spot_img
HomeTài nguyên - Môi trườngKênh Nhiêu Lộc thiếu sáng dân vứt rác xuống kênh, và là nơi ngư trường tận diệt cá

Kênh Nhiêu Lộc thiếu sáng dân vứt rác xuống kênh, và là nơi ngư trường tận diệt cá

Hằng ngày, khi mực nước trên kênh Nhiêu Lộc xuống thấp, nơi đây lại biến thành ngư trường để những tay t.r.ộ.m cá lộng hành. Còn đêm xuống hai bên bờ kênh quá tối, một số người đã lợi dụng bóng tối, mang r.á.c vứt thẳng xuống kênh.

BỜ KÊNH THIẾU SÁNG, KHÁCH DU LỊCH RÙNG MÌNH

Theo PV báo Phụ nữ TP.HCM cho biết, được xem là dòng k.ê.n.h đẹp nhất TP.HCM nhưng đêm xuống, tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè lại lộ ra những hình ảnh phản cảm như vứt rác, t.i.ể.u bậy, đánh bắt cá “chui”. Điều đáng nói, tuyến kênh này đang được khai thác tour du lịch đường thủy nên những hình ảnh này khiến du khách cảm thấy rất khó chịu.

Tối 16/12, chúng tôi thử đi thuyền từ bến Nhiêu Lộc đến cầu Điện Biên Phủ và nhận thấy: hai bên bờ kênh quá tối, một số người đã lợi dụng bóng tối, mang r.á.c vứt thẳng xuống kênh. Trên mặt kênh, nhiều chỗ rác nổi lềnh bềnh và nước kênh vẫn b.ố.c mùi hôi khó chịu.

Rác phủ đầy bến thuyền du lịch trên kênh Nhiêu Lộc

Một hướng dẫn viên của tour du lịch đường sông này cho biết, do hai bên bờ kênh không có đèn chiếu sáng nên khi ghe đi qua những đoạn quá tối, du khách thường than phiền vì không quan sát được gì: “Ánh sáng dọc kênh phụ thuộc vào nhà dân, chỗ nào người dân không bật đèn hoặc đóng cửa ngủ sớm thì chỗ đó tối hù”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, tình trạng thiếu ánh sáng trên tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã gây nhiều trở ngại cho hoạt động du lịch của Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn và đơn vị này đã từng đề xuất lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng dọc kênh để phục vụ khách tham quan.

Theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (thuộc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM), hiện trên hai tuyến đường ven kênh là Hoàng Sa, Trường Sa đã có hệ thống đèn chiếu sáng. Tuy nhiên, để tạo mỹ quan và phục vụ khách du lịch đường thủy, cần phải lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng ven kênh, đoạn từ cầu Thị Nghè đến cầu Lê Văn Sỹ (thuộc Q.1 và Q.3).

Từ tháng 5/2018, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 đã phối với Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM khảo sát thực tế và lên phương án lắp đèn chiếu sáng ven kênh, tổng chi phí lắp đặt ước tính khoảng 40 tỷ đồng. Phương án này đã được đề xuất lên Sở Giao thông Vận tải TP.HCM để xin ý kiến chỉ đạo nhưng hiện sở chưa xác định thời điểm cụ thể để thực hiện.

Ông Võ Cường – Phó giám đốc Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn – cho rằng, nếu hai bên bờ kênh có hệ thống đèn chiếu sáng thì tình trạng vứt rác, tiểu bậy sẽ giảm và tuyến du lịch đường thủy nội đô này sẽ thu hút nhiều khách tham quan hơn.

KÊNH NHIÊU LỘC THÀNH “NGƯ TRƯỜNG” TẬN DIỆT CÁ

Vỏ lãi, ghe, xuồng chở theo bình k.í.c.h đ.i.ệ.n ngang dọc trên kênh bất chấp lệnh cấm đánh bắt cá đã được ban hành từ lâu. Sau vài giờ quần thảo, những chiếc ghe đầy ắp cá lại nổ máy “rút êm” về hướng sông Sài Gòn.

