spot_img
HomeKhoa học - Công nghệCách phân biệt các loại đồ nhựa tốt và xấu

Cách phân biệt các loại đồ nhựa tốt và xấu

Nhựa nhìn chung chứa nhiều chất độc hại đối với con người. Một số hợp chất này có thể ngấm vào thực phẩm theo thời gian, đặc biệt là ở nhiệt độ cao.

Để tránh vấn đề này, hãy sử dụng các sản phẩm được làm từ nhựa an toàn.

Các loại nhựa được phân loại và ký hiệu như sau: PETE “1”, HDPE “2”, PVC “3”, LDPE “4”, PP: “5”, PS “6” và PC “7”.

Các ký hiệu trên thường được ghi dưới đáy các hộp nhựa, chai nhựa, nắp nhựa…

Các loại nhựa có thể chứa những chất hóa học có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe ở các mức độ khác nhau, theo Natural News.

Bisphenol A (BPA) là hóa chất độc hại gây rối loạn nội tiết tố, thường có trong nhựa, đặc biệt ở nhiệt độ cao, sẽ tan vào thức ăn. Có thể gây ra các bệnh rất nguy hiểm như ung thư, suy chức năng tuyến giáp, tác hại lên hệ thần kinh, viêm phế quản, hen suyễn…

Mọi người cần biết loại nhựa nào có thể dùng để đựng thực phẩm hoặc cho vào lò vi sóng mà không gây độc hại, loại nhựa nào tuyệt đối không nên tái sử dụng để đựng thức ăn.

1. Nhựa PETE – ký hiệu số 1

Hãy nói “không” với nhựa PETE.

Nhựa số 1 thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: các loại chai nước ngọt, nước khoáng, các loại nước chấm, nước trái cây…

Nhựa số 1 chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần vì có chứa BPA, có khả năng tan vào thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao như trong xe hơi, để gần bếp gas, ngoài nắng. Không nên dùng đựng thực phẩm lâu dài, theo Natural News.

Lưu ý là không nên tái sử dụng loại nhựa này.

2. Nhựa HDPE – ký hiệu số 2

Đây là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa. Các chuyên gia khuyên nên chọn nhựa số 2 để đựng thực phẩm lâu dài.

Loại nhựa này có độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, không thải ra chất độc vào thực phẩm.

Nhựa số 2 được dùng để chế tạo các vật dụng như: chai nhựa, bình đựng sữa, đựng dầu ăn, các loại bình nhựa cứng, đồ chơi và túi nhựa.

Có thể phân biệt loại nhựa này bằng màu sắc, nhựa này thường có màu xanh lam khác biệt.

Để an toàn, hãy kiểm tra kỹ ký hiệu in trên đồ nhựa và đảm bảo đó là số 2 – hoàn toàn không chứa BPA. Hãy nhớ số 2, theo Natural News.

3. Nhựa PVC – ký hiệu số 3

Nhựa PVC là loại nhựa rất nguy hiểm vì chứa nhiều chất độc hại như phtalates và BPA, có thể tan vào thực phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ.

Vì vậy, tuyêt đối không bọc thực phẩm khi còn nóng. Tuyệt đối không dùng màng bọc thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng để hâm nóng. Đây là thói quen vô cùng nguy hại cho sức khỏe.

Không tái sử dụng nhựa số 3 để đựng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm nóng.

Nhựa số 3 gồm các loại màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt, bình đựng dầu ăn, đựng nước, thực phẩm dạng lỏng, theo Natural News.

4. Nhựa LDPE – ký hiệu số 4

Được sử dụng trong các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa hoặc găng tay nylon, túi nylon, túi đựng và hộp bánh.

Nhựa số 4 dù trơ về mặt hóa học nhưng chịu nhiệt kém, vì vậy không nên dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao.

5. Nhựa PP – ký hiệu số 5

PP là loại nhựa được các chuyên gia khuyên sử dụng, vì độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, an toàn cho sức khỏe.

Nhựa số 5 có tính bền nhiệt cao nhất, chịu được từ 130 – 170 độ nên được dùng làm hộp đựng thực phẩm, có thể dùng trong lò vi sóng, theo Natural News.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong lò vi sóng từ 2 – 3 phút, không nên để quá lâu.

Nhựa PP thường hơi trong suốt. Loại nhựa này có thể tái sử dụng. Có thể chứa nước trong thời gian dài mà không độc hại. Hãy chọn số 5.

6. Nhựa PS: Nhựa tái sinh số 6

Nhựa PS là loại nhựa rẻ và nhẹ. Thường dùng làm hôp xốp đựng thức ăn hoặc dĩa, ly, muỗng dùng 1 lần.

Loại nhựa này ở nhiệt độ cao và gặp chất chua có thể giải phóng chất độc hại. Vì vậy, loại nhựa này không được phép dùng để đựng thực phẩm lâu dài.

7. Nhựa PC – Nhựa số 7 (hoặc không ký hiệu)

Đây là loại nhựa cực kỳ độc hại vì có chứa BPA, thường dùng để sản xuất thùng nhựa đựng hóa chất hoặc hộp đựng thức ăn như hộp sữa chua, hộp mì ăn liền, hộp đựng bơ…

Số 7 là ký hiệu các loại nhựa không an toàn cho sức khỏe, độc hại. Đặc biệt khi đựng đồ nóng nó có khả năng nhiễm độc vào thức ăn, rất nguy hiểm, theo Natural News.

Theo Báo Mới

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Tôn Đông Á đồng hành cùng hành tinh xanh – bước tiến vị môi trường bền vững

Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, Tôn Đông Á đã khẳng định vị thế là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thép lá mạ tại Việt Nam, đồng thời tiên phong thực hiện sứ mệnh...

GROWTECH VIETNAM 2024: CỘT MỐC ẤN TƯỢNG CHO CÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Growtech Vietnam 2024, triển lãm quốc tế hàng đầu về thiết bị và công nghệ nông - lâm - ngư nghiệp, đã khép lại thành công vang dội sau ba ngày sôi động tại Nhà B, Trung tâm Hội...

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 15/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại...

WEBINAR “Kinh Tế Tuần Hoàn và Đổi Mới Sáng Tạo trong Phát Triển Bền Vững”

Việt Nam đang đối mặt với áp lực về phát triển kinh tế song hành cùng bảo vệ môi trường. Hội thảo SUSTAINABLE FUTURE 7 là cơ hội để các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận các giải...

“Trại cai nhựa” cùng nhau thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần từ những hành động nhỏ

Ngày 16/11/2024, tại Sảnh Tây - AEON MALL Tân Phú Celadon. Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Dự án nhằm nâng cao nhận thức về...

Công ty VDS tổ chức hội nghị tập huấn kiểm kê khí nhà kính tại Đồng Nai

Ngày 14/11/2024, Công ty Cổ phần Giải pháp Nền tảng số Việt Nam (VDS) đã phối hợp với Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai và các chuyên gia đến từ Trường Đại học Tài nguyên...
spot_img
spot_img