spot_img
HomeMôi trường thế giớiRùng mình những vụ xả thải gây ô nhiễm nước trên thế giới

Rùng mình những vụ xả thải gây ô nhiễm nước trên thế giới

Nổ giàn khoan Deepwater Horizon (Mỹ), nhà máy Chisso đổ nước chứa thủy ngân ra vịnh Minamata, nhà máy tập đoàn Guide xả thải khiến 180 tấn cá chết… là những vụ xả chất thải công nghiệp xuống sông, biển gây ô nhiễm nước nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Một con bồ nông mắc kẹt trong “bể dầu” ở Louisiana (Mỹ) sau vụ tràn dầu nghiêm trọng nhất trong lịch sử Deepwater Horizon. Ngày 20/4/2010, đã trở thành ngày đen tối trong lịch sử môi trường của nước Mỹ, khi giàn khoan Deepwater Horizon, nằm cách bờ biển Louisiana khoảng 64km về phía tây nam, bất ngờ phát nổ, bốc cháy rồi chìm.

Sự cố khiến 11 người thiệt mạng, làm 17 người khác bị thương, và gây ra tràn dầu ở một vùng rộng lớn trong khu vực vịnh Mexico, gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sống, ngành ngư nghiệp và hệ sinh thái biển. Trong ảnh, một con rùa biển nổi lên từ vùng nước nhiễm đầy dầu ngày 5/5/2010.

Nước từ sông Mississippi gặp hỗn hợp nước biển lẫn dầu sau vụ Deepwater Horizon.

Năm 1932 – 1968, một thảm họa nước biển nhiễm độc xảy ra tại Nhật Bản do nhà máy hóa chất Chisso xả trực tiếp nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui. Người dân và động vật ăn hải sản ở vùng vịnh Minamata bị nhiễm độc thủy ngân. Người nhiễm độc bị co giật, chân tay co quắp, không nói năng được. Thai nhi đẻ ra bị dị dạng.

Hậu quả của nó kéo dài suốt 36 năm sau. Gần 2.000 người chết, 10.000 người bị ảnh hưởng. Vụ nhiễm độc đầu tiên được phát hiện năm 1956 nhưng phải đến năm 1968, chính quyền mới chính thức kết luận nguyên nhân bệnh Minamata là do nhà máy Chisso xả thải gây ô nhiễm.

Tháng 12/1999, nhà máy sản xuất đèn ôtô của tập đoàn Guide tại Anderson đã gây ra vụ ô nhiễm nghiêm trọng trên sông White, bang Indiana, Mỹ. Theo báo cáo điều tra, công ty này đã xả thải khoảng 1,6 triệu gallon (hơn 6 triệu lít) nước thải có chứa nồng độ độc hại chất dimethyldithiocarbamate, các thành phần hoạt chất của hợp chất xử lý nước thải HMP-2000, cũng như các sản phẩm phân hủy như carbon disulfide ra sông White. Hậu quả là hơn 180 tấn cá chết hàng loạt trên sông White.

Dầu trộn nước sau sự cố tràn dầu ở đường ống của Exxon Silvertip hồi tháng 7/2011 dọc theo sông Yellowstone ở Laurel (Montana). Vụ việc đã khiến 238.000 lít dầu thô bị đổ thẳng xuống sông.

Một con sông bị ô nhiễm sau vụ tràn dầu từ mỏ vàng bạc Dos Senores ở Concordia, bang Sinaloa, Mexico. Có tới 10.800 tấn chất thải độc hại từ mỏ này tràn ra sông Baluarte sau khi một hồ chứa bị vỡ. Ảnh được chụp ngày 17/10/2014.

Một xác cừu đang phân hủy tại công viên quốc gia Donana, Tây Ban Nha 1 tuần sau vụ tràn 5 triệu mét khối chất thải axit độc hại từ một mỏ khai thác gần đó. Sự cố này đã thiêu rụi và tàn phá thảm thực vật trong khu vực. Ảnh được chụp vào ngày 2/5/1998.

Một nhánh từ dòng sông ô nhiễm trong công viên quốc gia Braullio Carrillo ở San José, Costa Rica nhuốm màu vàng và nâu do khoáng chất từ núi lửa Irazu đang hoạt động. Nước sạch được lọc bởi rừng mưa nhiệt đới (màu xanh) pha trộn với nước bẩn. Ảnh được chụp vào ngày 5/6/2012.

Nước thải từ mỏ vàng Gold King tại hạt San Juan, Colorado (Mỹ) ngày 5/8/2015. Nước thải đã vô tình bị các công nhân môi trường làm tràn ra sông và chảy đến Bắc New Mexico.

Bùn nâu tích tụ gần hiện trường vụ tràn dầu diesel xuống sông St. Lawrence từ một nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của Suncor ở Montreal vào ngày 29/9/2010.

Công nhân múc dầu gần cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) hôm 26/7/2010, 9 ngày sau khi đường ống bị vỡ, làm 1.500 tấn dầu thô rò rỉ ra biển.

Một ngư dân Brazil nhìn xác một chú bò gần bờ sông Paraiba do Sul, phía bắc Rio de Janeiro, ngày 8/4/2003. Một sự cố tràn hơn 1,2 tỉ lít chất thải độc hại  từ một nhà máy ở bang Minas Gerais đã làm ô nhiễm nguồn nước cung cấp cho 7 thành phố ở Minas Gerais và bang lân cận Rio de Janeiro. Dòng nước này được thải ra từ quá trình tẩy trắng bột giấy, nên chủ yếu bao gồm xút. Sự cố khiến 600.000 người không có đủ nước sử dụng.

Theo Tiền Phong

spot_img
spot_img
spot_img
spot_img

Đăng ký trở thành Hội viên

Tham gia Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và cùng xây dựng môi trường xanh hơn!

Tham gia sự kiện

analytica Vietnam 2025 - Triển lãm quốc tế chuyên ngành lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân tích, Thí nghiệm, Công nghệ Sinh học và Chẩn đoán

Bài liên quan:

Tôn Đông Á đồng hành cùng hành tinh xanh – bước tiến vị môi trường bền vững

Trải qua 26 năm hình thành và phát triển, Tôn Đông Á đã khẳng định vị thế là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thép lá mạ tại Việt Nam, đồng thời tiên phong thực hiện sứ mệnh...

GROWTECH VIETNAM 2024: CỘT MỐC ẤN TƯỢNG CHO CÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Growtech Vietnam 2024, triển lãm quốc tế hàng đầu về thiết bị và công nghệ nông - lâm - ngư nghiệp, đã khép lại thành công vang dội sau ba ngày sôi động tại Nhà B, Trung tâm Hội...

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 15/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại...

WEBINAR “Kinh Tế Tuần Hoàn và Đổi Mới Sáng Tạo trong Phát Triển Bền Vững”

Việt Nam đang đối mặt với áp lực về phát triển kinh tế song hành cùng bảo vệ môi trường. Hội thảo SUSTAINABLE FUTURE 7 là cơ hội để các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận các giải...

“Trại cai nhựa” cùng nhau thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần từ những hành động nhỏ

Ngày 16/11/2024, tại Sảnh Tây - AEON MALL Tân Phú Celadon. Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Dự án nhằm nâng cao nhận thức về...

Công ty VDS tổ chức hội nghị tập huấn kiểm kê khí nhà kính tại Đồng Nai

Ngày 14/11/2024, Công ty Cổ phần Giải pháp Nền tảng số Việt Nam (VDS) đã phối hợp với Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai và các chuyên gia đến từ Trường Đại học Tài nguyên...
spot_img
spot_img