm họa lần này, song New South Wales vẫn là khu vực chịu nhều ảnh hưởng nhất. Theo đại học Sydney thống kê, gần nửa tỷ loài động vật, bao gồm những loài động vật có vú, chim và bò sát có khả năng đã bị ngọn lửa thiêu cháy. Có đến 8.000 chú gấu túi, khoảng 1/3 số lượng gấu túi ở New South Wales đã bị ngọn lửa nuốt chọn. Khoảng 30% môi trường sống của những chú gấu túi đã bị xóa sổ. Sự tàn phá của đám cháy gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của Úc. Lục địa Úc là nhà của 244 loài, bao gồm cả gấu túi Koala – loài vật chỉ được tìm thấy tại châu lục này. Đây cũng là nơi có tỉ lệ tuyệt chủng của các loài động vật có vú cao nhất trong vòng 200 năm qua.

Một chú gấu Koala may mắn được cứu sống trong đám cháy

Crystal Kolden, phó giáo sư tại đại học Idaho, người trực tiếp nghiên cứu về vụ cháy rừng ở Tasmania năm 2018 chia sẻ :” Những thứ mà đám cháy gây ra sẽ còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của Úc trong nhiều năm tới”. Một số hệ sinh thái như rừng bạch đàn nhiều khả năng sẽ có thể khôi phục. Tuy nhiên, Úc sở hữu thảm thực vật vô cùng phong phú và không loại cây nào cũng có khả năng khôi phục như bạch đàn.

Những chú Kangaroo đáng thương hoảng loạn chạy khỏi đám cháy

Ở Úc, mùa hè kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2. Cháy rừng tại đất nước này thường đạt đỉnh điểm vào khoảng thời gian cuối tháng 1 và đầu tháng 12, vì vậy dự kiến thảm họa này vẫn sẽ còn kéo dài. Vào ngày 3 tháng 1 vừa qua, các nhà chức trách đã phát đi một thông báo rằng tình hình các vụ hỏa hoạn đang ngày càng tồi tệ.

Trong lễ trao giải quả cầu vàng được diễn ra vào ngày 5 tháng 1 vừa qua, những diễn viên nổi tiếng bao gồm Joaquin Phoenix, Ellen DeGeneres, Patricia Arquette và Cate Blanchett đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về thảm họa cháy rừng tại Úc.

Tác động của biến đổi khí hậu?

Biến đổi khí hậu được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra thảm họa lần này

Những vụ cháy rừng với phạm vi lớn không phải là điều gì đó quá lạ lẫm trên đất nước Úc. Khí hậu nóng và khô chính là một trong những nguyên nhân khiến đất nước này luôn phải đối mặt với những vụ cháy rừng. Tuy nhiên vụ cháy với quy mô lớn như thế này là chưa từng có tại đất nước này. Phó giáo sư Kolden chia sẻ rằng vụ cháy này đến sớm hơn nhiều so với mọi năm. Vào ngày 18/12, nhiệt độ đo được đạt mức kỷ lục khi lên đến 41,9 độ C. Theo phó giáo sư Kolden, nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa cháy rừng lần này là do biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên”.

Làm thế nào để có thể dập lửa ?

Úc đang phụ thuộc rất nhiều vào các nhân viên cứu hỏa tình nguyện, đặc biệt là ở những vùng nông thôn nơi có nhiều đám cháy nhất. Họ đang phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của cộng đồng để có thể dập tắt hoàn toàn đám cháy. Để tăng lực lượng dập lửa ở các địa phương, quân đội Úc đã điều 3.000 binh lính đến các vụ cháy để hỗ trợ dập lửa. Mỹ và Canada cũng cử lính cứu hỏa của nước mình đến để hỗ trợ.

Theo Báo Mới

Đọc thêm

lên đầu trang