CẢNH BÁO TÁI DIỄN DỊCH CÚM A/H1N1- MỐI NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI  

13/06/2018 11:12

(18)


Trong những ngày gần đây, thông tin về bệnh dịch cúm A/H1N1 đang trở lại khiến chính là vấn đề mà mọi người đang lo ngại bàn tán về khả năng tình trạng lan truyền dịch bệnh. Vài dự báo cho thấy số trường hợp mắc cúm trên người sẽ gia tăng trong những ngày tới, càng làm cho dư luận thêm hoang mang. 

Tất cả các trường hợp nhiễm bệnh đều có triệu chứng như sốt, ho, nhức mỏi, nhưng không ghi nhận trường hợp nào có diễn tiến nặng. Hàng chục người nhiễm virus cúm A/H1N1 đã được cách ly điều trị ở Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM).

CÚM A/H1N1 ĐANG CÓ NGUY CƠ TÁI BÙNG PHÁT TRỞ LẠI

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), virus gây cúm A/H1N1 được phát hiện vào năm 2009. Khi đó, loại cúm này còn được gọi là “cúm lợn” vì có nguồn gốc lây truyền từ lợn. Vào đợt dịch cúm A/H1N1 này, trên toàn thế giới đã xảy ra tại 90 nước với hàng trăm nghìn người mắc bệnh.

Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên ghi nhận ngày 26/5/2009 và bùng phát mạnh vào những tháng cuối năm 2009. Tính đến hết tháng 9/2009, Việt Nam đã có hơn 10.000 mắc cúm A/H1N1 và 22 người tử vong. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp dập dịch cấp tập, Việt Nam đã đẩy lùi dịch vào đầu năm 2010.

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, chủng cúm A/H1N1 xảy ra trên toàn cầu với tỉ lệ mắc ước tính 5%-10% người lớn và 20%-30% trẻ em. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây, hằng năm đều ghi nhận từ 1-1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu là do các chủng virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B.

Đầu tháng 6/2018 này, tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (Tp Hồ Chí Minh) đã xuất hiện “ổ” dịch cúm A/H1N1 khiến gần 30 người mắc, trong đó có nhiều nhân viên y tế. Ngành y tế đã nhanh chóng khống chế ổ dịch.

Theo lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, nguồn lây lan ban đầu được xác định là từ một phụ nữ ở Tiền Giang vào Bệnh viện điều trị bệnh phụ khoa.

Trưa hôm đó, người phụ nữ này lên cơn sốt cao liên tục kèm theo triệu chứng đau nhức cơ thể nên bác sĩ không thể tiến hành điều trị. Bệnh nhân được cho xuất viện về chờ hết sốt để mổ lại.

Sau khi nữ bệnh nhân này xuất viện, nhiều người ở khu vực khoa Nội soi (lầu 5, khu M) của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ xuất hiện các triệu chứng sốt cao 38 – 39 độ C, đau nhức người. Số người bị sốt cao tăng liên tục, bao gồm cả bệnh nhân, thân nhân và nhân viên y tế. Chỉ sau 24 tiếng đồng hồ số người lây nhiễm là 23 người.

Nhận định có thể đã xảy ra dịch, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ phong tỏa khu vực lầu 5. Những trường hợp nhập viện trong ngày 1/6 tạm thời ở lại qua đêm tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ để theo dõi.

Bác sĩ Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM được mời sang để hội chẩn, thực hiện lấy máu xét nghiệm sinh học phân tử.

Ít nhất có 80 người được giữ lại để theo dõi sức khỏe tối 1/6. Tới trưa nay, nhiều người đã xuất viện ra về.

Liên quan đến sự kiện này, trên báo Tuổi trẻ online đã đưa tin, đến chiều 3-6, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM) cho biết đã có thêm 5 nhân viên y tế của bệnh viện bị nhiễm cúm A/H1N1, nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên 28 ca. Trong 28 ca này, có 8 nhân viên của khoa nội soi và 20 bệnh nhân.

CẢNH BÁO KHẨN VỀ TÌNH TRẠNG DỊCH CÚM LAN TRUYỀN

Cục Y tế Dự phòng cảnh báo, virus cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang…, tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay.

Loại virus này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước, có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Do đó, các hồ bơi trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường cho virus phát triển, nhất là vào  tiết trời mưa dầm, thiếu ánh nắng để diệt viru Không ít bệnh nhân đã tử vong vì loại cúm này.

Một bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ cho biết, nhiều người bị cúm cho rằng đó là bệnh xoàng chỉ nhức đầu, sổ mũi vài ngày, uống vài viên thuốc cảm cúm là khỏi. Thông thường bệnh cũng khá lành tính, bệnh nhân có thể tự khỏi sau vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân tiến triển nặng, đến mức suy hô hấp mới nhập viện thì đã quá muộn. Cúm có thể gây biến chứng nặng đối với những người có bệnh mãn tính về hô hấp, tim mạch, cao huyết áp, phổi, thận, thiếu máu, người suy giảm miễn dịch, người già và phụ nữ có thai.

CÁCH NHẬN BIẾT DẤU HIỆU BỆNH KỊP THỜI 

Bệnh cúm A/H1N1 lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.

Người mang virus cúm A/H1N1 có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ…

Các dấu hiệu chính của bệnh cúm A/ H1N1. Bệnh có biểu hiện sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

Bệnh cúm A/ H1N1 có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng cách lấy dịch mũi họng tại cơ sở y tế để xét nghiệm.

BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG DỊCH CÚM

+ Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

+ Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm.

+ Cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 01 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.

+ Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.

HẢI YẾN

Đọc thêm

lên đầu trang