Cảnh kích điện bắt cá trên kênh Nhiêu Lộc diễn ra giữa ban ngày

Đột nhập “ngư trường” Nhiêu Lộc

14g ngày 16/12, bốn chiếc vỏ lãi từ hướng sông Sài Gòn ngược dòng vào kênh Nhiêu Lộc. Như đã giao ước từ trước, khi vào đến cầu Lê Văn Sỹ (Q.3), hai chiếc vỏ lãi tắt máy, tấp sang hai bên bờ thả trôi theo dòng nước. Hai chiếc còn lại chạy thêm khoảng hơn 2km nữa cũng tắt máy, tấp sát bờ kênh để chủ phương tiện chuẩn bị “hành nghề”.

Trên một chiếc vỏ lãi, người đàn ông khoảng ngoài 30 tuổi tấp vào hướng chân cầu, tháo lớp bạt phủ trên vỏ lãi xuống. Chúng tôi thấy, trong vỏ lãi là một bình ắc-quy công suất lớn cùng nhiều dụng cụ kích điện được ngụy trang kỹ lưỡng.

Chưa đầy 3 phút, người này đã nối xong thiết bị kích điện để bắt cá. Lúc này, nước trên kênh Nhiêu Lộc rút xuống khá cạn nên chiếc vợt điện càn quét tới đâu, cá nổi trắng tới đó. Bất kể cá lớn hay nhỏ đều được vớt lên vỏ lãi.

Người đàn ông trên có lẽ đã quen đánh bắt trên dòng kênh này, nên khi chúng tôi đứng trên bờ bắt chuyện, anh ta không ngần ngại chia sẻ: “Cá lớn thì mang về bán, cá nhỏ làm thức ăn cho heo, gà cũng được mà. Nhưng người ta b.ắ.t suốt nên cũng ít cá to rồi”. Tuy than ít cá, nhưng chỉ sau hơn một giờ quần thảo, chiếc vỏ lãi của anh ta đã đầy c.á r.ô phi, chép, diêu hồng… Trong đó, có rất nhiều cá lớn hơn bàn tay.

Khi thấy đã “đủ sở hụi” anh ta cất vợt điện, lấy bạt che cá lại rồi nổ máy, đưa vỏ lãi tiến nhanh ra hướng sông Sài Gòn. Sau cuộc tàn sát cá bằng điện, chúng tôi thấy ở đoạn kênh mà anh ta vừa chạy qua, cá nổi dày đặc. Có nhiều đàn cá nhỏ bị trúng điện, bơi lờ đờ vào bờ rồi nằm phơi bụng trắng xóa.

Chiếc vỏ lãi chở đầy ắp cá chỉ sau một giờ chích điện

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đoạn kênh mà “ngư dân” thích hoạt động nhất là đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến cầu Nguyễn Văn Trỗi. “Đoạn này nhiều chùa, người ta hay ra phóng sinh nên cá nhiều vô kể. Nhưng nhiều cỡ nào rồi cũng không chịu nổi mấy tay xài kích điện” – một “ngư dân” chia sẻ.

Một giờ sau, ở đoạn kênh gần cầu Hoàng Hoa Thám (Q.1), chúng tôi lại thấy hai “n.g.ư d.â.n” khác trên cùng một chiếc vỏ lãi ngang nhiên tận diệt cá. Chiếc vỏ lãi được thả trôi sát bờ kênh, người đàn ông ngồi trước kích điện, người phụ nữ ngồi sau vớt cá. Thấy có người đứng nhìn, người phụ nữ vội ra hiệu cho người đàn ông thả kích điện xuống, cầm chiếc vợt lớn giả làm công nhân vớt rác.

