spot_img
HomeQuy hoạch - Kiến trúcBài 1: Nghĩ về nguồn gốc khiến ĐBSCL đang "khát nước" cháy cổ

Bài 1: Nghĩ về nguồn gốc khiến ĐBSCL đang “khát nước” cháy cổ

LTS: Khi tôi đang đọc một loạt tài liệu về đề tài này thì sáng nay tôi bắt gặp một phóng sự ảnh hết sức sống động của vnexpress.net với câu kết:

… Giữa tháng 3, nước biển xâm nhập vào các con sông lớn ở miền Tây 50-110 km. Nguyên nhân do toàn lưu vực sông Mekong trong năm 2019 mưa thấp kỷ lục, cộng với tình trạng các đập thủy điện thượng nguồn trữ nước chạy các tuabin, khiến nước không về hạ nguồn. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay ghi nhận khoảng 20.000 ha lúa miền Tây bị mất trắng do hạn mặn, chiếm khoảng 7% so với năm 2016. Đợt hạn mặn lịch sử bốn năm trước (100 năm mới lặp lại) khiến 160.000 ha đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng. 10 trong số 13 tỉnh, thành phải công bố thiên tai.

Cuộc thảo luận về nhân tai và thiên tai làm hại dòng sông Mekong cũng đang rất sôi động. Có thực sự chuyện dòng Mekong cạn khô không liên quan gì đến các đập thủy điện Thượng nguồn sông Mekong của Trung Quốc mà do sự suy luận cảm tính, không có phân tích khoa học? Có thật do nguồn nước từ Trung Quốc chỉ chiếm 16% tổng lượng dòng chảy vào Mekong nên tác động của Trung Quốc vào dòng Mekong là không lớn?.

Trên tay tôi là bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Ngô Thế Vinh của PV chuyên môi trường Lê Quỳnh đăng trên tạp chí Người đô thị “Phỏng vấn người đi dọc 4.800 km sông MeKong”. Tôi nghĩ về vấn đề này, chắc cần phải có loạt bài dài nên hôm nay chỉ bắt đầu bằng một số câu trả lời của ông Ngô Thế Vinh trích từ bài phỏng vấn này. (FBker Vũ Kim Hạnh).

Sơ đồ các dập thủy điện trên dòng Mekong

PV: Từ những dự cảm rất sớm về những hậu quả do các đập thủy điện gây ra trên dòng Mekong và cho ĐBSCL nói riêng, ông nhận định gì về thực trạng hiện nay?

TL. Chúng ta không thể đổ lỗi nạn hạn hán, xâm nhập mặn hết cho “thiên tai”, mà cần can đảm gọi cho đúng tên những yếu tố “nhân tai” bởi do chính con người gây ra qua suốt quá trình phát triển không bền vững và có tính tự hủy từ nhiều thập niên qua, đã làm gãy đổ sự cân bằng của cả một hệ sinh thái vốn phức tạp nhưng cũng hết sức mong manh của dòng Mekong.

Đi chân trần trên canh đồng khô nứt ở xã An Phú Trung-Tiền Giang

Một chuỗi những tai ương do chính con người gây ra đó là: (1) Phá hủy tự sát những khu rừng mưa trong toàn lưu vực. Những khu rừng mưa này có tác dụng như những tấm bọt biển khổng lồ giữ nước trong mùa mưa, xả nước trong mùa khô với chức năng điều hoà lưu lượng nước của dòng sông trong suốt hai mùa khô lũ, thì nay không còn nữa. (2) Xây các con đập thủy điện không chỉ trên dòng chính mà ngay trên khắp các phụ lưu sông Mekong từ thượng nguồn xuống tới hạ lưu, và đáng kể nhất là chuỗi những con đập bậc thềm (Mekong Cascades) Vân Nam của Trung Quốc. Hồ chứa các con đập ấy không những chỉ giữ nước mà còn ngăn chặn phù sa như một dưỡng chất xuống vùng châu thổ ĐBSCL. Nguồn thủy điện cũng đưa tới kỹ nghệ hóa, đô thị hóa với trút đổ các chất phế thải xuống sông gây ô nhiễm nguồn nước sông Mekong. (3) Còn phải kể tới kế hoạch Trung Quốc cho nổ mìn phá các ghềnh thác khai thông lòng sông Mekong để mở thủy lộ từ Vân Nam xuống xa tới Vạn Tượng, Trung Quốc đã làm biến dạng toàn dòng chảy, gây xói lở trầm trọng các khu ven sông. (4) Cộng thêm những sai lầm về các kế hoạch thủy lợi tự phát ngay nơi ĐBSCL như be bờ ngăn đập rồi tới nạn “cát tặc” ngày đêm nạo vét lòng sông…

Tình trạng này gây thảm họa nhãn tiền: nếu lụt thì sẽ rất lớn ngay mùa mưa, hạn hán sẽ gay gắt hơn trong mùa khô và nạn ngập mặn ngày càng lấn sâu vào trong đất liền. Như vậy chủ yếu là do các nguyên nhân nhân tai, nay cộng thêm với biến đổi khí hậu, El Nino… là phần thiên tai cộng thêm vào. Không gọi đúng tên, đổ hết cho thiên tai là một thái độ chối bỏ nguy hiểm của giới chức Việt Nam hiện nay.

