spot_img
HomeDiễn đànĐô thị hoá tại Việt Nam đang đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả?

Đô thị hoá tại Việt Nam đang đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả?

Mô hình đô thị hoá phần nhiều hướng tới sự “công bằng” khiến các khu vực tăng trưởng cao hơn nhận nguồn đầu tư ít hơn, thiếu đầu tư để duy trì tăng trưởng…

Hội thảo thúc đẩy đô thị hoá để thu hẹp khoảng cách phát triển: Vai trò của đô thị hoá trong thập kỷ tới do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 13/9 tại Hà Nội

Quá trình đô thị hoá tại Việt Nam có xu hướng suy giảm trong 5 năm trở lại đây. Với mô hình phân tán các nguồn lực và yếu tố sản xuất quan trọng trên phạm vi cả nước, cấp đô thị có hiệu quả cao hơn tại Việt Nam đang không có đủ nguồn lực để duy trì tăng trưởng.

Đây là kết quả phát hiện tạm thời được phác thảo trong Nghiên cứu về Đô thị hoá Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB), được mang ra tham luận tại hội thảo “Thúc đẩy đô thị hoá để thu hẹp khoảng cách phát triển: Vai trò của đô thị hoá trong thập kỷ tới” do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 13/9 tại Hà Nội.

Theo nhóm tác giả, những hệ quả của mô hình đô thị hoá trên, cùng với các thách thức mới nổi của việc thắt chặt nguồn lực tài khoá và thu hẹp lực lượng lao động đô thị, đã đưa quá trình đô thị hoá của Việt Nam đến một bước ngoặt. Cụ thể, chính sách tài khoá cào bằng đã chuyển hướng nguồn lực từ khu vực tăng trưởng cao hơn sang khu vực kém phát triển. Mô hình đô thị hoá “giải ngân theo không gian” này phần nhiều hướng tới sự “công bằng”.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Vũ Thành Tự Anh, thành viên tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, hiện tại các địa phương có thu ngân sách cao đang được điều chuyển ngân sách về trung ương.

“Do đó, các địa phương không có động lực để thu ngân sách. Điều này lý giải tại sao tốc độ tăng trưởng của TP.HCM và Hà Nội, hai trụ cột của cả nước, không cao hơn mức trung bình của cả nước”, ông Tự Anh cho biết.

Ông Tự Anh dẫn kết quả một báo cáo năm 2016 của A.T. Kearney về vai trò của các đô thị, trong đó bức tranh của Việt Nam rất khác so với toàn cầu. Trong báo cáo của A.T. Kearney, 123 đô thị lớn nhất thế giới chiếm 13% dân số và chiếm 32% GDP. Trong khi đó, 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam chiếm khoảng 21% dân số nhưng chỉ chiếm 34% GDP của nước.

“Nếu trên thế giới, các đô thị lớn nhất thực sự là động lực tăng trưởng, tại Việt Nam, 5 thành phố trụ cột trung ương chưa thực sự là động lực tăng trưởng. Tỷ lệ đóng góp vào GDP của 5 thành phố này gần như không thay đổi đáng kể trong vòng 15 năm trở lại đây: năm 2005, đóng góp khoảng 36 – 37%, thì hiện nay là khoảng 40%”, ông Tự Anh tiếp tục. “Các thành phố trực thuộc trung ương đang vấp phải một ngưỡng không thể vượt lên được nữa. Nếu vượt qua được ngưỡng này, tỷ lệ đóng góp của 5 thành phố này thậm chí còn giảm chứ không tăng. Nếu không có sự thay đổi cơ bản về đô thị hoá và phân phối nguồn lực, thì tình trạng này sẽ còn xấu đi”.

Chuyên gia kinh tế này cho biết hiện tại, đa số dân số tăng thêm tại Việt Nam tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, Hà Nội và Đà Nẵng, tuy nhiên, nguồn lực không chảy về ba khu vực này.

“Đây là một mâu thuẫn, thể hiện sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả. Xu thế dân số tại các khu vực này tăng nhưng chi tiêu ngân sách thường xuyên, đầu tư trung bình lại giảm. Cách làm này không thể mang lại sự bền vững được. Nếu không thay đổi cách làm hiện nay, các đô thị sẽ trở thành gánh nặng chứ phải là nguồn lực tăng trưởng”, ông Tự Anh nhận định.

“Trong một thời gian dài, khi phải đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả, chúng ta đã chọn công bằng. Vì đô thị hoá và công nghiệp hoá đã gần đạt ngưỡng, nếu ta tiếp tục chính sách như thế này, thì sẽ không đạt được cả hiệu quả lẫn công bằng”, ông Tự Anh cho biết.

Điều này cũng được nhấn mạnh trong kết quả nghiên cứu tạm thời của nhóm nghiên cứu WB, trong đó nói rằng Việt Nam không thể tiếp tục con đường đô thị hoá trước đây. Thay vào đó, Việt Nam cần chuyển đổi mô hình đô thị hoá quốc gia và bắt tay thực hiện một lộ trình hiệu quả, bao trùm và có khả năng chống chịu hơn, đòi hỏi phải chuyển đổi chính sách để tập trung vào “nền kinh tế tích tụ” và “liên kết vùng”.

Theo Vneconomy

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

HANE bàn giao 50.000 cây xanh năm 2025 cho vùng 4 Hải quân và quân dân huyện đảo Trường Sa

Hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021–2025” và đồng hành cùng Chương trình “Một triệu cây vì biển đảo Tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và...

Trồng rừng chung tay hàn gắn lá chắn bảo vệ trái đất

Đồng Nai, ngày 07/06/2025 – Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia khởi động mùa trồng rừng Đồng Nai với sự tham gia của hơn 120 bạn trẻ, đại diện doanh nghiệp và gia đình yêu rừng cùng chung...

DAT Group với khát vọng kiến tạo hệ sinh thái giá trị cho mục tiêu phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội

Ngày 6/6/2025, tại TP.HCM, Công ty Cổ phần Tập đoàn DAT (DAT Group) chính thức gia nhập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM (HANE) trong chương trình “Chuyển động Xanh – Thăm doanh nghiệp - Kết...

Hoa hậu môi trường Nguyễn Thanh Hà lan tỏa thông điệp xanh từ nét vẽ trẻ thơ “Thành phố xanh – Đẹp như trong...

Cuộc thi vẽ tranh “Thành phố xanh – Đẹp như trong tranh”, khởi xướng bởi Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà cùng Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á TP HCM, Tạp chí...

Triển lãm Quốc tế Nông nghiệp, Phân bón và Chăn nuôi 2025: Cơ hội kết nối và chuyển đổi xanh lĩnh vực nông nghiệp

Sáng ngày 28/5/2025, tại Khách sạn Kim Đô – Royal Hotel Saigon, hội nghị giới thiệu chuỗi triển lãm Agri – AgroChemEx – Livestock Vietnam 2025 và Agri – Livestock - Aquafisheries Cambodia 2025 đã diễn ra thành công...

ĐIỆN QUANG KÝ KẾT HỢP TÁC CÙNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM: GẮN KẾT TRI THỨC – THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Ngày 24/5/2025, tại lễ ra mắt Chương trình “Nghị quyết số 57-NQ/TW: Từ tầm nhìn đến thực thi Mô hình hợp tác Nhà nước – Nhà trường – Doanh nghiệp” do Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) tổ chức,...
spot_img
spot_img