Ấn Độ áp dụng lệnh cấm đối với sản phẩm nhựa dùng một lần từ ngày 2/10
(60)
- “Chúng ta đã trải qua thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt và nay là đồ nhựa, điều đó thực sự đáng sợ”
- Châu Âu nhất trí cấm sản phẩm nhựa dùng một lần
- Sản xuất túi nylon, bao bì và sản phẩm nhựa sẽ phải chịu mức thuế cao
- Môi trường sẽ là gì sau tình trạng kêu gọi “chống nhựa”
- Hội BVTN&MT TP.HCM thăm và làm việc với lãnh đạo quận 12
Hiện Ấn Độ đang thiếu một hệ thống có tổ chức để quản lý chất thải nhựa, dẫn đến tình trạng xả rác tràn lan khắp các thị trấn và thành phố.

Các quan chức cho biết Ấn Độ chuẩn bị áp dụng lệnh cấm trên toàn quốc đối với sản phẩm túi nhựa, cốc và ống hút vào ngày 2/10 tới.
Đây là một trong những biện pháp mạnh mẽ nhất nhằm chấm dứt tình trạng sử dụng đồ nhựa dùng một lần tại các thành phố và làng mạc được xếp vào hàng ô nhiễm nhất thế giới.
Trong nỗ lực loại bỏ các sản phẩm nhựa dùng một lần từ nay cho đến năm 2022, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chuẩn bị khởi động chiến dịch ban hành lệnh cấm đối với sáu mặt hàng gồm túi nhựa, cốc, đĩa, chai nhỏ, ống hút và một số dạng bao bì nhựa.
Lệnh cấm sẽ được ban hành vào ngày 2/10, nhân kỷ niệm ngày sinh của nhà lãnh đạo Mahatma Gandhi.
Theo một quan chức Ấn Độ, lệnh cấm này sẽ được áp dụng một cách toàn diện từ việc sản xuất, sử dụng cho đến hoạt động nhập khẩu các mặt hàng trên.
Trong bài phát biểu nhân dịp Quốc khánh 15/8, ông Modi đã kêu gọi người dân và các cơ quan chính phủ “bước những bước tiến lớn đầu tiên” vào ngày 2/10 để “giải phóng” Ấn Độ khỏi đồ nhựa dùng một lần.
Mối lo ngại về ô nhiễm nhựa đang gia tăng trên toàn thế giới, đặc biệt tập trung vào các đại dương.
Các nghiên cứu cho thấy gần 50% sản phẩm nhựa sử dụng bị đổ ra các đại dương, giết chết sinh vật biển và xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người.
Hiện Ấn Độ đang thiếu một hệ thống có tổ chức để quản lý chất thải nhựa, dẫn đến tình trạng xả rác tràn lan khắp các thị trấn và thành phố. Lệnh cấm đối với sáu mặt hàng trên sẽ cắt giảm 5% đến 10% mức tiêu thụ khoảng 14 triệu tấn nhựa hàng năm của Ấn Độ.
Người dân sẽ có 6 tháng để tìm kiếm những phương án thay thế, sau đó các chế tài xử phạt sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Chính phủ liên bang cũng lên kế hoạch thắt chặt các tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm nhựa và sẽ nhấn mạnh vào việc chỉ sử dụng nhựa có thể tái chế.Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng sẽ yêu cầu các công ty thương mại điện tử cắt giảm bao bì nhựa, vốn chiếm gần 40% lượng tiêu thụ nhựa hàng năm của Ấn Độ.
Theo Báo Mới
MỚI ĐĂNG
- DOANH NGHIỆP NA UY – VIỆT NAM HỢP TÁC CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG
- ĐIỆN QUANG NHẬN GIẢI THƯỞNG DOANH NGHIỆP XANH TP. HCM 2023
- Fujiwa Việt Nam: Doanh nghiệp Xanh TP. HCM năm 2023
- Vina CHG được vinh danh Doanh nghiệp Xanh TP.HCM năm 2023
- TP. Hồ Chí Minh tổ chức Không gian Triển lãm sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh và vinh danh doanh nghiệp xanh 2023
- Alena giới thiệu các giải pháp tín dụng xanh tại Triển lãm sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh 2023
- Giải pháp độ sâu thương hiệu và ứng dụng BrandMath trong thực thi xây dựng, phát triển, bảo toàn và định lượng giá trị thương hiệu
- Đầu tư hệ thống điện mặt trời cần có những tiêu chuẩn an toàn định hướng
- Đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững đem lại lợi thế cạnh tranh
- TP.HỒ CHÍ MINH Đề xuất các giải pháp xây dựng thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường