Cần Giờ hôm nay – lá phổi xanh của TP.HCM đang thay đổi từng ngày

30/05/2022 04:08

(279)


Qua nhiều năm khó khăn đủ điều từ tinh thần đến vật chất, người dân và Đảng bộ huyện Cần Giờ đã cùng  nhau vực dậy mảnh đất cằn cỗi, nghèo nàn trở thành một khu du lịch sinh thái đầy tiềm năng. 

Vào ngày 05/6/2022 tới đây, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (HANE) phối hợp cùng UBDN huyện Cần Giờ triển khai kế hoạch trồng cây trong khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới (05/6) và ngày Đại Dương Thế giới (08/6), với sự đồng hành của Tập đoàn KPTGroup (Tập đoàn Kim Phong).

Hệ thống giao thông được đầu tư đã mang lại sức sống mới cho Cần Giờ

 Rộn ràng sự kiện trồng cây tại rừng phòng hộ Cần Giờ

 Chương trình trồng cây tại khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ lần này cũng nhằm hưởng ứng cuộc vận động toàn dân chung tay trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ và 10 triệu cây xanh của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, phục hồi sinh thái giảm tác động của biến đổi khí hậu, tăng cường cho lá phổi xanh của TP.HCM ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Theo đó, UBND huyện Cần Giờ và Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM  phối hợp thực hiện tổ chức trồng cây xanh nhân Ngày Môi trường thế giới với nội dung rất cụ thể.

Trong Công văn của huyện Cần Giờ do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trương Tiến Triển nêu rõ, mục đích và yêu cầu phải đạt được các tiêu chí sau:

– Hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới (05/6) và Ngày Đại dương thế giới (08/06) và tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ.

– Đóng góp vào chương trình 1 tỷ cây xanh của Chính phủ và 10 triệu cây xanh của TP.HCM nhằm tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp và nỗ lực tái tạo rừng trên toàn cầu, khôi phục các khu rừng đã mất, phục hồi sinh thái và giảm tác động biến đổi khí hậu.

– Nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi bảo vệ – xây dựng – giữ gìn cảnh quan môi trường của người dân, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cùng chung tay, có trách nhiệm chung trong công tác bảo vệ môi trường và giảm tác động biến đổi khí hậu.

           Đại diện Hội HANE và Cần Giờ cùng lãnh đạo KPTGROUP gặp mặt bàn bạc chương trình phối hợp trồng cây 

Theo đó, chương trình sẽ diễn ra lễ phát động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới và Thế giới Đại dương sẽ được tổ chức vào lúc 7.30 ngày 05/6/2022 (chủ nhật), tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ (1541 đường Rừng Sác, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP.HCM), với số lượng khoảng 200 người tham gia.

Cụ thể:

– Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể huyện: 7 người.

– Đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: 7 người.

– Đại diện Phòng Kinh tế (01 người), Phòng Tài nguyên và Môi trường (04 người), Ban Quản lý rừng phòng hộ (10 người).

– Đại diện 20 em học sinh con hộ giữ rừng có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học.

– Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường: 160 người (bao gồm đơn vị hỗ trợ, khách mời của Hội).

Nội dung chương trình:

– Văn nghệ đầu giờ;

– Phát biểu của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ;

– Phát biểu của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường;

– Phát biểu của đơn vị đối tác hỗ trợ của Hội Bảo vệ thiên nhiên bảo vệ môi trường TPHCM (Tập đoàn KTP Group) tham gia hoạt động trồng cây tại Ban Quản lý rừng phòng hộ;

– Tặng quà cho 20 em học sinh con hộ giữ rừng có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học;

– Trao tặng 02 máy lọc nước cho trường Tiểu học Bình Khánh;

– Trao tặng dung dịch khử mùi, làm sạch môi trường tại Trạm trung chuyển rác cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích và Hội HANE;

– Trao tặng quỹ 20.000.000 đồng phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường tại Ban Quản lý rừng phòng hộ.

– Ban Quản lý rừng phòng hộ điều phối họat động trồng 500 cây cóc trắng cho Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường TPHCM.

Cần Giờ đổi thay nhờ phát huy các thế mạnh ngư – nông – lâm – dịch vụ  

Trước năm 1975, vì ảnh hưởng của bom đạn và chất độc hóa học chiến tranh, Cần Giờ trở nên hoang tàn, trơ trụi. Rừng ngập mặn hóa bình địa xác xơ, hệ sinh thái môi trường bị biến đổi nghiêm trọng. Vì vậy, Cần Giờ nghèo nàn, lạc hậu và gặp nhiều trở ngại trong đời sống nhân dân.

Giao thông khi đó chủ yếu là đường thủy và chỉ có 13km đường nhựa. Cuộc sống người dân khó khăn vì không có điện, 30.000 dân thiếu đói, trình độ học vấn thấp, hệ thống y tế không đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh của người dân…

Với sự kiên trì nỗ lực, phấn đấu người dân cùng Đảng bộ Cần Giờ đã khôi phục và phát triển kinh tế xã hội tại nơi đây. Sau nhiều năm vượt qua khó khăn, Cần Giờ đã đổi mới và có những bước đi vững vàng hơn. Hiện tại, Cần Giờ đang phát triển theo hướng du lịch sinh thái, khai thác tiềm năng kinh tế biển, hình thành rõ nét thế mạnh theo cơ cấu kinh tế ngư – nông – lâm – dịch vụ.

Cùng với sự đi lên về đầu tư cơ sở hạ tầng: Cần Giờ có hệ thống giao thông đường nhựa rộng lớn nối liền từ thành phố và các xã (trừ xã Thạch An); lưới điện cũng đã được phủ toàn huyện; hệ thống giáo dục, cơ sở vật chất trường học khang trang, đáp ứng nhu cầu học cho người dân; hệ thống y tế, công tác chăm sóc sức khỏe người dân được đảm bảo, chất lượng ngày càng được cải thiện với các thiết bị hiện đại.

Bên cạnh đó, đời sống văn hóa tinh thần của người dân Cần Giờ cũng ngày cao được nâng cao.

Đồng thời, Rừng Sác Cần Giờ trở thành rừng bảo tồn cấp quốc gia và được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam. Nhiều người dân thành phố, du khách trong và ngoài nước đã đây tìm hiểu hệ sinh thái phong phú được bảo vệ tốt trong thời gian qua đang phát huy hiệu quả rất tốt.

Không dừng lại ở đó, Cần Giờ vẫn tiếp tục với các dự án mới thu hút đầu tư với mong muốn đổi mới, phát triển hơn trong tương lai.

  Cần Giờ nhìn từ trên cao 

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng quý, Cần Giờ vẫn còn gặp nhiều hạn chế và chưa phát huy hết được tiềm năng của mình. Trong đó, việc ngập lụt trở thành một vấn đề đáng ngại gây khó khăn trong đời sống nhân dân cũng như sự phát triển kinh tế của Cần Giờ.

Để nêu cao tinh thần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, sau chương trình Caravan, Hội Bảo vệ Thiên Nhiên và Môi trường TP.HCM vào năm 2019 thì đến nay Hội lại cùng Cần Giờ và các doanh nghiệp như KPTGroup, chung tay trồng cây bảo vệ rừng ngập mặn.

NGUYỄN THỊ NGỌC THIỆN 

 

Đọc thêm

lên đầu trang