Thế nhưng, chỉ vài phút sau, ông ta lại dùng kích điện bắt cá. Dưới chiếc vỏ lãi, cá được chia thành 3 ngăn: ngăn cuối là cá nhỏ, ở giữa là cá vừa và ở đầu là cá lớn. “Cá chép phải giữ sống mới bán được nhiều tiền” – người đàn ông cầm vợt kích điện cho hay. Đến khoảng 17g, khi cả ba khoang vỏ lãi đã đầy ắp cá, họ cất vợt điện và nổ máy chạy về hướng sông Sài Gòn.

Theo Nghị định 103/2013/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đánh bắt thủy sản), người có hành vi dùng công cụ kích điện để khai thác thủy sản bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng, bị tịch thu công cụ. Để xảy ra tình trạng tận diệt cá như trên là do quản lý chưa nghiêm. Theo tôi, các đơn vị chức năng cần có cơ chế phối hợp để tuần tra, xử lý tình trạng trên một cách hiệu quả.

Luật sư Nguyễn Tri Đức – Đoàn luật sư TP.HCM

Treo biển cấm “cho có”

Các đối tượng bắt cá trộm trên kênh Nhiêu Lộc có đủ chiêu trò để hoạt động cả ngày lẫn đêm mà không bị ai phát hiện. Chập choạng tối 15/12, một thanh niên chèo ghe mang theo bình điện để bắt cá trên kênh Nhiêu Lộc, đoạn gần cầu Lê Văn Sỹ.

Hơn một giờ sau, người này cho chiếc ghe chạy đến dưới chân cầu Nguyễn Văn Trỗi rồi bỗng dưng… biến mất. Sau nhiều lần tìm hiểu, chúng tôi được giới “săn” cá trên kênh tiết lộ, với những chiếc ghe cỡ nhỏ, sau khi c.h.í.c.h cá xong, chủ ghe sẽ tìm chỗ nước sâu để đánh chìm ghe ngay trên kênh, hôm khác sẽ lôi ghe lên, tiếp tục bắt cá.

Khuya 9/12, chúng tôi phát hiện hai chiếc vỏ lãi “đột nhập” vào kênh Nhiêu Lộc lúc nửa đêm, chích cá bằng điện. Các đối tượng chạy vỏ lãi sát mé kênh để người đi bộ bên trên không phát hiện.

Trong khi đó, người điều khiển vỏ lãi lại mặc áo p.h.ả.n q.u.a.n.g rất giống lực lượng chức năng đi vớt rác. Anh Nguyễn Hùng – ngụ tại Q.3, TP.HCM – bức xúc: “Ban ngày, họ ngang nhiên kích điện bắt cá, cũng không bị ai x.ử lý chứ đừng nói ban đêm. Đêm xuống, họ mặc đồ giống như người đi v.ớ.t rác nên ít ai để ý. Vậy là mỗi đêm, kênh Nhiêu Lộc lại mất hàng trăm ký cá”.

Nhiều năm nay, để hạn chế tình trạng đánh bắt cá trên kênh Nhiêu Lộc, chính quyền địa phương đã treo biển cấm câu, cấm đánh b.ắ.t cá trên dòng kênh này. Thế nhưng, vào những ngày cuối tuần, trên bờ, các “ngư phủ” vẫn ngang nhiên nhấp cần câu, còn dưới nước lại xuất hiện tình trạng t.ậ.n d.i.ệ.t cá bằng điện.

Tình trạng tận diệt cá trên kênh Nhiêu Lộc đã diễn ra từ nhiều năm nay. Cách đây 6 tháng, UBND Q.1 đã có văn bản đề nghị Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy Công an TP.HCM, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải TP.HCM tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, xử lý tình trạng đánh bắt cá trái phép trên kênh Nhiêu Lộc. Ngay sau đó, tình trạng này tạm lắng xuống rồi lại tái diễn.

Việc tận diệt cá bằng công cụ kích điện gây bức xúc lớn cho rất nhiều Phật tử. Vào các ngày lễ lớn của Phật giáo, các Phật tử thường phóng sinh cá xuống kênh với mong muốn cá sinh sôi, nhưng đều bị những tay vợt cá sát hại hàng loạt. Chị Trần Tuyết Vy – một Phật tử ngụ tại Q.3 – bức xúc: “Ở đây thường xuyên xảy ra cảnh trên bờ thả cá, dưới nước chích điện, khiến Phật tử rất bức xúc. Ngày mùng Một vừa rồi, gia đình tôi vừa phóng sinh 100 con cá trê xuống kênh thì một người chạy vỏ lãi tới kích điện làm cá nổi trắng trên kênh. Chứng kiến cảnh tượng này, tôi đau lòng đến chảy nước mắt mà không làm gì được”.

“Kênh Nhiêu Lộc (Nhiêu Lộc – Thị Nghè) dài 8,7km (trước đây dài khoảng 10km), chảy qua các quận của TP.HCM gồm Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Q.3, Q1 rồi đổ ra sông Sài Gòn. Năm 2003, dự án cải thiện vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè giai đoạn 1 được khởi công xây dựng, với tổng vốn đầu tư 18 triệu USD (8.600 tỷ đồng), trong đó vốn ODA của Ngân hàng Thế giới là 5.252 tỷ đồng, vốn đối ứng từ ngân sách TP.HCM là 3.348 tỷ đồng và phải di dời tới 7.000 hộ dân.

Từ năm 2012, sau khi đưa trạm bơm xử lý nước thải lưu vực này vào hoạt động, hằng năm, UBND TP.HCM, UBND Q.3 và nhiều cơ quan, đoàn thể thường tổ chức thả cá giống xuống kênh (mỗi đợt hàng trăm ngàn con) nhằm làm tăng độ đa dạng sinh học, góp phần cải thiện chất lượng nước kênh, giảm thiểu ô nhiễm trên kênh”.

Theo nhóm PV báo Phụ Nữ TP.HCM

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Trường Giang Phát: Thương hiệu Thực Phẩm Sạch Bát Giới thành quả từ sự nỗ lực

Công ty Trường Giang Phát thành lập năm 2009 tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai do ông Vũ Văn Tư làm chủ. Ngay từ những ngày đầu thành lập ông Vũ Văn Tư- khi đó còn rất...

Ngày Yêu Môi Trường tại Bãi Biển Hạ Thanh, Xã Tam Thanh, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam

Ngày 14/1/2025, chương trình “Ngày Yêu Môi Trường” đã diễn ra sôi động tại bãi biển Hạ Thanh, xã Tam Thanh, với sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Echogreen và Ủy Ban Nhân Dân xã Tam Thanh....

Chương trình “Một triệu cây vì biển đảo Tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh” lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường...

Sáng ngày 13/1, tại Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (Quận 4, TP.HCM), Trung Tâm Ngoại Ngữ Liên Lục Địa (I-CLC) phối hợp cùng Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM (HANE) đã giới thiệu chương trình...

EchoGreen công bố đại sứ của dự án “Túi Lưới Yêu Môi Trường”

Ngày 14/01/2025, Sáng 14/1/2025, tại Công ty TNHH Echogreen - một doanh nghiệp xã hội là đối tác chiến lược của Công ty CP Công nghệ số cộng hưởng Echotech, Hoa khôi Hoàng Hà đã thực hiện lễ ký...

Giảm chi phí tiền điện cho doanh nghiệp với giải pháp điện năng lượng mặt trời áp mái từ Alena Energy

Theo dự thảo mới đây từ Bộ Công Thương, dự báo giá bán lẻ điện sinh hoạt tăng dự kiến cao nhất lên gần 3.800 đồng một kWh. Do đó việc sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời...

Học viện Âm nhạc Song May tổ chức cuộc thi Âm nhạc Mùa Đông 2024 – Tôn vinh tài năng âm nhạc và...

Học viện Âm nhạc Song May, do nhạc sĩ Nguyễn Đình Hùng điều hành và nhạc sĩ Phan Long – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Thủ Đức – là cố vấn nghệ thuật. Học viện...
spot_img
spot_img