Chính phủ Đức phê chuẩn lộ trình tăng giá khí thải CO2
(39)
- An ninh Môi trường là gì – Vấn đề an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay
- Nhiều doanh nghiệp bỏ màng co nhựa trên nước đóng chai để bảo vệ môi trường
- Chính thức TẠM HOÃN DỰ ÁN XẢ NƯỚC THẢI đen ngòm ra biển LA GI
- Greta Thumberg: Từ cô bé tự kỷ trở thành nhà hoạt động vì môi trường gây chấn động thế giới với một bài phát biểu
- Ứng dụng công nghệ trong quản lý chất thải
Kể từ năm 2021, mỗi tấn khí thải CO2 sẽ được Đức định giá là 10 euro/tấn (khoảng 11,12 USD) và đến năm 2025, giá khí thải CO2 dự kiến sẽ tăng lên mức 35 euro/tấn.
Ngày 23/10, Chính phủ Đức đã quyết định phê chuẩn dự luật về hệ thống định giá khí thải carbon dioxide (CO2) cũng như một lệnh cấm lắp đặt hệ thống sưởi ấm bằng dầu mới sau năm 2026.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, kể từ năm 2021, mỗi tấn khí thải CO2 sẽ được định giá là 10 euro/tấn (khoảng 11,12 USD) và đến năm 2025, giá khí thải CO2 dự kiến sẽ tăng lên mức 35 euro/tấn.
Ngoài ra, dự luật mới cũng quy định từ năm 2026 trở đi, mức giá khí thải CO2 sẽ do một thị trường ngoại hối về chứng chỉ carbon quy định và được giới hạn ở mức 60 euro/tấn.
Tuy nhiên, mức giá này đã bị các nhà hoạt động bảo vệ môi trường phàn nàn là quá thấp, cho rằng mức phí khởi điểm nên tối thiểu là 40 euro/tấn, đồng thời viện dẫn mức phí 90 euro cho mỗi tấn khí CO2 thải ra từ hoạt động sưởi ấm bằng nhiên liệu hóa thạch tại Thụy Sĩ.
Cùng ngày, Chính phủ Đức cũng ban hành lệnh cấm lắp đặt hệ thống sưởi ấm mới chạy bằng dầu sau năm 2026, ngoại trừ tại những ngôi nhà không thể lắp đặt được hệ thống sưởi bằng khí đốt cũng như được sưởi ấm bằng năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, những hộ gia đình đã chủ động thay hệ thống sưởi cũ chạy bằng dầu trong ngôi nhà của mình bằng một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường hơn sẽ được nhận được một phần thưởng “hấp dẫn.”
Hồi tuần trước, Chính phủ Đức đã trình bày dự thảo luật đầu tiên về các biện pháp bảo vệ khí hậu, cắt giảm lượng khí thải CO2, trong đó có việc giảm thuế đối với du lịch đường sắt và tăng thuế đối với các chuyến bay. Với kế hoạch hành động bảo vệ khí hậu này, Đức hy vọng sẽ đạt được các mục tiêu khí hậu đề ra vào năm 2030.
Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, gần 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã đề ra mục tiêu giảm lượng khí thải để hạn chế nhiệt độ Trái Đất ấm lên ở mức dưới 2 độ C hoặc ở mức lý tưởng nhất là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Để thực hiện được mục tiêu này, đặc biệt trong bối cảnh lượng khí thải thải vào khí quyển tiếp tục tăng lên, gây ra những cơn sóng nhiệt cũng như bão lũ như những năm gần đây, Liên hợp quốc khuyến khích các nước trên thế giới cần tiếp tục các nỗ lực của mình.
Theo TTXVN/Vietnam+
MỚI ĐĂNG
- Nhãn sinh thái Việt Nam đối với bao bì nhựa thân thiện môi trường
- Giải Báo chí Phát triển Xanh và Tọa đàm về Kinh tế tuần hoàn & Thị trường Tài chính Carbon
- Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm, Máy móc, Thiết bị & Công nghệ Thực phẩm & Đồ uống
- Đại hội Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ III, nhiệm kỳ 2023-2028 thành công tốt đẹp
- Hơn 700 doanh nghiệp tham dự VINAMAC EXPO 2023
- CÁN BỘ, CHIẾN SĨ TRUNG ĐOÀN 251, VÙNG 2 HẢI QUÂN THAM GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGÀY THỨ BẢY ” XANH – SẠCH – ĐẸP”
- Hiệp hội nhựa Việt Nam đại hội nhiệm kỳ VII – Hướng đến sản xuất xanh
- Cửa hàng quần áo 0 đồng – Xu thế mới bảo vệ môi trường
- Đa dạng hóa nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững tại Home Credit
- Alena Energy hướng đến mục tiêu sử dụng năng lượng sạch 100% ngay trong năm 2024