spot_img
HomeTài nguyên - Môi trườngBảo vệ môi trườngKiến nghị với UB MTTQ VN TPHCM những việc nên làm để bảo vệ môi trường và phát triển...

Kiến nghị với UB MTTQ VN TPHCM những việc nên làm để bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế tuần hoàn

Vừa qua, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UB MTTQ VN) Thành phố Hồ Chí Minh có công văn gửi các vị Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, lãnh đạo các tổ chức thành viên UB MTTQ VN TP.HCM về việc đề xuất ý kiến, kiến nghị đối với Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp[ làn thứ 11 và HĐND TP khóa IX tại kỳ họp được tổ chức vào tháng 3/2021.

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM (HANE) nhân dịp này cũng đã có một số ý kiến đề xuất với chính quyền thành phố một số giải pháp nhằm thực hiện công tác bảo vệ môi trường và thích ứng với nền kinh tế tuần hoàn theo định hướng của Chính phủ.

Trong đó, căn cốt của vấn đề không phải tập trung đốt rác để chấm dứt vòng đời của sản phẩm mà là thiết kế chất thải, tức là các quy trình sản xuất phải tính toán ngay từ đầu, sao cho chất thải tạo ra sẽ có thể được tái sử dụng, tái chế ở mức độ cao nhất. 

Theo Cơ quan phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP, đến năm 2030, lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn có thể đem lại 4,5 nghìn tỷ USD và hỗ trợ 10/17 chỉ tiêu về phát triển bền vững của Liên Hợp quốc.

Kinh tế tuần hoàn tạo ra một cơ chế kinh tế xanh, bền vững, đồng nghĩa với tăng trưởng mới và cơ hội việc làm.

Ở Việt Nam, từ hạ tuần tháng 8/2020. Thủ Tướng Chính phủ đã chính thức kích hoạt nền “KINH TẾ TUẦN HOÀN” bằng văn bản quyết định sách lược và lộ trình hiện thực hóa đến 2030, với một loạt các biện pháp tổ chức thực hiện, trong đó tái khởi động chương trình “nhãn xanh môi trường” từng đã triển khai từ lâu.

Đây thực sự là một cơ hội lớn cũng là động lực kịp thời để phát triển nhanh và bền vững, vừa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường mà còn giúp ứng phó với khan hiếm tài nguyên và biến đổi khí hậu.

Trên tinh thần đó, vai trò của môi trường luôn hiện hữu và có mối tương quan mật thiết với Kinh tế tuần hoàn khi vừa là thành tố, vừa là tiền đề và động lực của mô hình Kinh tế tuần hoàn, quan trọng đến nỗi nếu tách rời khỏi các giải pháp môi trường, hoạt động Kinh tế tuần hoàn sẽ trở thành vô nghĩa, bất khả thi.

Trong khi đó, TP.HCM và cả nước đã vẫn phải loay hoay mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề môi trường để làm cơ sở vận hành Kinh tế tuần hoàn. Thực trạng suy thoái môi trường, chủ yếu do rác thải nhựa và ngập nước, ô nhiễm không khí, dù có nhiều nỗ lực và đầu tư tốn kém vẫn không tác dụng. Cuối cùng là đường phố vẫn ngập nước mùa mưa, nước cấp bị dơ từ nguồn thô, bụi bặm PM10 hay 2,5 và khí thải nguy hại vẫn đầy trong không khí hít thở, rác thải cứ vẫn xả bừa bãi hay phải chôn lấp. Thực trạng này hủy hoại ngay từ đầu vào của mô thức kinh tế tuần hoàn.

Trước tình hình này, nhiều chính sách, chủ trương và những tham luận, hội thảo cùng các hành động cụ thể đã nói và làm rất nhiều rồi, Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường TP.HCM (HANE) chỉ có những đề xuất tóm tắt cụ thể cho chính quyền và cơ quan quyền lực dân cử những điều sau:

– Thứ nhất – Về ô nhiễm không khí: Cần chấm dứt triệt để nạn đốt đồng, than tổ ong, đổ vật liệu xây dựng, đất cát bừa bãi. Phải giám sát khí thải công nghiệp và giao thông- xây dựng, di dời cơ sở có phát khí thải, cải tiến công nghệ để giảm phát thải.

