Doanh nghiệp Việt Nam và trách nhiệm xã hội (CSR) đang hướng về bảo vệ môi trường

17/10/2020 08:30

(1855)


Nhận thức về trách nhiệm xã hội (CSR) của công đồng doanh nghiệp Việt Nam trong vài năm gần đây đã được chú ý. Một số doanh nghiệp có qui mô phát triển lớn, thị trường trong nước và quốc tế lớn, ngành hàng tiêu dùng nhanh, đã chú ý tới các cam kết trách nhiệm xã hội để chỉnh phục người tiêu dùng.

Đáng chú ý, trong các tiêu chí thực hành CSR của doanh nghiệp Việt Nam đang hướng tới các hoạt động bảo vệ môi trường là chủ yếu. Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức cho cán bộ công nhân viên thực hiện các hoạt động dạng team building đi bộ tuần hành nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường hoặc an toàn lao động, các hoạt động đi nhặt rác và phân loại rác, trồng cây xanh để bảo vệ rừng…

Doanh nghiệp Việt Nam thực hành CSR tập trung vào bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu  

FPT Software trồng cây tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Biến đổi khí hậu đang đe dọa sự phồn thịnh và tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội và môi trường của toàn nhân loại. Chỉ trong vòng 50 năm, thế giới mất 50% rừng nguyên sinh, hệ sinh thái và động vật hoang dã đang mất dần trong mắt chúng ta. Việt Nam không phải là ngoại lệ.

Việt Nam đang là một trong 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, do mực nước biển dâng cao. Trong tương lai, đến năm 2030, theo dự báo của UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc), khoảng 45% diện tích đất nông nghiệp bị phá hủy và nhiễm mặn, 22 triệu người có khả năng mất nhà cửa, thiệt hại có thể lên đến 10% GDP.

Đề cập đến trách nhiệm xã hội, tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững bao gồm quản trị, môi trường và xã hội (ESG) vào quy trình hoạt động kinh doanh, với nỗ lực nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái và cộng đồng chính là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ -TTg, phê duyệt “Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh để đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững”.

Đối với ngành Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 2183/QĐ-BTC ngày 20/10/2013 ban hành “Kế hoạch hành động của ngành Tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh đến năm 2020”. Theo đó, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt đến năm 2020, cần đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội với phát triển xã hội.

CSR là cách tiếp cận có hệ thống, tích hợp các yếu tố phi tài chính vào quyết định hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở xây dựng hướng đến phát triển bền vững, thay vì làm xói mòn hoặc phá hủy đối với nền kinh tế, xã hội, con người và nguồn tài nguyên.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp. Khi CSR được định nghĩa “là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với những tác động của họ đối với xã hội”, nếu như mỗi doanh nghiệp không phát triển chính sách CSR với quy trình kiểm soát tốt các rủi ro về trách nhiệm với môi trường, xã hội và quản trị công ty (ESG) thì tác động tiêu cực đến toàn xã hội và môi trường là không nhỏ.

Trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK), việc tích hợp các chính sách và thông lệ về ESG vào chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp trở thành xu thế tất yếu, giúp doanh nghiệp nhận diện và xây dựng kế hoạch ứng phó đối với các rủi ro trên.

Trong Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn CBTT trên TTCK, báo cáo phát triển bền vững đã không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp niêm yết. Trong đó, TTCK yêu cầu tích hợp các thông tin về ESG vào mẫu báo cáo thường niên. Đây là một trong những hệ thống văn bản quan trọng để thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao nhận thức và thực hành về phát triển bền vững.

Tuy nhiên, chất lượng Báo cáo phát triển bền vững ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu. Các doanh nghiệp đang thực hiện báo cáo một cách không đồng nhất, không tuân theo một tiêu chuẩn cụ thể nào, điều đó dẫn đến việc không đáp ứng được yêu cầu từ phía các nhà đầu tư.

Để phát triển chiến lược CSR và thực hiện trách nhiệm xã hội như là một lợi thế cạnh tranh, mang lại những giá trị tốt đẹp, bền vững cho cộng đồng và xã hội, doanh nghiệp, với vai trò là cơ quan quản lý trên TTCK, thời gian qua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã liên tục hoàn thiện khung pháp lý để đảm bảo thị trường được công khai, minh bạch và hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Nghiên cứu, triển khai chuẩn hóa quy định về cáo bạch thông tin, báo cáo phát triển bền vững, bao gồm những yêu cầu liên quan đến thông tin về ESG; ban hành Bộ Nguyên tắc quản trị công ty nhằm hoàn thiện khuôn khổ quy định về quản trị công ty cho TTCK Việt Nam theo thông lệ quốc tế; tổ chức hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp, hỗ trợ các sở giao dịch và các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện các chương trình quản trị công ty.