Lòng hồ của trạm bơm Bình Phan, trách nhiệm tưới cho 8,500 ha vườn trái cây Huyện Chợ Gao, Tiền Giang

PV: Trên dòng chính Mekong, Trung Quốc đã và vẫn tiếp tục xây đập thủy điện trên thượng nguồn, Lào xây đập dưới hạ nguồn, còn Thái Lan dẫn nước từ dòng Mekong vào ngay cả mùa khô… Trong tình hình ấy, điều ông lo ngại nhất là gì?

TL. Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, sau khi Trung Quốc hoàn tất hai con đập lớn nhất: Nọa Trác Độ (Nuozhadu) 5.850MW và Tiểu Loan (Xiaowan) 4.200MW, về tổng thể Bắc Kinh hầu như đã hoàn thành kế hoạch thủy điện của họ trên suốt nửa chiều dài con sông Lan Thương (Lancang – tên Trung Quốc của sông Mekong).

 

Theo Fred Pearce, Đại học Yale, con sông Mekong nay đã trở thành tháp nước và là nhà máy điện của Trung Quốc. Philip Hirsch, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sông Mekong thuộc Đại học Sydney nhận định: “Hai con đập khổng lồ Nọa Trác Độ và Tiểu Loan sẽ ảnh hưởng trên suốt dòng chảy của con sông Mekong xuống tới tận ĐBSCL của Việt Nam”.

Chỉ với sáu con đập dòng chính hoàn tất, Trung Quốc đã đạt được công suất 15.150MW – nghĩa là hơn một nửa toàn công suất tiềm năng thủy điện của con sông Lan Thương. Với 8 dự án đập còn lại, và có thể sẽ còn thêm nhiều dự án mới nữa, Trung Quốc sẽ dễ dàng dứt điểm sớm trong vòng mấy thập niên đầu thế kỷ XXI.

Chúng ta không thể chỉ dựa vào một con số 16% lượng nước sông Mekong đổ xuống từ Trung Quốc, để bảo rằng ảnh hưởng chuỗi đập Vân Nam là không đáng kể. Xây chuỗi đập Vân Nam, Trung Quốc đã khởi đầu phá hủy sự cân bằng bền vững của toàn hệ sinh thái lưu vực sông Mekong. Dung lượng các hồ chứa Vân Nam ngoài khả năng giữ hơn 30 tỉ mét khối nước còn chặn lại một trữ lượng rất lớn phù sa không cho xuống tới ĐBSCL. Thiếu nước, thiếu phù sa lại thêm ngập mặn với nước biển dâng, cả một vùng đất phì nhiêu ĐBSCL, cái nôi của một nền văn minh miệt vườn, có tương lai trở thành một vùng đất chết do sa mạc hóa.

Điều gì đáng lo ngại nhất hiện nay? (còn tiếp)

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Hoa Hậu Môi Trường Nguyễn Thanh Hà phát động cuộc thi vẽ tranh “Thành phố xanh – Đẹp như trong tranh”

Sáng ngày 30/12/2024, Hoa hậu Môi trường thế giới Nguyễn Thanh Hà kết hợp cùng Hội hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á phát động Cuộc thi vẽ tranh “Thành phố xanh - Đẹp như trong tranh” dành...

Phát động chiến dịch “Triệu cây xanh vì môi trường Quốc gia”

Chiều 29/12/2024, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ tổng kết chương trình “Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024” và phát động chiến dịch “Triệu cây xanh vì môi trường Quốc gia”. Chương trình do Hội Bảo...

Ngày hội Năng lượng sạch Việt Nam 2024: Năng lượng sạch – Hướng tới tương lai bền vững

Sáng ngày 28/12/2024, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam văn phòng tại TP.HCM tổ chức Ngày hội Năng lượng sạch Việt Nam 2024 với chủ đề “Năng lượng sạch - Hướng tới tương lai bền vững”. Sự kiện...

Lễ tổng kết “Vì môi trường xanh Quốc gia 2024” sẽ khai mạc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chương trình do VACNE phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP Hồ Chí Minh (HANE) và một số đơn vị khác phối hợp...

KHÔNG GIAN GIAO THƯƠNG TẠI SỰ KIỆN CUỐI NĂM CBSC MỞ RA NHIỀU CƠ HỘI HỢP TÁC VỚI CHỦ ĐẦU TƯ

Ngày 16/12/2024, CLB CBSC tổ chức sự kiện Year End Party CBSC 2024 với chủ đề “Đồng tâm cất bước - Đồng lực vươn xa”, thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ điện, xây dựng và...

Hội thảo Quy trình xử lý rác thải bằng công nghệ phản ứng nước cận tới hạn để phân hủy

Ngày 20/12/2024, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM phối hợp cùng Liên danh Saigon – Mekong (SCM) tổ chức hội thảo “Quy trình xử lý rác thải bằng công nghệ phản ứng nước cận tới...
spot_img
spot_img