Việc này đã có các quy định và chế tài nghiêm của ngành Môi trường nên điều còn lại là phải nghiêm minh, vô tư trong khâu quản lý. Điều nên làm là trồng thêm nhiều cây xanh ở khắp nơi để tạo nên lá phổi cho môi trường thành phố.

 

Thứ hai – Về ô nhiễm nguồn nước và ngập nước: Tình hình này sẽ ngày càng thách thức trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu và đà tăng trưởng nóng. Phải kịp thời có các giải pháp công nghệ xử lý cả 2 luồng vào và thải ra, phải bảo vệ nguồn nước thô trên sông suối lưu vực và lập các khu xử thải tập trung; Phải căn cứ địa hình để làm hệ thống thoát nước ra các hợp thủy và hồ nhân tạo và hạn chế tối đa việc san lấp, xây dựng bừa bãi xâm lấn bình độ tiêu thoát nước.

Thứ ba – Về rác thải: Không cần các đầu tư hay giải pháp mới mà chỉ cần hoàn thiện những gì đã triển khai, thực hiện trong những năm gần, với trọng tâm là đẩy mạnh các biện pháp quản lý, chế tài và giáo dục ý thức môi trường một cách rốt ráo, đồng bộ, nghiêm minh.

Nhằm phát huy hiệu quả thực tế, cần tập trung vào các trọng tâm sau:

Thu gom, phân loại, tái chế rác thải: Vẫn phải phân loại sơ cấp tại nguồn nhưng sẽ chú trọng thực hiện triệt để phân loại thứ cấp sau đó ở từng đơn vị thu gom – trung chuyển.

Đơn vị dịch vụ này có thể thu mua phế liệu đã phân loại trước đó bằng tiền hay giảm giá đổ rác, và ngoài doanh thu bán vật liệu tái chế sẽ được hỗ trợ phí từ Nhà nước để tăng thiết thực hiệu lực.

Việc vận chuyển sẽ được chuyên nghiệp hóa với phương tiện có kích cỡ, công năng phù hợp được chuyển đổi dần theo lộ trình PPP hay đầu tư tư nhân với sự hỗ trợ của Nhà nước.

+ Thay đổi hành vi ứng xử môi sinh: Đẩy mạnh chương trình trước mắt là tuyên truyền giáo dục ý thức vệ sinh, xả rác đúng cách, phòng chống ô nhiễm trong cộng đồng, đồng thời xúc tiến ngay chương trình lâu dài là giáo dục lớp kế thừa từ tuổi nhỏ để xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, quan tâm đến cuộc sống phát triển bền vững, thái độ sống văn minh như tiêu chuẩn công dân cho một xã hội tương lai sạch, xanh, quy cũ.

+ Chú trọng tăng dần tỷ lệ tái chế rác thải thành nguyên liệu tái sinh, phụ phẩm chế biến, phân bón sinh học hay đốt phát điện, giảm dần tỷ lệ chôn lấp xuống dưới 20% hay hơn nữa. Việc đốt rác phát điện phải quan tâm đến công nghệ và hệ số nhiệt trị để đạt hiệu suất cao hơn đốt thô và tuyệt đối tránh phát thải khí độc hại ra môi trường.

Ngay cả tro hủy rác cũng cần được tận dụng tái chế cho ngành xây dựng, hạn chế đổ bỏ, chôn lấp.

Đốt rác đại trà bằng mọi giá để giải quyết tồn đọng, tránh chôn lấp là lãng phí tài nguyên của nền kinh tế tuần hoàn.

Thứ tư – Về chất thải nhựa và rác thải độc hại: Tình hình ô nhiễm từ nguồn này đã và đang là vấn nạn lớn và chắc chắn sẽ là bài toán đau đầu trong tương lai khi xã hội và dân số càng phát triển. Loại rác này cần được xử lý tái chế tốt với công nghệ tiên tiến để thành tài nguyên và cần phải tổ chức kênh thu hồi tương ứng ngược với chuỗi phân phối.