Nhận diện thách thức và chường trình tư dán Nhãn Sinh thái Rồng Xanh của HANE

Trở lại câu chuyện, nếu nghị cứu mô hình thực hành CSR tại các nước tương đối tốt và được nhận thức rõ ràng do qui định của luật pháp thì mô hình CSR tại Việt Nam khác với các quốc gia phát triển như thế nào?

Qua khảo sát thực tế từ những doanh nghiệp lớn thực hành CSR như Vinamilk, FPT… thì tại Việt Nam mô hình và hoạt động CSR có sự thay đổi so với các nước phát triển vì bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hoá, tôn giáo.

Có hai lý do cơ bản gây ra sự khác biệt này.

Lý do thứ nhất, nền kinh tế của Việt Nam đang trong quá trình phát triển và đang phải đối mặt với những vấn đề xã hội khác cũng rất nóng bỏng. Tỉ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chiếm đa số và đang ở trong giai đoạn thực hành trách nhiệm kinh tế, tập trung vào việc mở rộng kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận.

Các doanh nghiệp này có thể thực hiện trách nhiệm thiện nguyện nhưng dựa trên động lực xây dựng hoặc bảo vệ thương hiệu là chính, cho dù doanh nghiệp có thể thấy được rất nhiều thông tin và bài học từ các quốc gia khác về hoạt động CSR, nhưng doanh nghiệp chưa tập trung thực hiện vì lợi ích lâu dài CSR.

 

Lý do thứ hai, nằm ở hệ thống pháp lý và cấu trúc luật pháp của Việt Nam chưa hoàn thiện cũng như còn nhiều điểm hạn chế. Điều này dẫn đến trách nhiệm pháp lý không phải là ưu tiên hàng đầu trong việc buộc các doanh nghiệp thực hành CSR tại Việt Nam.

Nếu chú ý có thể thấy xu thế chung trong vài năm gần đây, có rất nhiều câu chuyện trên truyền thông về việc bảo vệ môi trường cũng như các doanh nghiệp đa quốc gia khi đầu tư vào Việt Nam đã gây hại nghiêm trọng đến môi trường Việt Nam. Một trong những lý do gây ra hậu quả trên là vì lỗ hổng luật pháp tại Việt Nam. Việt Nam chưa có khung pháp lý quy định rõ ràng và bắt buộc để những doanh nghiệp, công ty đa quốc gia tuân thủ.

Điều này trái với các quốc gia phát triển, các doanh nghiệp và tổ chức thực hành hoạt động CSR bắt nguồn từ sự tuân thủ luật pháp (trách nhiệm pháp lý) và nhu cầu tự nguyện (trách nhiệm đạo đức) với mong muốn cải thiện môi trường tốt đẹp hơn cho cộng đồng. Một lý do khác có thể kể đến là do đặc điểm văn hóa và tôn giáo chi phối. Ở các quốc gia này, công việc thiện nguyện, đóng góp cho Cộng đồng được coi trọng và là một chuẩn mực đánh giá một Công dân doanh nghiệp tốt, tác động lớn đến việc người dân lực chọn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Nước Fujiwa của Công ty TNHH Fujiwa Việt Nam đang trong giai đoạn được khảo sát để đánh giá trao nhãn sinh thái Rồng xanh

Lý do thứ ba, thiếu thông tin và sự kết nối để doanh nghiệp Việt Nam thực hành CSR. Tất nhiên, khi thông qua câu chuyện lên án các doanh nghiệp FDI đang gây họa môi trường trên các phương tiện thông tin truyền thông thì nhận thức của chính các doanh nghiệp trong nước cũng nâng cao.

Thế nhưng, khi muốn triển khai thực hành CSR thì thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chính từ hệ thống luật pháp Việt Nam chưa hoàn thiện để buộc các doanh nghiệp phải thực hành. Tiếp theo là sự thiếu thông tin và kinh nghiệm để hợp tác với những tổ chức xã hội tại địa phương của các doanh nghiệp nên các hoạt động thường từ pháp và liên quan tới nhận thức gây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp là chủ yếu như đã nói trên.

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM (HANE) rất chú ý khi nghiên cứu vấn đề này. Khi nhận thấy thách thức đến từ truyền thông khiến doanh nghiệp không có đầy đủ thông tin để kết nối với các tổ chức phi lợi nhuận địa phương, Hội cũng đang vào cuộc với các dự án tuyên truyền, tư vấn và kết nối quảng bá cho doanh nghiệp. Đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Khảo sát các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn chúng tôi nhận thấy sự thiếu nguồn lực (tài chính và nhân sự) cũng như chưa thể kết nối với các tổ chức phát triển cộng đồng để thực hiện CSR một cách toàn diện vì lợi ích phát triển bền vững. Tham vọng của HANE là triển khai ngay các chương trình phát triển cộng đồng, thực hiện truyền thông hiệu quả đến các doanh nghiệp để hợp tác thực hiện chương trình CSR thành công, thông qua việc tư vấn, đánh giá và dán Nhãn Sinh thái Rồng Xanh cho doanh nghiệp.

Đọc thêm

lên đầu trang