Điều cực kỳ quan trọng là không để rác thải nhựa xả bừa bãi trong môi trường sẽ theo nước thải ra sông biển khiến Việt Nam thành gương mặt đen của rác nhựa đại dương và tạo một cửa mở bất ngờ cho ô nhiễm sinh thái xâm nhập phá hoại những thành tựu Kinh tế tuần hoàn ở các nền kinh tế.

Một đề nghị là cần xem khẩu trang là rác thải y tế độc hại và ngược lại tấm quang năng thải (vì không là pin) là rác thông thường.

–  Cuối cùng: Trong xu thế không sử dụng bao bì nhựa (nhất là thứ dùng một lần), cần tuyệt đối thận trọng với cái gọi là bao bì thân thiện môi trường hoặc sinh học nửa vời chỉ phân rã chứ không hề phân hủy sinh học (khi vẫn còn gốc polimer) phát sinh hiểm họa vi nhựa còn nguy hiểm và khó kiểm soát hơn. Theo đó, không khuyến khích sử dụng bao bì bằng chất liệu thay thế có khi lại tác động xấu kiểu khác lên môi trường khi khai thác, chế biến.

Với thuộc tính ưu việt và rẻ tiền của nhựa (mà thực tế đã vừa chứng minh qua phòng dịch Covid 19), không nên bài bác mà xử sự đúng đắn với nhựa theo hướng dùng nhiều lần và tập kết tái sinh sau khi thải bỏ để bảo vệ nguồn tài nguyên hóa dầu đang bị khai thác cạn kiệt.

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM xin được nhấn mạnh, giải pháp môi trường trong Kinh tế tuần hoàn không phải là xử lý chất thải mà là thiết kế chất thải. Tức là, các quy trình sản xuất phải tính toán ngay từ đầu sao cho chất thải tạo ra sẽ có thể được tái sử dụng, tái chế ở mức độ cao nhất. Thậm chí, không tồn tại khái niệm chất thải trong đời sống và hoạt động, do đó cần được sâu rộng kiểm tra chứng nhận qua “nhãn xanh môi trường”.

Điều này kết hợp với tiết kiệm, khai thác hợp lý tài nguyên và tận dụng năng lượng tái tạo, chúng ta sẽ cùng nhau bảo đảm được một tương lai phát triển bền vững cho đất nước.                 

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Tôn Đông Á đồng hành cùng hành tinh xanh – bước tiến vị môi trường bền vững

Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, Tôn Đông Á đã khẳng định vị thế là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thép lá mạ tại Việt Nam, đồng thời tiên phong thực hiện sứ mệnh...

GROWTECH VIETNAM 2024: CỘT MỐC ẤN TƯỢNG CHO CÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Growtech Vietnam 2024, triển lãm quốc tế hàng đầu về thiết bị và công nghệ nông - lâm - ngư nghiệp, đã khép lại thành công vang dội sau ba ngày sôi động tại Nhà B, Trung tâm Hội...

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 15/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại...

WEBINAR “Kinh Tế Tuần Hoàn và Đổi Mới Sáng Tạo trong Phát Triển Bền Vững”

Việt Nam đang đối mặt với áp lực về phát triển kinh tế song hành cùng bảo vệ môi trường. Hội thảo SUSTAINABLE FUTURE 7 là cơ hội để các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận các giải...

“Trại cai nhựa” cùng nhau thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần từ những hành động nhỏ

Ngày 16/11/2024, tại Sảnh Tây - AEON MALL Tân Phú Celadon. Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Dự án nhằm nâng cao nhận thức về...

Công ty VDS tổ chức hội nghị tập huấn kiểm kê khí nhà kính tại Đồng Nai

Ngày 14/11/2024, Công ty Cổ phần Giải pháp Nền tảng số Việt Nam (VDS) đã phối hợp với Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai và các chuyên gia đến từ Trường Đại học Tài nguyên...
spot_img
spot_img